Công nghệ cao và dữ liệu -
Tư liệu sản xuất mới trong kỷ nguyên số

Nhu cầu ứng dụng công nghệ cao, sử dụng dữ liệu vào sản xuất, kinh doanh là điều cần thiết và bắt buộc trong kỷ nguyên mới - đây là khẳng định của Anh hùng Lao động Thái Hương - Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH; Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam; Phó Chủ tịch Hiệp hội Dữ liệu quốc gia.
Chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân, bà cho biết, để khai thác triệt để lợi thế của nông nghiệp - lĩnh vực lợi thế số một của nước ta - cần tận dụng các thành quả về công nghệ số, công nghệ đám mây, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật và dữ liệu lớn… để biến thành tư liệu sản xuất và tài nguyên. Đồng thời ngoài kinh tế, cần chú ý tới sự “vươn mình” về tầm vóc của người Việt.
Phóng viên: Thưa bà, kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định: “Việt Nam sẽ tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”; “Chuyển đổi số không đơn thuần là ứng dụng công nghệ số vào hoạt động kinh tế-xã hội, mà là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại”. Tại cuộc gặp Cộng đồng Doanh nghiệp ngày 11/10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp tục nhấn mạnh thông điệp này. Bà có thể chia sẻ những suy nghĩ của mình?
Bà Thái Hương: Rất may mắn tôi đã có cơ hội được chia sẻ với Tổng Bí thư trong cuộc gặp của Tổng Bí thư với cộng đồng doanh nghiệp ngày 11/10/2024. Và hôm nay, với vai trò là thành viên Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia, tôi vẫn muốn một lần nữa chia sẻ lại suy nghĩ của mình: Có thể thấy, tầm nhìn chiến lược và sứ mệnh như lời hiệu triệu của người đứng đầu đất nước đã hòa chung với khát vọng của dân tộc. Thông điệp này chúng ta phải truyền tải bằng mọi hình thức, để mọi tầng lớp đều thấm nhuần, bởi ai cũng có ước mơ và hoài bão, nhưng chúng ta phải hun đúc, phải nuôi dưỡng để ước mơ, hoài bão đó thành khát vọng.
Nhân dân nói chung và doanh nhân nói riêng của đất nước ta có nội lực rất lớn, có tâm, có tầm, đủ bản lĩnh, đủ tâm, đủ tài để lãnh hội, để gánh vác trọng trách cùng đất nước.
Thế giới hiện đại có những thành tựu vô cùng to lớn về khoa học công nghệ, khoa học quản trị, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, internet vạn vật,… Để tận dụng những thành tựu này, chúng ta cần có một số quyết sách, những cơ chế chính sách phù hợp cho từng thời kỳ, cho từng ngành nghề, để dẫn dắt, để khích lệ, để tạo ra những cánh chim đầu đàn trong từng lĩnh vực, để biến khát vọng thành hiện thực, để tạo ra sức mạnh to lớn cho dân tộc, để dân tộc ta sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng mong muốn.
Để dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc thì ngoài kinh tế ta cần chú ý tới sự “vươn mình” về chiều cao nói cách khác là tầm vóc của người Việt.

Lao động tại Tập đoàn TH làm chủ trang thiết bị công nghệ cao trong tất cả các khâu.
Lao động tại Tập đoàn TH làm chủ trang thiết bị công nghệ cao trong tất cả các khâu.
Bà Thái Hương: Đầu tiên, ta phải xây dựng cơ chế chính sách để phát triển các lĩnh vực phù hợp với lợi thế của đất nước ta, đầu tiên là lĩnh vực nông nghiệp.
Nông nghiệp là ngành tập trung nguồn lực lao động lớn và sự khó khăn, thiếu thốn cũng trải dài ở các vùng biên của đất nước. Ta phải đưa những doanh nghiệp đủ Tâm - Trí - Lực đầu tư vào nông nghiệp để áp dụng khoa học công nghệ, khoa học quản trị vào sản xuất, tạo ra năng suất lao động cao, chi phí giá thành hợp lý, chất lượng chuẩn quốc tế và thay đổi phương thức sản xuất từ manh mún, lạc hậu, nhỏ lẻ thành tiên tiến, hiện đại.
Cơ chế chính sách cần khích lệ xây dựng chuỗi giá trị khép kín, phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ cho ngành nông nghiệp.
Đưa người nông dân vào một mắt xích trong chuỗi giá trị, dẫn dắt người nông dân xóa đói giảm nghèo bền vững, tiến tới làm giàu, thay đổi ngay trên mảnh đất của chính mình.
Xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia, đạt chuẩn quốc tế cho từng sản phẩm.
Phát triển theo mô hình kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn trên nền tảng phát triển bền vững.
Tại trang trại TH, hệ thống rải thức ăn cho đàn bò sữa hoàn toàn tự động.
Tại trang trại TH, hệ thống rải thức ăn cho đàn bò sữa hoàn toàn tự động.
Lợi thế thứ hai của đất nước ta là du lịch. Dân tộc ta có bề dày lịch sử 4.000 năm, người dân thân thiện, cởi mở, an ninh tốt, khí hậu nhiệt đới bốn mùa, hoa trái xanh tươi, do đó rất lợi thế về du lịch. Từ những lợi thế đó ta phải xây dựng những hệ sinh thái cho ngành du lịch: du lịch lịch sử, du lịch văn hóa, du lịch vùng miền, du lịch trang trại, du lịch tâm linh...
Sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK được chế biến và đóng gói trên những dây chuyền hiện đại hàng đầu thế giới.
Sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK được chế biến và đóng gói trên những dây chuyền hiện đại hàng đầu thế giới.
Tiếp theo, để dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, thì ngoài kinh tế ta cần chú ý tới sự “vươn mình” về chiều cao, nói cách khác là tầm vóc của người Việt.
Hiện nay chiều cao của người Việt đứng thứ 15 từ dưới lên trên thế giới. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân, song vẫn tồn tại nhiều vấn đề dinh dưỡng, đặc biệt ở lứa tuổi tiền học đường và học đường.
Tôi cho rằng cần một bộ luật là Luật Dinh dưỡng học đường ra đời để đưa ra những tiêu chuẩn cho bữa ăn học đường, từ đó bảo vệ trẻ em, cải thiện tầm vóc và sức khỏe thế hệ tương lai.
Khoa học đã chứng minh, khoảng 86% chiều cao tối đa của con người đạt được trong độ tuổi dưới 12 tuổi, đây chính là lứa tuổi vàng- giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa tầm vóc, thể lực và trí lực của mỗi người. Chính vì vậy, vấn đề chăm lo dinh dưỡng cho trẻ em ở giai đoạn này, đặc biệt là dinh dưỡng học đường, là rất cấp thiết trong đó có việc hoàn thiện về cơ chế, chính sách.
Cuối cùng, ngoài các chính sách để khích lệ, dẫn dắt và công bằng cho các thành phần kinh tế: trong nước và ngoài nước, quốc doanh và tư nhân,… quan trọng không kém là ta cần tạo ra một môi trường đủ an toàn để góp phần vào trang sử mới của dân tộc, giàu có, văn minh và thực sự hạnh phúc.
Tập đoàn TH là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam chuyển đổi nền tảng công nghệ lên SAP S4HANA.
Tập đoàn TH là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam chuyển đổi nền tảng công nghệ lên SAP S4HANA.
Phóng viên: Vừa qua Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia đã ra mắt với nhiều mục tiêu lớn. Được biết bà đã được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Hiệp hội. Theo bà làm thế nào để hiện thực hóa mục tiêu biến dữ liệu thành tài nguyên, thành tư liệu sản xuất?
Bà Thái Hương: Nhu cầu ứng dụng công nghệ cao, sử dụng dữ liệu vào sản xuất, kinh doanh là điều cần thiết và bắt buộc trong kỷ nguyên mới. Để khai thác triệt để lợi thế của đất nước ta là nông nghiệp, cần tận dụng các thành quả về công nghệ số, công nghệ đám mây, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật và dữ liệu lớn… để biến thành tư liệu sản xuất và tài nguyên.
Suy cho cùng, một sản phẩm ra đời, nhất là sản phẩm nông nghiệp, thì phải đáp ứng được hai tiêu chí quan trọng nhất: thứ nhất là chi phí giá thành và thứ hai là chất lượng sản phẩm. Do vậy, ta cần áp dụng dữ liệu số là thành quả của các cuộc cách mạng đã thành công trên thế giới và đáp ứng được hai tiêu chí đó.
Để minh chứng cho điều này một cách dễ hiểu nhất, với vai trò là Chủ tịch Hội đồng chiến lược và nhà tư vấn cho Tập đoàn TH ngay từ những ngày đầu, tôi xin chia sẻ việc sử dụng dữ liệu số tại Tập đoàn TH như sau:
Những năm 2000, thế giới bùng nổ với các cuộc cách mạng công nghệ, cách mạng số, năm 2008 chúng tôi đã áp dụng thành tựu này vào nông nghiệp Việt Nam thông qua dự án chăn nuôi bò sữa đại công nghiệp rất thành công. Dự án bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và logistics theo chuỗi khép kín từ đồng cỏ đến bàn ăn.
Cánh tay tưới dài 450m ứng dụng cảm biến tự động trên các cánh đồng của TH.
Cánh tay tưới dài 450m ứng dụng cảm biến tự động trên các cánh đồng của TH.
Trong trồng trọt, chúng tôi áp dụng app thông minh hoàn toàn tự động để tưới tiêu cho các loại cây trồng làm thức ăn cho bò như cao lương, ngô và các loại cỏ. Các nhà khoa học về nông nghiệp đã lập trình một chương trình: giờ nào, lượng nước bao nhiêu thì tốt nhất cho năng suất và chất lượng cây trồng đó; lập tức ra lệnh cho các cánh tay tưới phun nước.
Hoặc trong một chu kỳ trồng, chỉ cần một vài cái máy cày bừa, gieo trồng, thu hoạch, làm một ngày bằng 800 lao động. Cùng mảnh đất đó người nông dân bình thường đang làm thì giá thành sản xuất sẽ cao hơn rất nhiều, mà chất lượng lại không đạt được như mong muốn. Đó là ví dụ khi sử dụng dữ liệu để quản trị chi phí giá thành và chất lượng.
Giàn vắt sữa xoay tự động tại các trang trại.
Giàn vắt sữa xoay tự động tại các trang trại.
Một ví dụ khác: Sữa là một sản phẩm rất nhiều vi lượng, do đó, nếu không có thiết bị bảo vệ, không có dữ liệu lập trình để phân tích các yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng, thì không bảo đảm được chất lượng sữa.
Tại TH, sữa vắt được đưa từ bình sữa cá thể chuyển qua đường ống vào tank lớn. Trong toàn bộ quá trình đó, nhiệt độ được duy trì từ 2 đến 4 độ, nên chất lượng sữa hoàn toàn được bảo đảm.
Tuy nhiên, có trường hợp, bình sữa nhỏ của cá thể bò không được nhập vào tank sữa lớn, vì hệ thống phát hiện tế bào soma đã xuất hiện, cá thể này 4 ngày sau sẽ bị viêm vú. Lập tức, dụng cụ vắt sữa rời khỏi vú và cô bò đó không được vắt sữa nữa mà quay trở về chữa bệnh.
Đàn bò sữa gần 70 nghìn con của Tập đoàn TH được quản lý bằng con chíp điện tử Afitag.
Đàn bò sữa gần 70 nghìn con của Tập đoàn TH được quản lý bằng con chíp điện tử Afitag.
Một trường hợp khác, bình sữa nhỏ của cá thể không được nhập vào tank sữa chung, vì các chuyên gia dinh dưỡng đã lập trình công thức thức ăn khoảng 15 loại để đảm bảo vi chất trong sữa, nhưng cá thể bò ăn không đủ nên sữa không đủ vi lượng. Lập tức, dụng cụ vắt sữa rời khỏi vú bò, sữa không được nhập vào tank và bò đi bổ sung thức ăn.
Một cá thể khác, hệ thống cảnh báo cô bò này đang vào thời kỳ động dục, liền đánh dấu cá thể bò để bộ phận thú y bơm tinh trùng để tăng khả năng thụ thai, tránh việc phải bơm nhiều lần mà không hiệu quả, chi phí sẽ đội cao lên…
Đấy là các ví dụ rất dễ hiểu về việc sử dụng dữ liệu trong sản xuất một sản phẩm nông nghiệp cụ thể.
Việc ứng dụng công nghệ và dữ liệu bảo đảm chi phí giá thành hợp lý nhất, năng suất lao động cao nhất, chất lượng sản phẩm tốt nhất đạt chuẩn quốc tế ngay trên đồng đất Việt Nam. Chính vì vậy, từ khi ra đời đến bây giờ, dòng sữa tươi sạch TH true milk đã được không những người tiêu dùng trong nước yêu quý, đón nhận, mà quốc tế cũng công nhận với những giải thưởng tôn vinh xứng đáng như giải Vàng, giải Đặc biệt tại các Hội chợ quốc tế lớn nhất ASEAN, Dubai, Nga… và đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Kể cả trong lúc dịch bệnh, khủng hoảng thì TH vẫn tăng trưởng hai con số.
Như vậy, sự ra đời của Hiệp hội Dữ liệu quốc gia sẽ là chỗ dựa thúc đẩy việc chuyển hóa dữ liệu thành tài nguyên và tư liệu sản xuất - là thành quả của các cuộc cách mạng số, mang lại sự văn minh và hạnh phúc. Và cụ thể sản phẩm nông nghiệp đa phần phục vụ sức khỏe con người, tạo ra dinh dưỡng tốt cho con người, đó là bước chuẩn hóa về dữ liệu y tế dự phòng. Một triệu đồng y tế dự phòng bằng một tỷ đồng chữa bệnh. Sự ra đời của Hiệp hội Dữ liệu quốc gia sẽ là chỗ dựa thúc đẩy việc chuyển hóa dữ liệu thành tài nguyên và tư liệu sản xuất - là thành quả của các cuộc cách mạng số, mang lại sự văn minh và hạnh phúc.
Con người là chủ thể của xã hội, là nguồn lực quyết định sự phát triển đất nước. Sự phát triển thể lực, trí lực và tâm hồn của mỗi cá nhân là rất quan trọng. Đầu tư vào phát triển thể lực và trí lực là phát triển nòi giống của dân tộc, là đầu tư vào phát triển bền vững mang tính chiến lược quốc gia.
Sự ra đời của Hiệp hội Dữ liệu quốc gia sẽ là chỗ dựa thúc đẩy việc chuyển hóa dữ liệu thành tài nguyên và tư liệu sản xuất - là thành quả của các cuộc cách mạng số, mang lại sự văn minh và hạnh phúc.
Hiệp hội Dữ liệu quốc gia trở thành ngôi nhà chung tập hợp, dẫn dắt, đoàn kết, động viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các hội viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên nâng cao kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về phát triển dữ liệu và các thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực dữ liệu; góp phần chuyển đổi số quốc gia, phát triển dịch vụ dữ liệu, thị trường dữ liệu, nền kinh tế dữ liệu…
Dữ liệu là tài nguyên mở, cần được chia sẻ và lan tỏa, nhưng đó cũng là tài sản của doanh nghiệp. Với sự ra đời của Hiệp hội Dữ liệu quốc gia, các doanh nghiệp có niềm tin, sẵn sàng chia sẻ dữ liệu dưới sự bảo hộ của Luật pháp và bảo vệ của Hiệp hội.
Việc chia sẻ dữ liệu và kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp là con đường ngắn nhất để đưa công nghệ đi vào quy trình sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Dữ liệu là tài nguyên mở, cần được chia sẻ và lan tỏa, nhưng đó cũng là tài sản của doanh nghiệp. Với sự ra đời của Hiệp hội, các doanh nghiệp có niềm tin, sẵn sàng chia sẻ dữ liệu dưới sự bảo hộ của Luật pháp và bảo vệ của Hiệp hội.
Như sứ mệnh mà người đứng đầu đã đưa ra “Việt Nam sẽ tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”; “Chuyển đổi số không đơn thuần là ứng dụng công nghệ số vào hoạt động kinh tế-xã hội, mà là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại”.
Tôi xin được nhắc lại một lần nữa: Thế giới hiện đại có những thành tựu vô cùng to lớn về khoa học công nghệ, khoa học quản trị, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, internet vạn vật,… Để tận dụng những thành tựu này, chúng ta cần có một số quyết sách, những cơ chế chính sách phù hợp cho từng thời kỳ, cho từng ngành nghề, để dẫn dắt, để khích lệ, để tạo ra những cánh chim đầu đàn trong từng lĩnh vực, để biến khát vọng thành hiện thực, để tạo ra sức mạnh to lớn cho dân tộc, để dân tộc ta sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng mong muốn.
Việc chia sẻ dữ liệu và kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp là con đường ngắn nhất để đưa công nghệ đi vào quy trình sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Dữ liệu là tài nguyên mở, cần được chia sẻ và lan tỏa, nhưng đó cũng là tài sản của doanh nghiệp…

Phóng viên: Bà và tập đoàn TH có nhiều kinh nghiệm trong mảng nông nghiệp và chuỗi sản xuất, bà có đề xuất gì cho sự phát triển dữ liệu ở mảng này?
Bà Thái Hương: Là thành viên của Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia, cụ thể trong Ban Sản xuất và chuỗi cung ứng thuộc Hiệp hội, chúng tôi đã xác định 3 mục tiêu chiến lược trong 3 năm 2025-2027:

Một là xây dựng nền tảng dữ liệu quốc gia về nông nghiệp và sản xuất, tạo ra một hệ thống chia sẻ và kết nối dữ liệu minh bạch, hiệu quả giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhà nông, nhà đầu tư, nhà phân phối.
Hai là, áp dụng các thành tựu trên vào quản lý và vận hành chuỗi cung ứng giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Cuối cùng, bảo đảm phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nông, lâm, thủy, hải sản Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời thúc đẩy nền nông nghiệp xanh, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.

NGÀY XUẤT BẢN: 02/04/2025
Tổ chức sản xuất: Phan Thanh Phong- Tuấn Anh - Xuân Bách
TRÌNH BÀY: NHỊ THU