Là địa phương có thế mạnh về kinh tế và sản xuất công nghiệp, nhưng Quảng Ninh lại là điểm sáng về văn hóa, với những cách làm hết sức hiệu quả, trong đó lấy con người làm trung tâm.

2

3

1

2

3

1

*****

Điểm sáng trong bảo tồn di sản, văn hóa truyền thống

Các di tích quốc gia đặc biệt ở Quảng Ninh:
- Danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long
- Di tích lịch sử Bạch Đằng
- Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử
- Di tích lịch sử Khu di tích Nhà Trần tại Đông Triều
- Di tích lịch sử Đền Cửa Ông.
- Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Cô Tô)

Ông Nguyễn Văn Thêm, thủ từ đình Trà Cổ (Móng Cái, Hạ Long) phấn khởi pha chút lạ lẫm khi thấy khách tới tham quan khu di tích mà mình trông nom bấy lâu nay. Vẫn là ngôi đình cổ kính, mái ngói cong vút rêu phong, nhưng ngày hôm nay trong mắt ông đã là một dáng vẻ khác, như ông khoe với khách: “Đình Trà Cổ 600 năm tuổi bây giờ trở thành di tích Quốc gia đặc biệt rồi đấy các cô ạ”. Ngôi đình đã có một vị trí mới, và ông tự hào về điều đó, về cách mà ông cùng người dân ở đây gìn giữ, bảo vệ và lưu truyền lại cho các thế hệ sau những giá trị quý báu của ngôi đình.

Đình Trà Cổ.

Đình Trà Cổ.

Những chi tiết chạm khắc tinh xảo còn nguyên vẹn trên cấu kiện gỗ của đình Trà Cổ.

Những chi tiết chạm khắc tinh xảo còn nguyên vẹn trên cấu kiện gỗ của đình Trà Cổ.

Đình Trà Cổ chỉ là một trong những thí dụ tiêu biểu trong việc bảo tồn, gìn giữ các di tích, di sản văn hóa của tỉnh Quảng Ninh, khi làm cho người dân hiểu được và yêu quý những giá trị của di sản, di tích trên địa bàn mình và bảo vệ, giữ gìn nó.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay có 638 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, gồm 6 di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, 58 di tích cấp quốc gia, 92 di tích cấp tỉnh, 483 di tích kiểm kê, phân loại. Số lượng di tích quốc gia đặc biệt được xếp hạng đứng thứ hai toàn quốc chỉ sau Thủ đô Hà Nội.

Đền Xã Tắc.

Đền Xã Tắc.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa được quan tâm triển khai theo hướng nghiên cứu chuyên sâu. Hệ thống 638 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được bảo tồn, trở thành nguồn lực đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh. Nhiều di tích, di sản trở thành điểm du lịch thu hút du khách trong nước và quốc tế.

Vịnh Hạ Long – di tích quốc gia đặc biệt, cũng là nơi được bảo tồn một cách đặc biệt, có những nghiên cứu, đánh giá riêng. Thí dụ như năm 2022, theo thông tin từ Ban quản lý Vịnh Hạ Long, Ban có một đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh đối với sức tải khi khách đến Vịnh Hạ Long từng thời điểm, địa điểm như thế nào. Chẳng hạn như động Thiên Cung, một trong những tuyến điểm du lịch hấp dẫn thu hút đông khách du lịch tới tham quan, đánh giá xem vào mùa cao điểm khách đến khoảng bao nhiêu lượt, có quá tải hay không, rồi căn cứ vào đó để có sự điều tiết, phối hợp với bên đường thủy để điều tiết tàu thuyền…

Với những danh hiệu như một trong những điểm đến đẹp nhất thế giới, một trong 10 vịnh đẹp nhất thế giới, một trong 100 hành trình du lịch hấp dẫn nhất trên thế giới, một trong 10 cảnh quan đẹp kỳ bí nhất trên thế giới, là điểm đến có cảnh sắc non nước tuyệt đẹp trên thế giới, cùng với danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới được giữ vững từ năm 1994 đến nay, vịnh Hạ Long cũng đứng trước những sức ép giữa bảo tồn di sản và phát huy giá trị của di sản, phối hợp hài hòa với mục tiêu phát triển bền vững.

Vịnh Hạ Long.

C

Vịnh Hạ Long.

C

Ðể quản lý, bảo tồn và phát huy bền vững giá trị của di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã từng bước hoàn thiện các cơ chế, chính sách cho phù hợp yêu cầu thực tiễn công tác quản lý di sản. Theo đó, công tác quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội, bảo đảm môi trường kinh doanh du lịch, an ninh trật tự được triển khai đồng bộ, quyết liệt; tiếp tục tạo chuyển biến rõ nét trong quản lý hoạt động dịch vụ. Các công trình, dự án được đầu tư, tu bổ, tôn tạo có trọng tâm, trọng điểm. Môi trường vịnh Hạ Long được tăng cường quản lý theo hướng kiểm soát tốt nguồn thải, chất lượng môi trường nước được quan trắc, đánh giá định kỳ; các hoạt động hợp tác quốc tế, nhất là các lĩnh vực hợp tác với UNESCO được đẩy mạnh…

Mục tiêu là giữ gìn và bảo tồn di sản, chứ không đặt phát triển kinh tế lên hàng đầu.

Khu vui chơi Sun World nhìn từ trên cao.

Khu vui chơi Sun World nhìn từ trên cao.

Mới đây, với việc quần thể vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới, vịnh Hạ Long trở thành di sản thế giới duy nhất trong cả nước 3 lần được UNESCO tôn vinh, khẳng định giá trị toàn cầu, cũng như những nỗ lực trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản của Quảng Ninh.

Cùng với đó, Quảng Ninh hiện đóng vai trò chủ trì, phối hợp với 2 tỉnh Hải Dương và Bắc Giang xây dựng, hoàn thiện hồ sơ “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc” - hồ sơ đầu tiên của cả nước xây dựng trên phạm vi 3 tỉnh đề nghị UNESCO công nhận là Di sản thế giới...

Ngoài ra, hồ sơ khoa học di tích lịch sử Thương cảng Vân Đồn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thiện để trình lên Thủ tướng Chính phủ, đề nghị công nhận di tích quốc gia đặc biệt.

Trong 5 năm (2018-2022),100% di tích cấp quốc gia, 70% di tích cấp tỉnh đã được tu bổ, tôn tạo và chống xuống cấp với tổng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh trên 1.683 tỷ đồng, ngân sách địa phương khoảng 210 tỷ đồng và đầu tư từ nguồn xã hội hóa khoảng gần 1.400 tỷ đồng.

(Nguồn: Tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh)

Bên cạnh đó, việc bảo tồn một số loại hình văn hóa phi vật thể, khôi phục và phát triển các loại hình văn hóa, văn nghệ truyền thống đặc trưng, văn hóa các dân tộc thiểu số, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; công tác giáo dục lịch sử, văn hóa truyền thống cũng được quan tâm. Kết quả, việc xây dựng mô hình một số thôn, làng, bản trở thành “bảo tàng sống” nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc, gắn với phát triển du lịch, như ở Bình Liêu, hay dự án bảo tồn văn hóa dân tộc thí điểm khai thác du lịch ở Hải Sơn, Bắc Sơn (Móng Cái)...

Làng Du lịch Hải Sơn (Móng Cái). (Ảnh: Cổng thông tin thành phố Móng Cái)

Làng Du lịch Hải Sơn (Móng Cái). (Ảnh: Cổng thông tin thành phố Móng Cái)

Trong định hướng phát triển, tỉnh Quảng Ninh đặc biệt quan tâm phát triển con người toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững gắn với tiêu chí hạnh phúc. Đó cũng chính là khởi nguồn câu chuyện những thiết chế văn hóa được quan tâm xây dựng phục vụ cho mục tiêu phát triển con người.

Hệ thống Bảo tàng, Thư viện tỉnh, Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh, Công viên hoa Hạ Long, Trung tâm Thể thao tỉnh… tại thành phố Hạ Long là một điểm sáng trong hệ thống các thiết chế văn hóa được tỉnh đầu tư đồng bộ, bài bản, đang đem lại những lợi ích to lớn cho người dân.

Các công trình văn hoá thể thao được đầu tư quy mô, kiến trúc hiện đại, đã tạo điểm nhấn không gian văn hoá, vừa lưu giữ bảo quản các giá trị văn hoá, vừa là nơi phục vụ tổ chức nhiều sự kiện lớn về văn hoá thể thao của tỉnh, đồng thời phục vụ nhân dân và du khách đến thăm quan Bảo tàng.

Cụm công trình Bảo tàng và Thư viện Quảng Ninh nhìn từ trên cao.

Cụm công trình Bảo tàng và Thư viện Quảng Ninh nhìn từ trên cao.

Không chỉ là nơi đem đến những giá trị văn hóa tinh thần cho người dân trên địa bàn, các thiết chế văn hóa này còn là những điểm du lịch mới mẻ, hiện đại, hấp dấn, thu hút đông đảo du khách tới tham quan, thưởng lãm. Thư viện tỉnh thu hút khách du lịch tăng dần theo hằng năm, trong 5 năm (2018-2022, đã thu hút 1.762.000 lượt khách, thu phí hơn 30,4 tỷ đồng (trong đó có 3 năm chịu ảnh hưởng dịch Covid-19 và thực hiện chính sách miễn phí thăm quan).

Ngoài các công trình đã trở thành điểm du lịch kể trên, tỉnh Quảng Ninh còn đầu tư các công trình thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh khác bao gồm Khu Liên hợp Thể thao tỉnh, nâng cấp Sân Vận động Cẩm Phả thành sân vận động cấp tỉnh, Trung tâm Văn hóa Thể thao vùng Đông Bắc (Tiên Yên), Cung Văn hóa Thanh Thiếu nhi, Cung Văn hóa Lao động Việt Nhật, dự án Công viên Tùng tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô …

Trưng bày tranh cổ động tại Cung quy hoạch, hội chợ và triển lãm Quảng Ninh.

Trưng bày tranh cổ động tại Cung quy hoạch, hội chợ và triển lãm Quảng Ninh.

Ngoài ra, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở đã phát huy hiệu quả, tổ chức thành công các nhiệm vụ chính trị, các hoạt động tuyên truyền, chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước, của tỉnh, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học tập, giáo dục đạo đức và là địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhân dân và du khách.

Hội diễn Văn nghệ quần chúng - Tiếng hát khu dân cư tại phường Ka Long, thành phố Móng Cái.

Hội diễn Văn nghệ quần chúng - Tiếng hát khu dân cư tại phường Ka Long, thành phố Móng Cái.

100% các thiết chế văn hoá thể thao sau đầu tư đã được khai thác sử dụng đúng công năng hoạt động, bên cạnh các hoạt động phục vụ chính trị, sinh hoạt tổ chức hội họp của nhân dân, thiết chế văn hoá thể thao còn là nơi giáo dục, học tập và rèn luyện những giá trị bản sắc văn hoá của địa phương, nơi sinh hoạt, tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao sôi nổi của nhân dân. Thông qua hình thức câu lạc bộ sở thích, các thiết chế văn hoá thể thao đã thu hút đông đảo nhân dân đến tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ như CLB dưỡng sinh, CLB văn nghệ dân gian, CLB bóng đá, CLB Bóng chuyền hơi, CLB thơ, CLB Hát nhà tơ hát cửa đình, CLB hát then, đàn tính... Các cuộc giao lưu, liên hoan, hội thi, hội diễn văn hoá, các giải thể thao được tổ chức thường xuyên, sôi nổi từ tỉnh đến cơ sở tại các thiết chế văn hoá thể thao như: Liên hoan văn nghệ các nhà văn hoá, Liên hoan tiếng hát khu dân cư, Hội diễn văn nghệ quần chúng; giao lưu văn nghệ, thể thao giữa cấp xã, các thôn, khu; Hội diễn, hội thi của các ngành, cơ quan, đơn vị…

Ở nhiều địa phương, các thiết chế văn hóa, thể thao còn trở thành những điểm du lịch cộng đồng, bảo tồn văn hóa truyền thống, thu hút khách tham quan nhưTrung tâm Bảo tồn văn hoá Dân tộc Dao xã Bằng Cả, Khu Văn hoá Thể thao Dân tộc Tày huyện Tiên Yên, hiện nay đang triển khai xây dựng Làng người Dao ở thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn (Móng Cái); Làng người Tày ở Bản Cáu, xã Lục Hồn (Bình Liêu), Làng người Sán Dìu ở thôn Voòng Tre, xã Bình Dân (Vân Đồn) và Làng người Sán Chỉ (Sán Chay) thôn Lục Ngù, xã Húc Động, huyện Bình Liêu.

Ngoài vốn đầu tư bố trí cho các dự án trọng tâm, trọng điểm, hằng năm tỉnh cũng ưu tiên dành một phần ngân sách tỉnh để hỗ trợ các tổ chức, đơn vị, và Ủy ban nhân dân các địa phương thực hiện dự án đầu tư theo mô hình xã hội hoá. Thông qua các chính sách ưu đãi về đất đai, về thuế... đã khuyến khích tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội tham gia xây dựng cơ sở vật chất cho ngành văn hóa. Các tổ hợp văn hóa giải trí do các doanh nghiệp đầu tư như: Công viên Hạ Long (Sun World Park), Khu vui chơi giải trí quốc tế Tuần Châu là hai tổ hợp công viên văn hóa lớn, hiện đại, có sức hút và khả năng phục vụ du khách lớn nhất ở Quảng Ninh hiện nay, đồng thời là một trong những công trình góp phần làm thay đổi diện mạo của thành phố Hạ Long nói riêng và Quảng Ninh nói chung.

1

2

3

4

*****

Đầu tư cho các thiết chế văn hóa

Tổng số chi nguồn ngân sách (bao gồm chi đầu tư và chi thường xuyên) cho lĩnh vực văn hóa, thể thao giai đoạn 2018-2022 trên địa bàn tỉnh: 4.759.543 triệu đồng (chiếm 3,6% tổng chi đầu tư và chi thường xuyên NSĐP), trong đó: Chi đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, thể thao: 3.092.096 triệu đồng; Chi thường xuyên cho lĩnh vực văn hóa, thể thao: 1.667.447 triệu đồng.

Chùa Đồng trong sương.

Chùa Đồng trong sương.

Một lễ hội mới ở Hạ Long.

Một lễ hội mới ở Hạ Long.

Trình diễn múa rồng tại Công viên giải trí Sun World.

Trình diễn múa rồng tại Công viên giải trí Sun World.

Item 1 of 3

Chùa Đồng trong sương.

Chùa Đồng trong sương.

Một lễ hội mới ở Hạ Long.

Một lễ hội mới ở Hạ Long.

Trình diễn múa rồng tại Công viên giải trí Sun World.

Trình diễn múa rồng tại Công viên giải trí Sun World.

*****

Xác định lấy các yếu tố văn hóa, con người làm trung tâm

Với những lợi thế về địa hình, với bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa Quảng Ninh là sự kết hợp của các yếu tố: Văn hóa biển, văn hóa công nhân mỏ, văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số và văn hóa Đồng bằng sông Hồng, tạo nên sự đa dạng trong thống nhất.

Chính vì thế, việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế nhanh, bền vững với phát triển văn hóa, con người, xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh, phát huy truyền thống cách mạng, văn hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, định hướng phát triển mà Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh đề ra.

Phong cảnh huyện Ba Chẽ.

Phong cảnh huyện Ba Chẽ.

Nhằm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của tỉnh và đất nước, từ nhiều năm qua, các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh đã ban hành và thực hiện có hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển văn hóa, con người.

Công tác xã hội hóa huy động các nguồn lực cho phát triển văn hóa, con người luôn được quan tâm: Có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác nhau đầu tư vào cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật; thiết chế văn hóa, đặc biệt là ở vùng khó khăn, khu công nghiệp, khu dân cư mới; lĩnh vực bảo vệ môi trường; công viên, khu vui chơi cộng đồng; nhà tang lễ; đài hóa thân... Các hình thức đầu tư gồm liên kết nguồn lực, tham gia xây dựng, quản lý các công trình văn hóa - thể thao và tổ chức các hoạt động văn hóa theo mô hình hợp tác “công - tư”...

Cụm Thông tin cổ động biên giới Sa Vĩ, Móng Cái.

Cụm Thông tin cổ động biên giới Sa Vĩ, Móng Cái.

Từ năm 2014, đến nay, hình thức đối tác công - tư trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục tại Quảng Ninh thu hút được 12 dự án, với tổng mức đầu tư 1.624,11 tỷ đồng, trong đó riêng Văn hóa thu hút mức đầu tư 1.494,76 tỷ đồng, bao gồm: Quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Cụm thông tin cổ động biên giới Sa Vĩ tại phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, hình thức đầu tư O&M, tổng mức đầu tư 10 tỷ đồng; Công trình Nhà thi đấu đa năng 5.000 chỗ do Tập đoàn Vingroup đầu tư theo hình thức BT tổng vốn đầu tư 1.149 tỷ đồng.

Nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh cũng được Quảng Ninh quyết liệt chỉ đạo triển khai, nhất là trong xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan, tổ chức và xây dựng môi trường văn hóa trong gia đình đến cộng đồng dân cư. Qua đó, nhiều thiết chế, bộ quy tắc ứng xử đã nhanh chóng đi vào đời sống như Bộ “Quy tắc ứng xử trong cộng đồng” trên cơ sở kế thừa và phát triển bộ quy tắc ứng xử “Nụ cười Hạ Long”; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, cơ sở thờ tự tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng...

Trình diễn nhân dịp khai mạc Năm Du lịch Quốc gia tại Hạ Long.

Trình diễn nhân dịp khai mạc Năm Du lịch Quốc gia tại Hạ Long.

Quảng Ninh cũng xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa, đưa văn hóa trở thành một thị trường tiềm năng, hướng tới xuất khẩu văn hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững. Trước mắt, tỉnh tiếp tục khai thác thế mạnh, tiềm năng văn hóa về cảnh quan, giá trị truyền thống, ẩm thực vùng miền; khuyến khích sản xuất, quảng bá các loại hình văn hóa phi vật thể, các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ có giá trị cao, đồ lưu niệm mang thông điệp văn hóa thể hiện đặc trưng, phục vụ phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch của tỉnh.

Với những chính sách phát triển văn hóa, con người đúng hướng và hiệu quả, Quảng Ninh không chỉ khai thác tốt tài nguyên văn hóa, mà còn lan tỏa, quảng bá rộng rãi hình ảnh, những bản sắc độc đáo, riêng có của con người và vùng đất Quảng Ninh tới cả nước và quốc tế. 

Nùi Bài Thơ.

Nùi Bài Thơ.

Ngày xuất bản: 24/10/2023
Thực hiện theo Hợp đồng số 04/2023/HĐHTTT/STTTT-BND