"NGÔI TRƯỜNG HẠNH PHÚC" NƠI VÙNG CAO BA CHẼ

Từ một ngôi trường cũ với nhiều hạng mục đã hư hỏng, xuống cấp, sau quá trình nâng cấp, cải tạo kéo dài gần một năm, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Ba Chẽ giờ đây khoác lên mình một diện mạo mới khang trang, đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, trở thành “ngôi nhà chung hạnh phúc” của các thầy cô giáo cùng hơn 300 học sinh đồng bào dân tộc thiểu số nơi vùng cao Ba Chẽ.

"Ngôi trường hạnh phúc"
giữa núi rừng vùng cao Ba Chẽ

Công trình cải tạo, mở rộng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Ba Chẽ với tổng kinh phí gần 80 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ thuộc Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Đây là một trong 4 công trình, dự án trên địa bàn huyện Ba Chẽ vinh dự được gắn biển chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963-30/10/2023).

Thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Ba Chẽ bước vào năm học mới 2023-2024 với niềm hân hoan, phấn khởi khi các hạng mục xây mới, nâng cấp, cải tạo trường đều đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, phục vụ công tác giảng dạy, học tập và sinh hoạt. (Ảnh: Trường PTDT Nội trú huyện Ba Chẽ)

Thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Ba Chẽ bước vào năm học mới 2023-2024 với niềm hân hoan, phấn khởi khi các hạng mục xây mới, nâng cấp, cải tạo trường đều đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, phục vụ công tác giảng dạy, học tập và sinh hoạt. (Ảnh: Trường PTDT Nội trú huyện Ba Chẽ)

Trường hiện có quy mô 9 lớp với 312 học sinh, đa số là học sinh dân tộc thiểu số từ các xã, thị trấn tuyển sinh về học tại trường. Năm 2022, nhà trường được đầu tư các hạng mục công trình mới, gồm: nhà học học sinh 4 tầng với 16 phòng học; nhà ở học sinh 5 tầng: 3 tầng phòng ở, tầng dưới cùng là nhà ăn và phòng sinh hoạt tập thể, mỗi tầng 11 phòng ở; nhà đa năng.

Được khánh thành và đưa vào sử dụng trong năm học 2023-2024, công trình cải tạo, mở rộng không chỉ mang lại diện mạo mới cho Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện, mà còn tạo môi trường phát triển toàn diện cho học sinh, đáp ứng được kỳ vọng của các bậc phụ huynh cùng các tầng lớp nhân dân.

Là một huyện khó khăn nhất nhì tỉnh Quảng Ninh, trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Ba Chẽ những năm trước đây rất khó khăn: cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị giảng dạy thiếu thốn... Để có diện mạo như hôm nay thật sự là bước chuyển mình "lột xác" đến ngỡ ngàng. Hiện tại về cơ sở vật chất trường đã đạt theo tiêu chuẩn trường chất lượng cao, trường chuẩn quốc gia cấp độ 2.

Với mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đào tạo, rút ngắn khoảng cách giáo dục giữa các vùng miền, giai đoạn 2022-2025, tỉnh Quảng Ninh quan tâm hỗ trợ, đầu tư 30 trường học bảo đảm mục tiêu mỗi huyện có một trường học công lập theo tiêu chí chất lượng cao ở mỗi cấp học giáo dục phổ thông; mỗi thành phố, thị xã có một trường THPT công lập theo tiêu chí chất lượng cao.


Khi có các hạng mục công trình xây mới, cải tạo, nâng cấp, các thầy cô, học trò rất phấn khởi, đặc biệt là phụ huynh, khi gửi gắm con em tại trường cũng rất yên tâm, phấn khởi.

Cơ sở vật chất hiện tại rất bảo đảm cho các em học sinh ăn nghỉ, học tập tại trường, các thầy cô cũng yên tâm công tác, cố gắng tìm những phương pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường.

Có thể kể đến như đường chạy theo tiêu chuẩn quốc tế được các nam sinh yêu thích, tập luyện mỗi ngày.

Niềm vui của các em
học sinh dân tộc thiểu số

Em Triệu Ngọc Linh, học sinh lớp 9B, dân tộc Dao ở lại trường vào ngày cuối tuần không giấu nổi cảm xúc hứng khởi khi chia sẻ về ngôi trường mới: Về đây học em cảm thấy ngôi trường xây mới khang trang hơn, đẹp hơn, giúp em cảm thấy hứng thú hơn, thích tìm hiểu khám phá nhiều thứ hơn trong học tập. Năm nay là lần đầu tiên em được biết đến môn bóng rổ, em thực sự yêu thích và tham gia đội tuyển bóng rổ của trường. Hôm nay em ở lại trường là để tập luyện thêm bóng rổ mỗi buổi chiều, phòng nội trú cũng sạch đẹp hơn trước kia rất nhiều nên bố mẹ cũng yên tâm cho em ở lại.

Em Triệu Ngọc Linh, người dân tộc Dao Thanh Phán, học sinh lớp 9B, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Ba Chẽ cho biết: Được học tập trong ngôi trường khang trang, sạch đẹp với đầy đủ trang thiết bị mới, hiện đại, chúng em rất phấn khởi. Đây sẽ là điều kiện tốt để chúng em phát huy tinh thần học tập trong thời gian tới.

Em Triệu Ngọc Linh, người dân tộc Dao Thanh Phán, học sinh lớp 9B, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Ba Chẽ cho biết: Được học tập trong ngôi trường khang trang, sạch đẹp với đầy đủ trang thiết bị mới, hiện đại, chúng em rất phấn khởi. Đây sẽ là điều kiện tốt để chúng em phát huy tinh thần học tập trong thời gian tới.

Hơn 300 em học sinh dân tộc thiểu số tại "Ngôi nhà hạnh phúc" Ba Chẽ. (Ảnh: Trường PTDT Nội trú huyện Ba Chẽ)

Hơn 300 em học sinh dân tộc thiểu số tại "Ngôi nhà hạnh phúc" Ba Chẽ. (Ảnh: Trường PTDT Nội trú huyện Ba Chẽ)

Các em đặc biệt thích thú với những trang thiết bị mới, những môn học thú vị... (Ảnh: Trường PTDT Nội trú huyện Ba Chẽ)

Các em đặc biệt thích thú với những trang thiết bị mới, những môn học thú vị... (Ảnh: Trường PTDT Nội trú huyện Ba Chẽ)

Những nụ cười sảng khoái, mãn nguyện của các em học sinh dân tộc thiểu số. Có trong mơ các em cũng không tưởng tượng được có ngày mình lại được trải nghiệm những cơ sở "đẹp đẽ và hạnh phúc" thế này. 

Các em được thỏa sức chơi vui chơi những môn thể thao mà mình yêu thích mỗi dịp cuối tuần.

Các em được thỏa sức chơi vui chơi những môn thể thao mà mình yêu thích mỗi dịp cuối tuần.

Nhà trường cũng thành lập câu lạc bộ cờ vua với phòng sinh hoạt riêng. Cứ mỗi buổi chiều sau giờ học, căn phòng lại trở nên nhộn nhịp. Được các thầy cô nhiệt tình hướng dẫn, từ chỗ chỉ tham gia chơi với bạn cho vui, nhiều em học sinh đã hình thành niềm đam mê, hứng thú với môn thể thao trí tuệ đòi hỏi cao về tư duy phân tích này.

Nhà trường cũng thành lập câu lạc bộ cờ vua với phòng sinh hoạt riêng. Cứ mỗi buổi chiều sau giờ học, căn phòng lại trở nên nhộn nhịp. Được các thầy cô nhiệt tình hướng dẫn, từ chỗ chỉ tham gia chơi với bạn cho vui, nhiều em học sinh đã hình thành niềm đam mê, hứng thú với môn thể thao trí tuệ đòi hỏi cao về tư duy phân tích này.

Khi chứng kiến câu lạc bộ cờ vua hoạt động sôi nổi cùng với phòng sinh hoạt khang trang thế này nhiều người sẽ nghĩ đây là khung cảnh của 1 trường chuyên hàng đầu cả nước.

Khi chứng kiến câu lạc bộ cờ vua hoạt động sôi nổi cùng với phòng sinh hoạt khang trang thế này nhiều người sẽ nghĩ đây là khung cảnh của 1 trường chuyên hàng đầu cả nước.

Thầy cô giáo yên tâm công tác tại “ngôi nhà chung hạnh phúc”

Cô Bằng Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường hiện có quy mô 9 lớp với 312 học sinh, đa số là học sinh dân tộc thiểu số từ các xã, thị trấn tuyển sinh về học tại trường.

Năm 2022, nhà trường được đầu tư các hạng mục công trình mới, gồm: nhà học học sinh 4 tầng với 16 phòng học; nhà đa năng; nhà ở học sinh 5 tầng: 3 tầng phòng ở, mỗi tầng 11 phòng, tầng dưới cùng là nhà ăn và phòng sinh hoạt tập thể. Đồng thời, cải tạo, nâng cấp khu nhà học bộ môn, khu hiệu bộ, ngoài ra, có sân bóng đá, sân giáo dục thể chất với đường chạy theo tiêu chuẩn quốc tế bao quanh sân bóng. Hiện tại về cơ sở vật chất, trường đã đạt theo tiêu chuẩn trường chất lượng cao, trường chuẩn quốc gia cấp độ 2, chỗ học, ăn, nghỉ của học sinh cơ bản được bảo đảm.

Cô Bằng Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng nhà trường phấn khởi chia sẻ cùng phóng viên Báo Nhân Dân.

Cô Bằng Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng nhà trường phấn khởi chia sẻ cùng phóng viên Báo Nhân Dân.

Sau quá trình cải tạo, nâng cấp, khuôn viên trường được mở rộng, tạo không gian vui chơi, sinh hoạt cho các em học sinh sau giờ học, với nhiều môn thể thao như bóng rổ, đá cầu, cầu lông… Nhờ đó, các em được phát triển toàn diện cả về thể chất, thẩm mĩ.

Cô trò Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Ba Chẽ đều cảm thấy hứng khởi khi được giảng dạy và học tập trong ngôi trường mới. (Ảnh: Trường PTDT Nội trú huyện Ba Chẽ)

Cô trò Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Ba Chẽ đều cảm thấy hứng khởi khi được giảng dạy và học tập trong ngôi trường mới. (Ảnh: Trường PTDT Nội trú huyện Ba Chẽ)

Cô Khánh, Tổng Phụ trách Đội của nhà trường cho biết, ở một ngôi trường đặc thù như trường nội trú, học sinh xa gia đình, chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số, nên kỹ năng mềm của các em còn hạn chế. Bên cạnh đó, khi xa gia đình xuống đây với bạn bè mới, thầy cô mới, các em vẫn chưa dám bộc lộ hết tất cả các năng lực của bản thân mình. Trong quá trình tổ chức các hoạt động, giáo viên phụ trách Đội phải có nhiều biện pháp để có thể khai thác năng lực của từng em. Các hoạt động đòi hỏi phải có sự đa dạng, phải có kế hoạch cụ thể từ sớm để giáo viên có thể nắm bắt và phân luồng được học sinh ngay từ đầu.

Cô Khánh, Tổng Phụ trách Đội của nhà trường không giấu nổi niềm vui khi nói về "Ngôi nhà chung hạnh phúc" này.

Cô Khánh, Tổng Phụ trách Đội của nhà trường không giấu nổi niềm vui khi nói về "Ngôi nhà chung hạnh phúc" này.

Phòng học rộng rãi, trang thiết bị đầy đủ tăng thêm hứng thú, niềm vui cho cả cô và trò trong giảng dạy và học tập.

Có thể nói, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Ba Chẽ là một trong những ngôi trường dân tộc nội trú khang trang bậc nhất của tỉnh Quảng Ninh dành cho một huyện miền núi nghèo nhất của tỉnh. Đây thực sự là món quà năm học mới đầy ý nghĩa mà các cấp ủy, chính quyền tỉnh, huyện dành tặng cho các thầy cô và các em học sinh nơi đây, góp phần tiếp thêm niềm vui, động lực để thầy và trò nhà trường tiếp tục phấn đấu, gặt hái nhiều thành công hơn nữa trong thời gian tới.

Trưởng thành từ mái Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Ba Chẽ thân yêu, hàng nghìn học sinh đã tốt nghiệp ra trường. Nhiều người đã trở thành những lao động giỏi trên quê hương…

Nhiều học sinh đã trở thành sĩ quan, nhà giáo, thầy thuốc, cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của các ban, ngành trong và ngoài huyện; các doanh nhân thành đạt góp sức cho đất nước quê hương .

Ngày xuất bản: 13/10/2023
Ảnh: THÀNH ĐẠT