Điện Biên, hiếm có di tích lịch sử nào như cây cầu Mường Thanh – tồn tại hơn 70 năm và từng là nơi in dấu chân những đoàn quân vượt sông Nậm Rốm tiến vào cứ điểm giải phóng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - nay hằng ngày vẫn “làm nhiệm vụ” chở vạn lượt người dân qua hai bờ sông buôn bán, mưu sinh.

Cùng với nhiều điểm hẹn lịch sử khác như: di tích đồi A1, Bảo tàng, hầm Đờ-cát, khu Him Lam… cầu Mường Thanh là chứng tích không thể bỏ qua với bất kỳ ai khi về Điện Biên tìm hiểu Chiến dịch Điện Biên Phủ. Người Pháp gọi cầu Mường Thanh bằng cái tên mĩ miều “Bailey”. Cầu được xây dựng vào năm 1953 khi Pháp chiếm lại Điện Biên Phủ, Pháp đã cho khẩn trương làm cầu bắc qua sông Nậm Rốm để quân đội Pháp di chuyển, vận chuyển vũ khí, đạn được từ Trung tâm Tập đoàn cứ điểm đi các phân khu trong lòng chảo Mường Thanh.  Ngoài đường hàng không thì cây cầu này mang sứ mệnh đặc biệt quan trọng bởi đó là đường di chuyển độc nhất, thuận lợi nhất với binh lính, sĩ quan Pháp lúc bấy giờ tại Điện Biên.

Cầu Mường Thanh là chứng tích không thể bỏ qua với bất kỳ ai khi về Điện Biên tìm hiểu Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Cầu Mường Thanh là chứng tích không thể bỏ qua với bất kỳ ai khi về Điện Biên tìm hiểu Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Cầu nằm cuối con đường Bế Văn Đàn, nối hai bờ sông Nậm Rốm hôm nay là chợ Mường Thanh sầm uất. Nơi đây, hằng ngày bà con trong lòng chảo và các vùng lân cận qua lại mua bán các loại nông - lâm sản, thực phẩm và đủ loại hàng hóa khác. Chính vì nằm sát khu chợ, nên lượng người qua lại cầu Mường Thanh luôn tấp nập, hầu như không khi nào ngớt.

Khi chúng tôi đến vào buổi sáng, khu chợ ồn ào với đầy đủ mọi âm thanh cuộc sống hiện đại của một vùng sơn cước. Người dân bày bán cơ man nào là các sản vật, như: măng rừng, củ sắn, các loại nấm và rau rừng, cá suối… Đi bộ xuyên qua chợ với những lời mời chào vui vẻ với gian hàng bày bán nông sản thực phẩm sát tới gần chân cầu, Mường Thanh hiện ra nguyên vẹn hình dáng như hơn 70 năm trước. Trông có vẻ cũ kỹ, nhưng cây cầu sắt vẫn giữ nguyên vóc dáng. Cầu được làm theo hình thức lắp ghép chắc chắn, hằng ngày vẫn đón hàng vạn lượt người và xe máy, xe đạp chở hàng hóa qua lại hai bên bờ sông.

Đi trên cầu, cảm nhận được độ rung do va đập giữa từng ván gỗ giữa sàn, mỗi khi có xe đạp, xe máy đi qua, khiến chúng tôi không dám đứng lại lâu để ngắm con sông Nậm Rốm cũng như dừng trên cầu để chụp bức hình kỷ niệm vì sự cản trở giao thông.

Trông có vẻ cũ kỹ, nhưng cây cầu sắt vẫn giữ nguyên vóc dáng. Cầu được làm theo hình thức lắp ghép chắc chắn, hằng ngày vẫn đón hàng vạn lượt người và xe máy, xe đạp chở hàng hóa qua lại hai bên bờ sông.

“Tôi đã từng đến thăm cầu Hiền Lương - cây cầu lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ nối hai bờ Hiền Lương-Bến Hải, được chậm rãi bước trên cầu, thong thả tìm hiểu về lịch sử và nỗi đau chia cắt hai miền. Với cầu Mường Thanh cũng thế, khi ngắm cây cầu tôi như hình dung được bước chân rầm rập khi bộ đội của ta xông lên tiến thẳng về trung tâm tập đoàn cứ điểm của tướng Đờ- cát; tôi như thấy được nụ cười rạng rỡ, hân hoan chiến thắng của các bác, các ông…" - chị Nguyễn Thị An, một du khách đến từ Quảng Ninh bộc bạch.

Cầu nằm cuối con đường Bế Văn Đàn, nối hai bờ sông Nậm Rốm hôm nay là chợ Mường Thanh sầm uất.

Cầu dài 40m, rộng 5m, hai bên thành cầu là những thanh sắt chống đỡ đơn giản không có trục giữa.

Trông có vẻ cũ kỹ, nhưng cây cầu sắt vẫn giữ nguyên vóc dáng.

Sàn cầu lát bằng gỗ, dưới là những thanh dầm bằng sắt được liên kết với nhau rất chắc chắn bảo đảm trọng tải từ 15 đến 18 tấn.

Cầu được làm theo hình thức lắp ghép chắc chắn, hằng ngày vẫn đón hàng vạn lượt người và xe máy, xe đạp chở hàng hóa qua lại hai bên bờ sông.

Nơi đây, hằng ngày bà con qua lại mua bán các loại nông - lâm sản, thực phẩm và đủ loại hàng hóa khác.

Tại đây đã từng diễn ra trận chiến đấu vô cùng ác liệt giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân đội viễn chinh Pháp, cây cầu đã từng chứng kiến sự hy sinh, đổ máu của cả hai bên.

Theo tài liệu của Ban Quản lý di tích tỉnh Điện Biên, khi bắt đầu Chiến dịch Điện Biên Phủ, để thuận tiện cho quá trình di chuyển, quân Pháp cho xây dựng một cây cầu sắt bắc qua dòng sông Nậm Rốm. Cầu dài 40m, rộng 5m, hai bên thành cầu là những thanh sắt chống đỡ đơn giản không có trục giữa. Sàn cầu lát bằng gỗ, dưới là những thanh dầm bằng sắt được liên kết với nhau rất chắc chắn bảo đảm trọng tải từ 15 đến 18 tấn.

Năm 1954, Mường Thanh là cây cầu sắt duy nhất ở vùng này. Cầu nối con đường huyết mạch quan trọng giữa các cứ điểm ở phía Tây sông Nậm Rốm với các cao điểm phía Đông của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, là con đường vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược,... nguyên vật liệu phục vụ cho việc xây dựng các cứ điểm phòng ngự ở khu vực phía Đông. Tại đây đã từng diễn ra trận chiến đấu vô cùng ác liệt giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân đội viễn chinh Pháp, cây cầu đã từng chứng kiến sự hy sinh, đổ máu của cả hai bên.

Bà Phạm Thị Thảo, Phó Giám đốc Ban Quản lý di tích tỉnh Điện Biên cho biết: Cầu đã qua vài lần trùng tu. Năm 1999, nhân dịp kỷ niệm 45 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, các ván gỗ mặt cầu được thay thế gần 90%, đánh gỉ, sơn lại toàn bộ khung sắt cầu.

Đến năm 2019, dịp kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cầu Mường Thanh được sửa chữa, cải tạo, thay thế toàn bộ mặt cầu bằng gỗ lim; sửa chữa, thay thế hệ thống dầm sắt bị hư hỏng; đánh gỉ và sơn sửa hệ thống dầm sắt, đường điện trang trí và hoàn thành ngày 30/1/2019.

Cây cầu sắt do người Pháp xây bằng hình thức lắp ghép khá chắc chắn, qua các lần trùng thu chỉ thay lớp ván sàn và sơn sửa bề ngoài

Du khách nước ngoài thăm quan di tích cầu Mường Thanh.

Du khách nước ngoài thăm quan di tích cầu Mường Thanh.

Nơi đây từng chứng kiến bước chân hành quân thần tốc của quân đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nơi đây từng chứng kiến bước chân hành quân thần tốc của quân đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Mặt cầu bằng gỗ lim được thay mới hoàn toàn vào năm 2019. Tuy nhiên, mỗi khi có phương tiện vận chuyển nặng qua lại, ván gỗ vẫn rung lên bần bật.

Mặt cầu bằng gỗ lim được thay mới hoàn toàn vào năm 2019. Tuy nhiên, mỗi khi có phương tiện vận chuyển nặng qua lại, ván gỗ vẫn rung lên bần bật.

Cây cầu kết nối dân sinh giữa hai bên bờ sông Nậm Rốm.

Cây cầu kết nối dân sinh giữa hai bên bờ sông Nậm Rốm.

Cầu Mường Thanh đang được đề xuất bảo tồn theo hướng chỉ phục vụ người đi bộ qua lại.

Cầu Mường Thanh đang được đề xuất bảo tồn theo hướng chỉ phục vụ người đi bộ qua lại.

Mặc dù cây cầu sắt do người Pháp xây bằng hình thức lắp ghép khá chắc chắn, qua các lần trùng thu chỉ thay lớp ván sàn và sơn sửa bề ngoài, nhưng với lưu lượng người xe qua lại hai bờ sông, cây cầu ngày một quá tải.

Để bảo đảm an toàn cho người, phương tiện lưu thông qua cầu và cùng đồng thời bảo tổn, giữ gìn cây cầu phục vụ khách tham quan, du lịch, Ban Quản lý Di tích tỉnh Điện Biên đã chế các phương tiện có trọng tải lớn và xe ô-tô qua cầu; hiện tại chỉ còn xe máy, xe đạp và người đi bộ. Mặc dù hiện tại Điện Biên có thêm hai cây cầu mới nối bờ sông Nậm Rốm gồm cầu Thanh Bình và cầu A1, nhưng do nằm sát chợ dân sinh nên cầu Mường Thanh vẫn đông đúc người xe qua lại.

Mặc dù cây cầu sắt do người Pháp xây bằng hình thức lắp ghép khá chắc chắn, qua các lần trùng thu chỉ thay lớp ván sàn và sơn sửa bề ngoài, nhưng với lưu lượng người xe qua lại hai bờ sông, cây cầu ngày một quá tải.

Bà Phạm Thị Thảo cũng cho biết, tỉnh Điện Biên đang xúc tiến triển khai quy hoạch và thực hiện đề án xây dựng các hạng mục bên bờ sông Nậm Rốm, cầu Mường Thanh, để tạo điểm đến ấn tượng, giới thiệu với du khách về di tích, văn hóa.

Theo đề án này, cầu Mường Thanh sẽ được bảo tồn nguyên bản, chỉ phục vụ khách du lịch, người đi bộ để gìn giữ giá trị cây cầu như một nhân chứng lịch sử.

Hiện Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và thành phố Lyon đang có dự án xây dựng Dự án hệ thống chiếu sáng cầu Mường Thanh. Các nhà thiết kế mong muốn dự án sẽ là sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu chiếu sáng đô thị, giảm tiêu thụ điện năng và tôn vinh kiến trúc cây cầu lịch sử.

Bên cạnh đó, tỉnh Điện Biên cũng đang triển khai dự án ven sông Nậm Rốm, tạo không gian cho du khách đi bộ dọc bờ sông kết nối các điểm di tích.

Là người công tác ở Ban Quản lý di tích tỉnh lâu năm, bà Thảo cho biết, những việc bà và các đồng nghiệp đang làm là niềm tự hào nhưng cũng là trách nhiệm lớn lao trong gìn giữ được giá trị lịch sử của di tích, bảo tồn nguyên vẹn di tích trong cộng đồng.

"Chúng tôi sẽ có những đề xuất cho lãnh đạo ngành, tỉnh có dự án để phục hồi bảo tồn, tôn tạo nguyên trạng di tích, hạn chế tác động tiêu cực đến điểm này”, bà Thảo nói.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên - ông Đoàn Văn Chì cho biết, hiện nay tỉnh Điện Biên đang tổ chức triển khai thực hiện dự án “Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm nhằm bảo vệ dân sinh, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Điện Biên”. Các hạng mục gồm tuyến đường đi xe máy qua đập dâng, lan can ven sông, hệ thống cấp thoát nước, chòi vọng cảnh, khu không gian xanh dọc tuyến kè: trồng một số loại cây xanh, hệ thống đường điện, lắp đặt hệ thống chiếu sáng cầu Mường Thanh, đèn chiếu sáng bố trí chạy dọc theo mét đường, lát đường dạo đỉnh kè.

***

Cầu Mường Thanh đã bước qua tuổi 70, "chở tải" câu chuyện lịch sử hào hùng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Bảo tồn nguyên trạng cùng với những cứ liệu lịch sử, chỉ có cách hạn chế tác động quá tải, để cây cầu mãi mãi giữ vẻ đẹp bình yên bên dòng sông Nậm Rốm, lưu giữ ký ức, nối liền thời khắc lịch sử với hiện tại và cũng để thế hệ trẻ hôm nay, mai sau hình dung thăng trầm của vùng đất và sự phát triển từng ngày theo thời gian…