Năm 2022, Việt Nam đã thực hiện thắng lợi, khá toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ: Vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; trở thành điểm sáng "trong bức tranh xám màu" của kinh tế toàn cầu. Năm 2023 được dự báo sẽ khó khăn hơn khi kinh tế toàn cầu suy giảm.
Chuyên đề "Dự báo năm 2023" gồm chuỗi bài phỏng vấn lãnh đạo bộ, ngành, địa phương và chuyên gia các lĩnh vực, nhằm nhận diện thách thức, cơ hội, đồng thời gợi mở các giải pháp để Việt Nam tiếp tục vượt khó, bứt phá.

Bước vào năm 2023, những khó khăn, thách thức từ bối cảnh quốc tế cũng như những hạn chế nội tại của nền kinh tế đang trở thành những rào cản, thách thức đối với Việt Nam trong việc duy trì đà tăng trưởng cao, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tình thế đòi hỏi phải có sự đồng tâm, hợp lực, quyết tâm và nhất quán của các cấp mới có thể vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội, hướng tới phát triển nhanh, bền vững và bao trùm.

Phóng viên Báo Nhân Dân điện tử trao đổi với Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) về vấn đề này.

NHẬN DIỆN
NHỮNG RỦI RO, THÁCH THỨC

Phóng viên: Kinh tế Việt Nam có nền tảng tốt để bước vào năm mới nhưng phía trước còn rất nhiều khó khăn. Ông có dự báo gì về tình hình kinh tế năm 2023?

Tiến sĩ Cấn Văn Lực: Trong bối cảnh tình hình quốc tế bất ổn kéo dài, thị trường hàng hóa, tài chính và thương mại quốc tế dự báo tiếp tục có nhiều biến động khó lường, kinh tế Việt Nam trong năm 2023 được nhận định sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn, khiến chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% và tỷ lệ lạm phát (CPI) bình quân ở mức 4,5% sẽ là thách thức lớn, đòi hỏi nhiều nỗ lực mới có thể đạt được.

Kinh tế Việt Nam trong năm 2023 được nhận định sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn, khiến chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% và tỷ lệ lạm phát (CPI) bình quân ở mức 4,5% sẽ là thách thức lớn, đòi hỏi nhiều nỗ lực mới có thể đạt được.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực

Nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã nhận diện 7 rủi ro, thách thức chính đối với kinh tế Việt Nam.

Đó là, môi trường quốc tế có xu hướng xấu đi, rủi ro, thách thức từ bên ngoài vẫn hiện hữu và có những tác động tiêu cực rõ nét hơn. Theo kết quả đánh giá của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2023 là hơn 50% và những yếu tố này đã và đang tác động tiêu cực đến xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng, du lịch quốc tế của Việt Nam.

Thực tế, Tổng cục Thống kê cho biết trong quý IV/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 7,1% so với quý III/2022 và giảm 6,1% so cùng kỳ. Những lĩnh vực giảm nhiều đơn hàng lại đang thuê nhiều nhân công nhất như dệt may, da giày, gỗ, điện tử - điện máy...; chỉ số sản xuất công nghiệp quý IV/2022 chỉ tăng 3%, giảm mạnh từ mức tăng 10,9% của quý 3/2022. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới, vốn bổ sung và góp vốn giảm 11% so với năm trước...

Giải ngân đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội vẫn chậm tiến độ so với yêu cầu.

Giải ngân đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội vẫn chậm tiến độ so với yêu cầu.

Giải ngân đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội vẫn chậm tiến độ so với yêu cầu. Bên cạnh đó, áp lực lạm phát còn tăng, lãi suất còn ở mức cao và áp lực tỷ giá biến động vẫn là thách thức lớn trong năm 2023.

Du lịch nội địa phục hồi mạnh, đạt hơn 101 triệu khách, tăng 19% so với năm 2019 (khi chưa có dịch Covid-19), nhưng du lịch quốc tế chỉ phục hồi 20% so với trước dịch.

Thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản điều chỉnh rất mạnh sau hơn hai năm tăng nóng, bộc lộ rủi ro và những vi phạm cần xử lý; thanh khoản hệ thống tài chính, tiền tệ eo hẹp hơn so với những năm trước ảnh hưởng lớn đến niềm tin, tâm lý của nhà đầu tư. Thị trường xăng dầu đôi lúc còn điều phối, kết hợp chưa kịp thời, dẫn đến thiếu cục bộ, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

Hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh đối mặt nhiều khó khăn. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh cả năm 2022 vẫn tăng 34,3% so cùng kỳ, chứng tỏ sự phục hồi chưa đồng đều giữa các lĩnh vực; tiếp cận vốn còn khó khăn, một số vướng mắc về pháp lý, nhất là lĩnh vực đất đai, bất động sản, xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng... chưa được tháo gỡ.

Thị trường lao động đặt ra nhiều thách thức khi một số doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự, giảm giờ làm, chủ yếu là do thiếu đơn hàng, tồn kho, nợ đọng lẫn nhau hay đối tác thay đổi chiến lược kinh doanh.

Tiến trình hoàn thiện thể chế, bao gồm cả cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc cho những vấn đề hiện tại và hành lang pháp lý (kể cả cơ chế thử nghiệm - sandbox) phục vụ phát triển kinh tế số, mô hình kinh doanh mới, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính. Quá trình này còn chậm so với kỳ vọng, làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh quốc gia. Năng suất lao động tăng thấp, chỉ tăng 4,8%, còn khá xa so với mục tiêu 6,5% giai đoạn 2021-2025 đã đề ra.

Thi công cao tốc bắc-nam. Ảnh: Quang Hưng

Thi công cao tốc bắc-nam. Ảnh: Quang Hưng

Thi công cao tốc bắc-nam. Ảnh: Quang Hưng

Thi công cao tốc bắc-nam. Ảnh: Quang Hưng

Thi công cao tốc bắc-nam. Ảnh: Quang Hưng

Thi công cao tốc bắc-nam. Ảnh: Quang Hưng

Item 1 of 3

Thi công cao tốc bắc-nam. Ảnh: Quang Hưng

Thi công cao tốc bắc-nam. Ảnh: Quang Hưng

Thi công cao tốc bắc-nam. Ảnh: Quang Hưng

Thi công cao tốc bắc-nam. Ảnh: Quang Hưng

Thi công cao tốc bắc-nam. Ảnh: Quang Hưng

Thi công cao tốc bắc-nam. Ảnh: Quang Hưng

Phóng viên: Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến công tác giải ngân vốn đầu tư công cũng như Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội chưa được như kỳ vọng?

Tiến sĩ Cấn Văn Lực: Nếu so với kế hoạch cả năm thì giải ngân từ nguồn ngân sách nhà nước hiện mới chỉ đạt 85,2%, còn so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao mới đạt 75,1%, thấp hơn so với mức 77,3% của cùng kỳ năm trước. Kết quả thực hiện này cho thấy công tác xây dựng kế hoạch cũng như thực hiện phân giao, thực hiện giải ngân đầu tư công vẫn còn nhiều bất cập.

Mặc dù Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết 11/NQ-CP nhằm triển khai Chương trình phục hồi đã được ban hành từ tháng 1/2022 nhưng đến nay kết quả thực hiện một số cấu phần còn chậm, như gói hỗ trợ lãi suất 2%, đầu tư cơ sở hạ tầng. Nguyên nhân chính có thể là do chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức, còn ngại rủi ro, còn phát sinh thêm thủ tục, còn cứng nhắc…

Các ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong xác định đối tượng được hỗ trợ lãi suất đối với một số trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành; việc đánh giá khả năng phục hồi còn khó khăn, thiếu nhất quán; khách hàng có tâm lý sợ thanh, kiểm tra sau khi giải ngân. Hơn nữa, khâu chuẩn bị thực hiện các dự án đầu tư công chưa tốt và còn nhiều điểm bất cập so với Luật Đầu tư công.

Phóng viên: Ông có nhận định gì về áp lực lạm phát, lãi suất và biến động tỷ giá trong năm 2023?

Tiến sĩ Cấn Văn Lực: Tôi cho rằng áp lực lạm phát tiếp tục gia tăng, lãi suất còn ở mức cao và áp lực tỷ giá biến động vẫn là thách thức lớn trong năm 2023.

So với nhiều nước, lạm phát, tỷ giá và lãi suất của Việt Nam tăng chậm hơn, vẫn trong tầm kiểm soát song cũng cần theo dõi chặt chẽ vì giá năng lượng, hàng hóa thế giới vẫn đứng ở mức cao, khiến giá nhập khẩu của Việt Nam còn cao, tác động khá lớn đến "nhập khẩu lạm phát".

Bên cạnh đó, giá một số hàng thiết yếu do Nhà nước quản lý tăng theo lộ trình như lương cơ bản tăng gần 21% từ giữa tháng 7/2023, giá điện, dịch vụ giáo dục, y tế...; tình trạng khan hiếm hàng hóa cục bộ có thể xảy ra nếu không được giải quyết kịp thời, nhất là xăng dầu, thuốc men, thiết bị y tế…,

Ngân hàng trung ương các quốc gia dự báo còn tăng lãi suất đến hết quý I hoặc quý II/2023 khiến mặt bằng lãi suất còn ở mức cao; áp lực thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng còn khá lớn khi Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn nhằm kiểm soát lạm phát, bình ổn tỷ giá, tăng trưởng tín dụng cao hơn so với vốn huy động. Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp khá lớn trong năm 2023-2024 cũng là rủi ro đối với doanh nghiệp và nền kinh tế.

Vì vậy, ổn định được mặt bằng lãi suất và tỷ giá tăng ít hơn so với năm 2022 đã là thành công trong năm 2023.

LẤY LẠI NIỀM TIN
CHO NHÀ ĐẦU TƯ
VÀ THỊ TRƯỜNG

Phóng viên: Từ những nhận định nêu trên, ông đề xuất những giải pháp gì để hóa giải thách thức, tận dụng cơ hội cho tăng trưởng?

Tiến sĩ Cấn Văn Lực: Để hạn chế tác động tiêu cực, tạo điều kiện kiềm chế lạm phát, bảo đảm ổn định vĩ mô đồng thời tiếp tục hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế năm 2023, Nhóm nghiên cứu có sáu kiến nghị.

Cụ thể là tiếp tục bám sát, dự báo tình hình kinh tế, tài chính-tiền tệ quốc tế để có phương án ứng phó kịp thời; nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp chính sách, nhất là giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và hỗ trợ tăng trưởng. Theo đó, Chính phủ cần quan tâm bảo đảm 4 yếu tố cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng; giữa lãi suất và tỷ giá; giữa cân đối ngân sách và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân.

Quyết liệt cải thiện thực chất môi trường đầu tư kinh doanh, giảm thiểu thủ tục hành chính nhằm tận dụng cơ hội dịch chuyển chuỗi cung ứng, kiến tạo thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước, tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất, kinh doanh. Định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa các thị trường, đối tác xuất khẩu trong bối cảnh các thị trường chính tăng trưởng chậm lại hoặc suy thoái, tận dụng tốt hơn Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đã ký kết.

Có đề án, giải pháp cụ thể để tháo gỡ 3 vướng mắc, khó khăn chính hiện nay đối với doanh nghiệp. Bao gồm vấn đề pháp lý, nhất là trong các lĩnh vực đất đai, bất động sản, xây dựng, đấu thầu..., vấn đề tiếp cận vốn, nhất là qua kênh trái phiếu doanh nghiệp và điều hành tín dụng hợp lý và vấn đề lao động.

Xây dựng chiến lược, giải pháp cụ thể để tăng tính độc lập, tự chủ, tự cường và nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế, của các ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó cần tập trung ưu tiên một số vấn đề như chất lượng tăng trưởng; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế nhằm phân bổ, sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn; phát triển cân bằng thị trường tài chính, quan tâm quản lý rủi ro hệ thống tài chính và rủi ro liên thông giữa tài chính - bất động sản; tăng mức độ tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng nội lực, mức độ nội địa hóa các yếu tố đầu vào; xây dựng chiến lược an ninh năng lượng; khung phòng chống rủi ro, gồm cả kịch bản khi tình huống xấu xảy ra...

Đẩy nhanh hoàn thiện thể chế, bao gồm cả cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc cho những vấn đề hiện tại và xây dựng hành lang pháp lý (kể cả cơ chế thử nghiệm - sandbox) phục vụ phát triển kinh tế số, mô hình kinh doanh mới, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, vừa là để bắt kịp xu thế, vừa là tận dụng cơ hội và góp phần vượt qua thách thức hiện nay và sắp tới...

Item 1 of 1

Phóng viên: Thị trường tài chính, bất động sản vừa trải qua một năm đầy biến động và việc điều chỉnh của thị trường sẽ tiếp tục  kéo dài sang năm 2023. Theo ông, đâu là giải pháp thúc đẩy thị trương quan trọng này phát triển bền vững?

Tiến sĩ Cấn Văn Lực: Các nghiên cứu đã chỉ ra 70% khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua chủ yếu xuất phát từ tài chính, bất động sản. Do đó, việc ổn định, lành mạnh hóa hai thị trường này là cần thiết.

Cần sớm giải quyết các vụ việc vi phạm vừa qua trên thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản; quan tâm kiểm soát rủi ro hệ thống, lan truyền giữa tài chính-bất động sản nhằm lấy lại niềm tin của nhà đầu tư, thị trường và góp phần lành mạnh hóa, tháo gỡ những điểm nghẽn trên những thị trường này.

Trong thời gian tới, cần phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc 3 công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, an toàn, hiệu quả, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, tháo gỡ vướng mắc, cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế. Đây là các chỉ thị rất quyết liệt, đúng và trúng, cần được tích cực thực hiện.

Ngày xuất bản: 12/1/2023
Chỉ đạo: NGỌC THANH-VIỆT ANH
Thực hiện: TÔ HÀ-KHÁNH GIANG
Trình bày: BẢO MINH