Đà Bắc: Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa và giữ gìn cảnh quan

"Đà Bắc phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn tài nguyên tự nhiên và bản sắc văn hóa bản địa" - Đó là chia sẻ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc Lường Văn Thi với Báo Nhân Dân về định hướng phát triển ngành công nghiệp không khói giàu tiềm năng của huyện.

Nhiều tiềm năng phát triển các loại hình du lịch chất lượng, hấp dẫn

Phóng viên: Xin ông chia sẻ đôi chút về tiềm năng phát triển du lịch của Đà Bắc, đặc biệt là các thế mạnh về văn hóa và điều kiện tự nhiên?

Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc Lường Văn Thi: Huyện Đà Bắc có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, nổi bật là cảnh quan mặt nước sông Đà với phong cảnh sơn thủy, hữu tình là lợi thế lớn để phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, vui chơi giải trí trên mặt nước, khám phá hệ sinh thái, tham quan điểm du lịch hai bên bờ,…

Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc Lường Văn Thi tại lễ kỷ niệm 40 năm chuyển dân lòng hồ sông Đà (1982-2022) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước tặng chính quyền và nhân dân huyện Đà Bắc.

Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc Lường Văn Thi tại lễ kỷ niệm 40 năm chuyển dân lòng hồ sông Đà (1982-2022) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước tặng chính quyền và nhân dân huyện Đà Bắc.

Bên cạnh đó, địa bàn huyện có khu rừng nguyên sinh Pu Canh, thuộc địa phận xã Đồng Ruộng - Đoàn Kết - Đồng Chum lưu giữ được nhiều thảm thực vật nguyên bản, với nhiều loại lâm sản, gỗ quý, muông thú, nhiều khu vực ở độ cao trên 1.000m so mực nước biển; núi Biều, hang Lỗ Làn, vịnh Hiền Lương khí hậu trong lành hứa hẹn là những điểm đến cho du khách khám phá trải nghiệm.

Huyện Đà Bắc là nơi sinh sống của nhiều dân tộc, trong đó có 4 dân tộc chính: Mường, Tày, Kinh, Dao. Mỗi dân tộc đều có nền văn hóa đa dạng, mang đậm bản sắc riêng của từng dân tộc. Đến nay đồng bào các dân tộc vẫn giữ được các tập tục sinh hoạt, lối sống mang đậm chất bản địa. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng.

Nói cách khác, mảnh đất, núi rừng Đà Bắc còn chứa đựng những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể hấp dẫn, sắc thái văn hóa của các dân tộc Tày, Mường, Dao, Thái… tạo thành một bản hợp ca nhiều hương sắc, là cơ hội để cho du khách khám phá, trải nghiệm.

Đồng chí Lường Văn Thi và các đại biểu tại Ngày hội Văn hóa, thể thao, quảng bá du lịch huyện Đà Bắc năm 2023. Ảnh: sovanhoa.hoabinh.gov.vn

Đồng chí Lường Văn Thi và các đại biểu tại Ngày hội Văn hóa, thể thao, quảng bá du lịch huyện Đà Bắc năm 2023. Ảnh: sovanhoa.hoabinh.gov.vn

Có thể nói, với những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ, các dân tộc có bản sắc văn hóa, ẩm thực độc đáo, còn giữ nhiều nét nguyên sơ, Đà Bắc có nhiều tiềm năng phát triển các loại hình du lịch chất lượng, hấp dẫn, thu hút khách trong nước và quốc tế.

Item 1 of 3

Phóng viên: Ngành du lịch của Đà Bắc hiện phát triển như thế nào?

Đồng chí Lường Văn Thi: Năm 2020, huyện đón khoảng 125 nghìn lượt khách, tổng thu từ du lịch khoảng 43 tỷ.

Đến nay, huyện mới có khoảng 30 cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch. Tổng số lượt khách đến thăm quan nghỉ dưỡng năm 2023 là 170.100 lượt; trong đó khách du lịch nội địa là 166.060 lượt, khách quốc tế 4.040 lượt, tổng doanh thu đạt trên 80 tỷ đồng.

Những con đường mộc mạc tại xã Giáp Đắt, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: HÀ NAM

Những con đường mộc mạc tại xã Giáp Đắt, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: HÀ NAM

Hiện, du lịch Đà Bắc đang tiếp nhận được những nguồn lực mới, các thị trường được mở rộng về quy mô và chất, một số thị trường du lịch mới được đưa vào khai thác. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch tương đối phù hợp tình hình hiện trạng, đạt khoảng 9-10%/năm.

Phóng viên: Huyện đã công bố Đề án phát triển du lịch huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Định hướng và mục tiêu chính của đề án là gì thưa ông?

Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc Lường Văn Thi: Mục tiêu chính của Đề án là  năm 2025, Đà Bắc sẽ đón khoảng 200 nghìn lượt khách, trong đó khoảng 1.000 lượt khách quốc tế, thu ngân sách khoảng 135 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030, huyện đón khoảng 325 nghìn lượt khách, trong đó khoảng 3.000 lượt khách quốc tế, thu 372 tỷ đồng.

Hiện nay Đà Bắc vẫn đang trong quá trình thực hiện các mục tiêu của Đề án, đang trú trọng tập trung đầu tư, nâng nâng cấp các tuyến đường giao thông, tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch mới mang tính đặc trưng, độc đáo của địa phương, đã có thêm nhiều cơ sở lưu trú, điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, điểm du lịch cộng đồng, gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để thu hút khách du lịch và kéo dài thời gian lưu trú.

Tàu du lịch đưa du khách ghé thăm và trải nghiệm tại xóm Ké, xã Hiền Lương, Đà Bắc. Ảnh: TTXVN

Tàu du lịch đưa du khách ghé thăm và trải nghiệm tại xóm Ké, xã Hiền Lương, Đà Bắc. Ảnh: TTXVN

Theo Đề án, huyện cũng sẽ phát triển du lịch trong không gian kết nối du lịch với Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Hồ Hòa Bình đã được quy hoạch khu du lịch quốc gia, trong đó, huyện Đà Bắc có 7 xã với hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn, đều nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, hứa hẹn là điểm dừng chân lý tưởng trong tương lai.

Nằm trong không gian phát triển Khu du lịch Hồ Hòa Bình, huyện Đà Bắc sẽ tập trung khai thác những cơ sở và điều kiện, lợi thế hiện có của huyện như lợi thế về thiên nhiên, bản sắc văn hóa. Huyện cũng chú trọng phát triển du lịch theo hướng bền vững, gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Huyện cũng chú trọng phát triển du lịch theo hướng bền vững, gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
Đồng chí Lường Văn Thi - Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc

Phóng viên: Huyện có gặp khó khăn trong quá trình thực hiện mục tiêu và chủ trương trên không?

Đồng chí Lường Văn Thi: Có chứ. Là một huyện vùng cao của nên cơ sở hạ tầng du lịch của huyện còn khó khăn, chưa đồng bộ, thiếu các tuyến đường giao thông đủ rộng kết nối đến các điểm du lịch ven hồ. Bến bãi chưa được đầu tư nâng cấp, nhiều phương tiện tàu thuyền vận chuyển khách du lịch còn chưa bảo đảm tiêu chuẩn quy định, công tác bảo đảm vệ sinh môi trường còn hạn chế.

Bên cạnh đó, một số dự án đầu tư về du lịch triển khai chậm, không bảo đảm tiến độ như cam kết; chưa có khách sạn và nhà hàng, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại.

Cũng cần thừa nhận rằng, các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa thu hút được khách du lịch lưu trú dài ngày; nhận thức về du lịch, phát triển kinh tế du lịch ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương và cộng đồng còn hạn chế.

Những trở ngại trên khiến việc thực hiện mục tiêu đề ra gặp nhiều khó khăn.

Huyện Đà Bắc có 7 xã nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, với hơn 80km bờ hồ sông Đà. Ảnh: sovanhoa.hoabinh.gov.vn

Huyện Đà Bắc có 7 xã nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, với hơn 80km bờ hồ sông Đà. Ảnh: sovanhoa.hoabinh.gov.vn

Phóng viên: Vậy huyện có giải pháp gì để khắc phục?

Đồng chí Lường Văn Thi: Để thực hiện được mục tiêu và chủ trương đề ra huyện đã xác định du lịch, dịch vụ là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng phát triển kinh tế-xã hội của huyện, tiếp tục ưu tiên và lồng ghép nguồn ngân sách Nhà nước để đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ, các bến thủy kết nối các điểm du lịch; thu hút các nguồn vốn hỗ trợ chính thức nước ngoài (ODA), nguồn vốn tổ chức phi chính phủ (NGO) và các nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch.

Huyện xác định phát triển mạnh loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, cộng đồng… và tạo nhiều sản phẩm dịch vụ bổ trợ cho khách du lịch.
Đồng chí Lường Văn Thi - Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc

Đồng thời, huyện đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch đạt chuẩn từ 3 sao trở lên; phát triển nhà hàng đạt chuẩn, các khu du lịch sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng chất lượng cao phục vụ khách du lịch.

Huyện xác định phát triển mạnh loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, cộng đồng… và tạo nhiều sản phẩm dịch vụ bổ trợ cho khách du lịch, bảo vệ và phát triển thương hiệu sản phẩm đặc sản bản địa để hỗ trợ ngành công nghiệp không khói Đà Bắc phát triển đúng tiềm năng, tạo công ăn việc làm cho bà con địa phương.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư

Phóng viên: Một trong các giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển du lịch của huyện là đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư. Vậy huyện có chính sách ưu đãi hay cải cách gì để thu hút các nhà đầu tư, hoặc khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia làm du lịch?

Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc Lường Văn Thi: Nhằm đồng hành cùng các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, huyện đã ban hành Kế hoạch hành động về nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), cấp huyện (DDCI) trong đó tập trung đồng bộ các giải pháp: xây dựng, sắp xếp đội ngũ công chức tinh thông nghiệp vụ có trách nhiệm và không gây phiền hà, nhũng nhiễu trong thực thi công vụ ở lĩnh vực đầu tư mà cụ thể là đầu tư về du lịch; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; rút ngắn quy trình xử lý, giảm 30% thời gian làm việc và giảm chi phí hành chính..., tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Huyện cũng chỉ đạo các ngân hàng trong huyện tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn cho đầu tư.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư về khảo sát, chấp thuận địa điểm đầu tư.

Công bố công khai các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch ngành, lĩnh vực nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư vào nghiên cứu, khảo sát.

Thường xuyên đối thoại doanh nghiệp dưới nhiều hình thức; tạo sự đồng thuận với doanh nghiệp, tinh thần là hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

Giải đua thuyền Kayak diễn ra trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, thể thao, quảng bá du lịch huyện Đà Bắc năm 2023. Ảnh: sovanhoa.hoabinh.gov.vn

Giải đua thuyền Kayak diễn ra trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, thể thao, quảng bá du lịch huyện Đà Bắc năm 2023. Ảnh: sovanhoa.hoabinh.gov.vn

Phóng viên: Trong loại hình du lịch cộng đồng mà huyện xác định đẩy mạnh như ông chia sẻ trên, thì yếu tố con người nhất là người dân bản địa với tư cách là một hướng dẫn viên là rất quan trọng. Đây cũng có thể coi là lợi thế để thu hút đầu tư. Vậy huyện có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ này không?

Đồng chí Lường Văn Thi: Thời gian qua, huyện đã điều tra, thống kê và phân loại trình độ lao động trong các ngành dịch vụ, du lịch.

Huyện đồng thời xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng kết hợp giữa nguồn vốn của ngân sách với nguồn vốn của doanh nghiệp sử dụng lao động và người lao động nhằm bảo đảm được yêu cầu về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch.

Đặc biệt, huyện chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các mô hình du lịch cộng đồng tại các địa phương có điều kiện phát triển loại hình du lịch này như các xã Hiền Lương, Cao Sơn, Tiền Phong.

Đội văn nghệ xóm Ké, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: TUYẾT LOAN

Đội văn nghệ xóm Ké, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: TUYẾT LOAN

Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc đã ban hành Kế hoạch số 216/KH-UBND ngày 21/8/2023 thực hiện Tiểu dự án 3, dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Đà Bắc.

Huyện giao trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên tiến hành rà soát, tuyển sinh các ngành nghề phù hợp địa phương mở các lớp đào tạo ngắn hạn như dệt, thêu thổ cẩm, hướng dẫn viên du lịch, kỹ thuật chế biến món ăn…

Đối tượng tham gia các lớp học này là người dân tộc thiểu số, người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Năm 2022-2023, Đà Bắc đã tổ chức được 7 lớp hướng dẫn viên du lịch với 215 học viên tham gia.

Những sản vật địa phương được bày bán tại quán tự giác - quán không có người bán tại xóm Đá Bia, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc. Đá Bia là bản du lịch cộng đồng đã được nhận Giải thưởng Du lịch cộng đồng ASEAN năm 2019. (Ảnh: TTXVN)

Những sản vật địa phương được bày bán tại quán tự giác - quán không có người bán tại xóm Đá Bia, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc. Đá Bia là bản du lịch cộng đồng đã được nhận Giải thưởng Du lịch cộng đồng ASEAN năm 2019. (Ảnh: TTXVN)

Phóng viên: Ông có thể chia sẻ thêm về quan điểm phát triển du lịch của huyện?

Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc Lường Văn Thi: Đà Bắc định hướng phát triển du lịch theo 5 phương châm:

Một là, phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện.

Phát triển du lịch bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
Đồng chí Lường Văn Thi - Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc

Hai là, phát triển du lịch bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Ba là, chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc.

Bốn là, phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Năm là, phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa; tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người dân; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài nguyên tự nhiên và văn hóa; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Đà Bắc.

Tuyệt đối không đầu tư xây dựng theo hướng bê-tông hóa, phá vỡ cảnh quan tự nhiên

Phóng viên: Phát triển du lịch sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới lối sống còn giữ nhiều chất bản địa nguyên sơ của đồng bào dân tộc thiểu số ở Đà Bắc hiện nay. Vậy huyện có kế hoạch gì trong việc vừa đẩy mạnh phát triển du lịch, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào?

Đồng chí Lường Văn Thi: Để phát triển du lịch không làm ảnh hưởng đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của bà con dân tộc thiểu số, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc đã ban hành Kế hoạch 07/KH-UBND ngày 10/01/2023 về việc triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình” giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn huyện Đà Bắc.

Đề án chú trọng bảo tồnphát huy các giá trị văn hóa, tín ngưỡng các dân tộc.

Đề án chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tín ngưỡng các dân tộc. Bên cạnh đó, đề án cũng khuyến khích người dân phát triển du lịch cộng đồng, bảo tồn, giữ nguyên hiện trạng về kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số như nhà sàn gỗ lợp lá cọ của đồng bào dân tộc Tày, nhà sàn gỗ lợp mái lá dân tộc Mường, nhà đất trệt lợp mái lá cọ dân tộc Dao, tiếng nói, chữ viết dân tộc Tày, Dao, các nghề thủ công truyền thống: Giấy dó, dệt thổ cẩm, thêu-in hoa văn, nhuộm chàm…

Làm giấy dó tại bản Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc. Ảnh: TTXVN

Làm giấy dó tại bản Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc. Ảnh: TTXVN

Ngoài ra, huyện cũng tổ chức các hoạt động phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể liên quan các giá trị văn hóa dân tộc Tày, Mường, Dao tại địa phương; chú trọng khai thác bản sắc văn hóa, ẩm thực đặc trưng như cá sông Đà, lợn bản địa, gà đồi, măng, miến, gạo J02, các loại thuốc nam, các loại rau củ quả của địa phương và một số món ăn đặc sản truyền thống.

Một không gian nghỉ ngơi tại homestay cộng đồng tại xã Tiền Phong, Đà Bắc. Ảnh: TTXVN

Một không gian nghỉ ngơi tại homestay cộng đồng tại xã Tiền Phong, Đà Bắc. Ảnh: TTXVN

Phóng viên: Môi trường cảnh quan thiên nhiên cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu phát triển du lịch mất kiểm soát. Huyện có các biện pháp gì về việc phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường không? 

Việc đầu tư, phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện được thực hiện trên cơ sở quy hoạch và quản lý quy hoạch. Quan điểm của huyện là tuyệt đối không đầu tư xây dựng theo hướng bê-tông hóa, phá vỡ cảnh quan tự nhiên.

Việc đầu tư, phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện được thực hiện trên cơ sở quy hoạch và quản lý quy hoạch.

- Đồng chí Lường Văn Thi - Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc -

Đồng thời, quá trình phát triển du lịch sinh thái phải được định hướng và quản lý theo phương châm: Kết hợp hài hòa nhu cầu hiện tại và tương lai nhằm phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn tài nguyên tự nhiên và bản sắc văn hóa bản địa.

Để phát triển du lịch một cách bền vững, huyện đã tổ chức quản lý tốt hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại các điểm tham quan du lịch, lắp đặt các biển tuyên truyền bảo vệ môi trường, lắp đặt hệ thống nước hợp vệ sinh đáp ứng nhu cầu tại các điểm tham quan, điểm dừng nghỉ của du khách.

Người dân xóm Đoàn Kết (xã Tiền Phong, Đà Bắc, Hòa Bình) giữ gìn môi trường sạch đẹp. Ảnh: TUYẾT LOAN

Người dân xóm Đoàn Kết (xã Tiền Phong, Đà Bắc, Hòa Bình) giữ gìn môi trường sạch đẹp. Ảnh: TUYẾT LOAN

Huyện đã chỉ đạo thu gom, vận chuyển, rác thải tại các điểm du lịch đến nơi tập kết rác thải của địa phương bằng hình thức xã hội hóa, xử lý rác bằng hình thức hợp vệ sinh theo quy định.

Xây mới và hỗ trợ xử lý rác thải, đào hố, trồng cây xanh vùng đệm giảm thiểu mùi hôi ra môi trường, tạo cảnh quan đẹp. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học cho nhân dân, du khách...

Phóng viên: Ông muốn gửi thông điệp gì tới du khách không?

Đồng chí Lường Văn Thi: Hãy đến với Đà Bắc - Điểm du lịch xanh, sạch, an toàn và thân thiện.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông!

Ngày xuất bản: 20/2/2024
Tổ chức: Xuân Bách
Thực hiện: Song Thu - Ngọc Bích