Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam:

Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cùng các cơ quan quản lý đã và đang nỗ lực để hoàn thiện phần lớn các tiêu chí cần thiết nhằm đáp ứng điều kiện nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ "Cận biên" lên "Mới nổi", nhưng vẫn còn một số tiêu chí cần sự phối hợp, vào cuộc của các bộ, ngành, thành viên thị trường.  

NỖ LỰC ĐỂ HOÀN THIỆN

Ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho biết thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tích cực thực hiện các giải pháp liên quan đến phát triển thị trường chứng khoán, trong đó có nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ Cận biên lên Mới nổi để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài.

Để chuẩn bị cho tiến trình nâng hạng, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết Luật Chứng khoán 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành, cũng như Luật Đầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2020 đã từng bước đáp ứng tiêu chuẩn nâng hạng thị trường, gồm: tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn đầu tư; đơn giản hóa thủ tục đăng ký và mở tài khoản cho nhà đầu tư; tăng cường đưa vào thị trường các công cụ tài chính mới để đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư; và tăng cường khả năng tiếp cận thông tin minh bạch và công bằng cho nhà đầu tư nước ngoài.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc và Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương đã có các cuộc làm việc với Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's Global Ratings (S&P) và Moody's, ngày 20/9/2023

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc và Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương đã có các cuộc làm việc với Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's Global Ratings (S&P) và Moody's, ngày 20/9/2023

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tham dự Diễn đàn OECD lần thứ 10 về Tài chính và Đầu tư xanh tại Pháp ngày 2/10/2023

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tham dự Diễn đàn OECD lần thứ 10 về Tài chính và Đầu tư xanh tại Pháp ngày 2/10/2023

Đoàn công tác Bộ Tài chính làm việc với Đoàn công tác Vương quốc Bỉ về thúc đẩy tài chính xanh, ngày 4/7/2023

Đoàn công tác Bộ Tài chính làm việc với Đoàn công tác Vương quốc Bỉ về thúc đẩy tài chính xanh, ngày 4/7/2023

Item 1 of 3

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc và Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương đã có các cuộc làm việc với Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's Global Ratings (S&P) và Moody's, ngày 20/9/2023

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc và Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương đã có các cuộc làm việc với Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's Global Ratings (S&P) và Moody's, ngày 20/9/2023

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tham dự Diễn đàn OECD lần thứ 10 về Tài chính và Đầu tư xanh tại Pháp ngày 2/10/2023

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tham dự Diễn đàn OECD lần thứ 10 về Tài chính và Đầu tư xanh tại Pháp ngày 2/10/2023

Đoàn công tác Bộ Tài chính làm việc với Đoàn công tác Vương quốc Bỉ về thúc đẩy tài chính xanh, ngày 4/7/2023

Đoàn công tác Bộ Tài chính làm việc với Đoàn công tác Vương quốc Bỉ về thúc đẩy tài chính xanh, ngày 4/7/2023

Ngoài ra, cơ quan quản lý thị trường thường xuyên tổ chức đối thoại với các định chế đầu tư trong và ngoài nước, các tổ chức cung cấp chỉ số, các ngân hàng lưu ký và các thành viên thị trường, để trao đổi, cập nhật nhằm kịp thời nắm bắt thông tin về vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tài chính quốc tế, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán, cũng như làm rõ các yêu cầu, tiêu chí đánh giá của các tổ chức xếp hạng thị trường, từ đó có các giải pháp, chính sách sửa đổi, hoàn thiện phù hợp với điều kiện thị trường Việt Nam.

“Dựa trên các tiêu chí mà các tổ chức xếp hạng yêu cầu, Việt Nam đã đạt được nhiều tiêu chí quan trọng, song vẫn còn một số tiêu chí cần tiếp tục được hoàn thiện, trong đó có việc nâng cao tính minh bạch và chất lượng công bố thông tin của các doanh nghiệp tham gia trên thị trường. Đây cũng là nền tảng cho thị trường hoạt động lành mạnh, ổn định và bền vững”, ông Sơn nói.

Dựa trên các tiêu chí mà các tổ chức xếp hạng yêu cầu, Việt Nam đã đạt được nhiều tiêu chí quan trọng, song vẫn còn một số tiêu chí cần tiếp tục được hoàn thiện, trong đó có việc nâng cao tính minh bạch và chất lượng công bố thông tin của các doanh nghiệp tham gia trên thị trường. Đây cũng là nền tảng cho thị trường hoạt động lành mạnh, ổn định và bền vững.
Ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Thực tế, yêu cầu về minh bạch thông tin và giới hạn sở hữu nước ngoài là hai trong các tiêu chí quan trọng để nâng hạng thị trường chứng khoán theo tiêu chí của MSCI và FTSE Russell.

Về vấn đề minh bạch thông tin, yêu cầu khi công bố thông tin là phải bảo đảm tính minh bạch theo nguyên tắc:

  • Phải đầy đủ, chính xác, không xuyên tạc, bóp méo hoặc có những hành vi cố ý gây hiểu nhầm;
  • Phải được công bố kịp thời và liên tục;
  • Lập và công bố phù hợp với chuẩn mực kế toán, đảm bảo dễ hiểu, đáng tin cậy và có thể so sánh được;
  • Đảm bảo công bằng đối với các đối tượng nhận thông tin công bố, không có sự phân biệt giữa các đối tượng;
  • Đối tượng công bố phải có trách nhiệm với thông tin công bố về hình thức, nội dung cũng như tính minh bạch của thông tin.

Nhưng theo đánh giá của MSCI và FTSE Russell, các thông tin về thị trường chứng khoán Việt Nam thường không có bản tiếng Anh, hoặc không đủ chi tiết.

Để cải thiện tình trạng này, các cơ quan quản lý đã nghiên cứu, sửa đổi các quy định về công bố và minh bạch thông tin dần tiệm cận với chuẩn mực và xu hướng thế giới tại Luật Chứng khoán năm 2019, Nghị định 155/2020 của Chính phủ và Thông tư 96/2020 của Bộ Tài chính.

Với quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trên, việc công bố thông tin bằng tiếng Việt và tiếng Anh được áp dụng với Sở Giao dịch chứng khoán, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC). Các đối tượng khác được khuyến khích công bố thông tin bằng tiếng Anh.

Hiện nhiều doanh nghiệp đã chủ động trong việc công bố thông tin bằng tiếng Anh, riêng nhóm VN30 đã có 100% doanh nghiệp công bố thông tin bằng tiếng Anh.

Việc công bố thông tin bằng tiếng Việt và tiếng Anh được áp dụng với Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán. Các đối tượng khác được khuyến khích công bố thông tin bằng tiếng Anh.

Ngày 16/10/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có buổi làm việc với đại diện FTSE Russell, cập nhật các thông tin chính sách, thị trường, định hướng giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc trong tiêu chí nâng hạng thị trường chứng khoán của Việt Nam.

Ngày 16/10/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có buổi làm việc với đại diện FTSE Russell, cập nhật các thông tin chính sách, thị trường, định hướng giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc trong tiêu chí nâng hạng thị trường chứng khoán của Việt Nam.

Thời gian tới, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ tiếp tục đề xuất sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan để bảo đảm thị trường chứng khoán tăng tính minh bạch, công khai, bền vững, hỗ trợ cho tiến trình nâng hạng.

Với tiêu chí về “Chu kỳ thanh toán (DvP)” - vốn được FTSE Russell đánh giá là “Còn hạn chế” (Restricted) do thông lệ thị trường Việt Nam thực hiện việc kiểm tra trước giao dịch để bảo đảm có sẵn tiền trước khi thực hiện giao dịch, dẫn tới thị trường không có các giao dịch thất bại (failed trades), và khiến tiêu chí “Thanh toán - các chi phí liên quan đến giao dịch thất bại” không được đánh giá - thì bản thân tổ chức xếp hạng cũng cho biết Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã thể hiện nhiều động thái tích cực trong việc tìm kiếm giải pháp có thể triển khai để gỡ bỏ yêu cầu cần ký quỹ trước giao dịch (pre-funding).

Hiện hệ thống giao dịch chứng khoán KRX đang được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đặt mục tiêu đi vào vận hành vào cuối tháng 12/2023. Hệ thống này sẽ là cơ sở về mặt kỹ thuật cho việc không cần yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải có đủ 100% tiền trong tài khoản trước khi mua chứng khoán. Về lâu dài, việc triển khai mô hình đối tác bù trừ trung tâm (CCP), trong đó ngân hàng lưu ký được là thành viên thanh toán bù trừ, sẽ giải quyết được vấn đề ký quỹ (pre-funding).

Ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC), cho rằng việc áp dụng mô hình Đối tác bù trừ trung tâm (CCP) với sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó ngân hàng lưu ký phải là thành viên bù trừ, bên cạnh các thành viên bù trừ là các công ty chứng khoán, sẽ là phương án tối ưu để xử lý vướng mắc ký quỹ (pre-funding).

Việc áp dụng mô hình Đối tác bù trừ trung tâm (CCP) sẽ là phương án tối ưu để xử lý vướng mắc ký quỹ (pre-funding).
Ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC)

LÀM GÌ KHI
CƠ HỘI NÂNG HẠNG
ĐÃ TỚI GẦN?

Các chuyên gia thuộc bộ phận nghiên cứu của Công ty chứng khoán SSI (SSI Research) đánh giá việc nâng hạng sẽ mang lại vị thế mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời thu hút nguồn vốn đầu tư.

Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi nhiều nỗ lực tổng thể của toàn bộ các thành viên tham gia thị trường, trong đó không chỉ có các cơ quan quản lý mà đến từ các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, ngân hàng lưu ký và cả các ngân hàng thương mại tham gia.

Theo SSI Research, các cơ quan chức năng hiện đang tập trung nhiều nguồn lực để có thể bảo đảm thỏa mãn được các tiêu chí từ các tổ chức xếp hạng như FTSE Russel và MSCI. Nhìn chung, các tiêu chí định lượng không phải trở ngại lớn với Việt Nam vì trên thị trường đã có đủ số lượng cổ phiếu đại diện. Nhưng nhóm tiêu chí định tính lại là những rào cản chính trong quá trình nâng hạng của Việt Nam.

“Trong số các tiêu chí định tính mà tổ chức xếp hạng FTSE Russel và MSCI đưa ra, các yêu cầu từ FTSE Russel đơn giản hơn khá nhiều. Tuy nhiên, một trong những điều kiện quan trọng nhất mà cả FTSE hay MSCI đều nhắc đến đối với hạn chế của Việt Nam chính là việc quy định phải có tiền trước khi giao dịch (prefunding)”, chuyên gia của SSI Research cho hay.

Một trong những điều kiện quan trọng nhất mà cả FTSE hay MSCI đều nhắc đến đối với hạn chế của Việt Nam chính là việc quy định phải có tiền trước khi giao dịch (prefunding).

SSI Research

Cũng theo đơn vị này, việc vận hành hệ thống KRX là điều kiện cần và sự xuất hiện của cơ chế thanh toán bù trừ trung tâm (CCP) là điều kiện đủ để các giao dịch được thực hiện và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán. Nhưng việc vận hành có hiệu quả của cơ chế thanh toán bù trừ trung tâm CCP cần sự tham gia nỗ lực từ các bên trong đó về phía các cơ quan quản lý như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính hay Ủy ban Chứng khoán Nhà nước...

“Việc vận hành có hiệu quả của cơ chế thanh toán bù trừ trung tâm CCP cần sự tham gia nỗ lực từ các bên trong đó về phía các cơ quan quản lý như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài Chính hay Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các luật liên quan cần phải sửa đổi, như Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp”, chuyên gia của SSI Research đánh giá và cho rằng các công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký và thanh toán cũng là thành viên quan trọng trong việc vận hành có hiệu quả của cơ chế thanh toán bù trừ trung tâm CCP.

Các công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký và thanh toán cũng là thành viên quan trọng trong việc vận hành có hiệu quả của cơ chế thanh toán bù trừ trung tâm CCP.

SSI Research

Đồng quan điểm, TS Võ Đình Trí, giảng viên trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, cho rằng những trở ngại cần tháo gỡ của thị trường chứng khoán Việt Nam không chỉ phụ thuộc vào Bộ Tài chính mà còn phụ thuộc vào các bộ, ngành khác, nhất là Ngân hàng Nhà nước.

Cũng theo chuyên gia này, việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam dù biết là mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, cho các doanh nghiệp niêm yết, cho nhà đầu tư nhưng vẫn còn bị một số lực cản nhất định. Để vượt qua được thì cần có sự phối hợp đồng bộ, sự chủ động mẫn cán của liên bộ, ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo tích cực của Chính phủ.

Ngoài ra, với việc đánh giá của các tổ chức xếp hạng có phần linh động, định tính thì việc vận động bên lề cũng sẽ góp phần đáng kể vào việc giúp Việt Nam.

Với vấn đề ký quỹ, TS Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng của BIDV, cho rằng các cơ quan quản lý cần tập trung giải quyết sớm, quan trọng nhất là loại bỏ yêu cầu nhà đầu tư phải có sẵn tiền ở thời điểm đặt lệnh, theo quy định tại Thông tư 120/2020 của Bộ Tài chính trong những tháng cuối năm 2023 và 2024. Thay thế cho quy định này là quy định yêu cầu có tiền ở thời điểm nhận cổ phiếu (T+2) như thông lệ tại các thị trường phát triển.

“Việc này cần được hoàn thành trong năm 2024, khi FTSE sẽ công bố xếp hạng hai lần trong năm vào tháng 3 và tháng 9, thì Việt Nam mới có thể hoàn thành mục tiêu nâng hạng của mình”, ông Lực nhấn mạnh.

Với vấn đề sở hữu nước ngoài, quy định tại Nghị định 155/2020 của Chính phủ cho thấy tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo bốn tiêu chí, gồm: Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; quy định pháp luật của từng ngành nghề cụ thể; quy định tại danh mục các ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài, trường hợp không quy định cụ thể thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty là 50% vốn điều lệ; các trường hợp khác thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế.

Còn với các công ty hoạt động đa ngành, nghề, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì sẽ không vượt quá mức thấp nhất trong các quy định.

Theo ông Lực, vấn đề sẽ nằm ở những ngành nghề có quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài và những ngành nghề thuộc danh mục hạn chế tiếp cận thị trường, bởi những trường hợp khác thì đang thực hiện theo thông lệ quốc tế hoặc không có hạn chế. Do đó, muốn giải quyết vấn đề về sở hữu nước ngoài thì Việt Nam sẽ cần thay đổi các quy định với từng ngành nghề, cũng như rà soát lại danh mục những ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài.

Muốn giải quyết vấn đề về sở hữu nước ngoài thì Việt Nam sẽ cần thay đổi các quy định với từng ngành nghề, cũng như rà soát lại danh mục những ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài.
TS Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng của BIDV

Về vĩ mô, bà Nguyễn Hoài Thu, Tổng giám đốc Điều hành Quỹ đầu tư Chứng khoán của VinaCapital, cho biết Chính phủ đang điều hành kinh tế tốt với mức tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô cao hơn các nước trong khu vực. Điều này được thế giới ghi nhận, như tạp chí Global Finance 2023 đánh giá Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ở mức cao nhất (A+), ngang với ông Thomas J. Jordan - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB).

Môi trường đầu tư-kinh doanh nước ta cũng có nhiều cải thiện tích cực, với chỉ số Minh bạch tăng đáng kể so với 5 năm trước đây. Điều này đã giúp việc kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam đạt được mức tăng cao và đều đặn, ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đáng lưu ý, chất lượng FDI cũng được cải thiện, tập trung vào các ngành công nghệ cao với nhiều giá trị gia tăng hơn trước đây.

Do đó, điều quan trọng là Việt Nam cần tiếp tục duy trì chính sách phát triển kinh tế ổn định, bền vững và làm cho môi trường kinh doanh ngày càng thân thiện với nhà đầu tư hơn, giảm bớt các rào cản kỹ thuật để các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy được chào đón và tạo điều kiện thuận lợi để cạnh tranh bình đẳng với nhà đầu tư trong nước.

Ngày xuất bản: 22/10/2023
Chỉ đạo: NGỌC THANH
Nội dung: HOÀNG THẮNG, KHÁNH BÁCH
Trình bày: ĐỨC THU