Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nhằm xây dựng, với mục tiêu phát triển thương hiệu quốc gia thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển các thương hiệu mạnh trong nền kinh tế để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Nguyên tắc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam như thế nào?

Trả lời:

Nguyên tắc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam căn cứ vào Điều 8, Thông tư 33/2019/TT-BCT, cụ thể như sau:

Việc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được thực hiện theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 1.000.

Tổng điểm quy định để một sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là từ 650 điểm trở lên, trong đó điểm mỗi tiêu chí (Chất lượng - Đổi mới sáng tạo - Năng lực tiên phong) phải đạt từ 60% trở lên trên tổng điểm mỗi tiêu chí.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có sản phẩm đăng ký xét chọn đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật (về hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh, bảo vệ môi trường, lao động, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ về tài chính, thuế và các nghĩa vụ khác đối với ngân sách nhà nước) và được sự thống nhất của các ủy viên Hội đồng Thương hiệu quốc gia sẽ được công nhận có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia.

Ngày xuất bản: 14/4/2024
Trình bày: Thu Giang