HẠ TẦNG GIAO THÔNG

“BÀN ĐẠP” CHO THƯƠNG MẠI QUẢNG NINH PHÁT TRIỂN

Quảng Ninh được đánh giá là địa phương có hạ tầng giao thông tương đối hoàn chỉnh trên phạm vi toàn quốc khi có sân bay, đường cao tốc và hệ thống cảng biển hiện đại. Các dự án hạ tầng giao thông được đầu tư, đưa vào khai thác đã thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nói chung và thương mại nói riêng.

ĐẨY MẠNH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI

Hạ tầng giao thông được đánh giá là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động buôn bán, giao thương địa phương.

Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Những năm gần đây, Quảng Ninh được biết đến là một trong những địa phương dẫn đầu về tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông chiến lược, hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng logistics, hạ tầng các khu công nghiệp, hạ tầng đô thị, du lịch, dịch vụ đồng bộ, hiện đại bảo đảm tính liên thông, tổng thể”.

Thời gian qua, tỉnh đã hoàn thành, đưa vào khai thác các công trình, như: Cao tốc Vân Đồn-Móng Cái, cầu Tình Yêu, đường nối Khu công nghiệp Cái Lân qua Khu công nghiệp Việt Hưng đến đường cao tốc Hạ Long-Vân Đồn; tuyến đường từ Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đến Khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn; hệ thống các công trình giao thông kết nối 104 thôn, bản thuộc huyện Bình Liêu…

Năm 2022, Quảng Ninh đứng thứ nhất trong danh sách địa phương có chỉ số cơ sở hạ tầng tốt nhất Việt Nam.

Năm 2022, Quảng Ninh đứng thứ nhất trong danh sách địa phương có chỉ số cơ sở hạ tầng tốt nhất Việt Nam.

Hệ thống giao thông khu vực nông thôn, miền núi cũng ngày càng đồng bộ, tạo thuận lợi cho người dân đi lại, giao thương hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các vùng miền trong tỉnh… Năm 2022, Quảng Ninh đứng thứ nhất trong danh sách địa phương có chỉ số cơ sở hạ tầng tốt nhất Việt Nam.

Đặc biệt, tận dụng lợi thế biên giới, cửa khẩu, ngoài đầu tư hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chợ... tỉnh còn chú trọng phát triển hạ tầng thương mại tại các cảng cửa ngõ, các khu kinh tế cửa khẩu. Hệ thống các trung tâm dịch vụ xuất, nhập khẩu quốc gia và quốc tế đã được hình thành thông qua các hệ thống cảng biển, cảng hàng không quốc tế và các khu kinh tế cửa khẩu biên giới đường bộ Móng Cái, Hoành Mô-Đồng Văn, Bắc Phong Sinh.

Quảng Ninh chú trọng phát triển hạ tầng thương mại tại các cảng cửa ngõ, các khu kinh tế cửa khẩu.

Quảng Ninh chú trọng phát triển hạ tầng thương mại tại các cảng cửa ngõ, các khu kinh tế cửa khẩu.

Tỉnh có 5 cảng biển, 1 cảng hàng không và 18 cửa khẩu, lối mở, điểm xuất hàng dọc tuyến biên giới đường bộ thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, tái xuất đã được công bố, có đầy đủ các lực lượng chức năng, được đầu tư cơ bản, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.

Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã đẩy mạnh việc đầu tư cho hạ tầng giao thông địa phương. Gần đây nhất, tỉnh đã khánh thành Dự án Cải tạo, Nâng cấp Đường tỉnh 341 (Quốc lộ 18C) giai đoạn 2, nối từ Khu Kinh tế Cửa khẩu Móng Cái (thành phố Móng Cái) đến Khu Kinh tế Cửa khẩu Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà).

Dự án Cải tạo, Nâng cấp Đường tỉnh 341 (Quốc lộ 18C) giai đoạn 2 từ Khu Kinh tế Cửa khẩu Móng Cái đến Khu Kinh tế Cửa khẩu Bắc Phong Sinh do Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Ninh làm chủ đầu tư. Sau khi tuyến đường được đưa vào sử dụng, rút ngắn thời gian di chuyển giữa 2 cửa khẩu từ gần 1,5 tiếng xuống còn hơn 25 phút.

Cầu Tình yêu có điểm đầu xuất phát từ Khu công nghiệp Cái Lân - Việt Hưng tới đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn.

Cầu Tình yêu có điểm đầu xuất phát từ Khu công nghiệp Cái Lân - Việt Hưng tới đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn.

Tuyến đường được thiết kế nền đường rộng 9m, mặt đường 6m. Đây là công trình giao thông cấp III miền núi, vận tốc thiết kế 60km/giờ. Tổng mức đầu tư là 297 tỷ đồng.

Tuyến đường hoàn thành sẽ tạo kết nối giao thông thuận lợi giữa Khu Kinh tế Cửa khẩu Móng Cái và Khu Kinh tế Cửa khẩu Bắc Phong Sinh, từng bước hoàn chỉnh hạ tầng giao thông theo định hướng phát triển kinh tế-xã hội và các hạ tầng cơ bản khác tại các khu kinh tế cửa khẩu, từ đó tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Móng Cái, huyện Hải Hà nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.

Đặc biệt, Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 341 (Quốc lộ 18C) từ khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh được đưa vào sử dụng kết nối đồng bộ với tuyến cao tốc từ Vân Đồn-Móng Cái đến cao tốc Hà Nội-Hải Phòng-Hạ Long-Vân Đồn hình thành tuyến cao tốc dài 281km; liên thông với tuyến cao tốc Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Hạ Long-Vân Đồn thành tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam gần 600km.

Quảng Ninh tiếp tục hoàn thiện một hệ thống kết nối giao thông thuận lợi, kết nối liên vùng, nội vùng.

Quảng Ninh tiếp tục hoàn thiện một hệ thống kết nối giao thông thuận lợi, kết nối liên vùng, nội vùng.

Hệ thống giao thông này sẽ tạo nên một hệ thống kết nối giao thông thuận lợi, kết nối liên vùng, nội vùng; kiến tạo không gian, hành lang phát triển mới; tạo động lực để thúc đẩy liên kết vùng, giao lưu hàng hóa, thu hút các dự án đầu tư, nâng cao chất lượng đời sống vùng đồng bào dân tộc, vùng núi khó khăn, xóa đói giảm nghèo và làm giàu khu vực biên giới.

Dự án được hoàn thành sẽ tạo bước đột phá về hạ tầng khu vực kinh tế cửa khẩu, góp phần phát triển nhanh, mạnh khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái và khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tạo sức hút mạnh về vận tải hàng hóa thông qua tuyến tới các khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái và ngược lại; đồng thời góp phần tăng cường giao lưu kinh tế, hợp tác hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam và Trung Quốc.

ĐỘNG LỰC THU HÚT NHÀ ĐẦU TƯ

Hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ là một trong những yếu tố quan trọng giúp Quảng Ninh thu hút các nhà đầu tư đến với địa phương.

Trong lĩnh vực bán lẻ, hiện  nhiều tập đoàn, thương hiệu lớn trong lĩnh vực bán lẻ trong và ngoài nước đã có mặt tại Quảng Ninh như: Go Hạ Long (Big C cũ), Điện máy HC, Media mart, Vincom Center…

Thống kê của Sở Công Thương, hiện toàn tỉnh Quảng Ninh có 34 siêu thị và trung tâm thương mại, 27 siêu thị, 7 trung tâm thương mại, 120 cửa hàng tiện ích, 27 điểm bán hàng và giới thiệu sản phẩm OCOP.

Trên địa bàn tỉnh còn có 9 cơ sở bán buôn và 268 cơ sở bán lẻ rượu, 32 cơ sở bán buôn và 414 cơ sở bán lẻ thuốc lá, 5 trạm chiết nạp và 534 cửa hàng bán lẻ khí dầu mỏ hóa lỏng; 5 thương nhân đầu mối, 8 thương nhân phân phối cùng 115 doanh nghiệp và 220 cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Sự có mặt của các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bán lẻ lớn đã giúp thương mại địa phương có nhiều khởi sắc. 9 tháng năm 2023, Quảng Ninh đạt được những kết quả tích cực, nổi bật, toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế ghi dấu ấn nổi bật, với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước tăng 9,94%, trong đó khu vực công nghiệp-xây dựng ước tăng 9,08%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,19%; khu vực dịch vụ ước tăng 12,76%.

Đáng chú ý, đối với mảng thương mại nội địa, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng của tỉnh Quảng Ninh tăng trưởng tới 10,9%, đứng thứ 2 cả nước (chỉ sau Hải Phòng), cao hơn mức tăng chung của cả nước (tăng 9,7%).

Ở góc độ ngoại thương, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn ước đạt 3,1 tỷ USD, tăng 14,15% cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh từ nội địa đạt 28.678 tỷ đồng, tăng 3% cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 12.000 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ.

Về định hướng phát triển thương mại, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai chiến lược phát triển thương mại nội địa tỉnh giai đoạn 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, xác định phát triển thương mại đồng bộ, đa dạng; hạ tầng thương mại được hiện đại hóa, số hóa trong quản lý, khai thác, vận hành; hạ tầng thiết yếu khu vực nông thôn được phát triển đầy đủ, phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Giai đoạn 2022-2025, phấn đấu giá trị tăng thêm của ngành thương mại trong tỉnh đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 9-9,5%/năm và đóng góp khoảng 10-12%/năm giai đoạn 2026-2030; đến năm 2030 đóng góp khoảng 15% vào kinh tế của tỉnh. Tổng mức hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2022-2025 đạt tốc độ tăng bình quân 17-18%/năm; giai đoạn 2026-2030, tốc độ tăng bình quân từ 15-16%/năm.

Quảng Ninh định hướng phát triển thương mại đồng bộ, đa dạng; hạ tầng thương mại được hiện đại hóa, số hóa trong quản lý, khai thác, vận hành.

Quảng Ninh định hướng phát triển thương mại đồng bộ, đa dạng; hạ tầng thương mại được hiện đại hóa, số hóa trong quản lý, khai thác, vận hành.

Giai đoạn 2031-2045, tỉnh phấn đấu giá trị tăng thêm thương mại trong tỉnh đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 8,5-9%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa và thương mại dịch vụ đạt tốc độ tăng bình quân 12-13%/năm; đến năm 2045 kết cấu hạ tầng thương mại được hiện đại hóa và 100% các hệ thống hạ tầng thương mại khu vực thành thị vận hành dựa trên số hóa; giữ thị phần hàng Việt Nam đạt trên 80% tại các kênh phân phối trong siêu thị, trung tâm thương mại và trên 70% tại các chợ truyền thống.

Với sân bay, đường cao tốc và hệ thống cảng biển hiện đại, cùng cảnh sắc thiên nhiên say đắm lòng người, tỉnh Quảng Ninh có nhiều điều kiện để đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ. Nhờ động lực từ hạ tầng ngày càng hoàn thiện, thương mại địa phương đang tiếp tục tăng tốc, đóng góp cho sự phát triển của không chỉ kinh tế địa phương mà còn kinh tế cả nước.

Ngày xuất bản: 24/10/2023
Thực hiện theo Hợp đồng số 04/2023/HĐHTTT/STTTT-BND