Cùng cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp

vượt sóng cả, vững tay chèo

image

Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, được xác lập kể từ năm 2004 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, mang ý nghĩa to lớn trong việc ghi nhận đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam năm 2022, Chủ tịch Quốc hội VƯƠNG ÐÌNH HUỆ dành cho ấn phẩm đặc biệt của Báo Nhân Dân cuộc trò chuyện về định hướng, chính sách của Ðảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế, xây dựng đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam vươn tầm ra khu vực và thế giới.

Phóng viên: Quốc hội Khóa XV bắt đầu nhiệm kỳ mới đúng vào giai đoạn "nước sôi lửa bỏng" khi đất nước chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 với những khó khăn, thách thức chưa từng có. Dù thế, "lửa thử vàng, gian nan thử sức", Quốc hội đã đồng hành sát sao với Chính phủ, với nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Hoạt động của Quốc hội trong hơn một năm đầu nhiệm kỳ cũng đã thể hiện sinh động hình ảnh một Quốc hội năng động, đổi mới và hành động quyết liệt vì "mục tiêu tối thượng là phụng sự lợi ích của Quốc gia, Dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân", thưa Chủ tịch Quốc hội?

Chủ tịch Quốc hội Vương Ðình Huệ: Khi bước vào nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, đất nước ta đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có về kinh tế, xã hội do đại dịch Covid-19 gây ra. Do thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp giãn cách xã hội trong phạm vi cả nước, nhất là các trung tâm kinh tế lớn để tập trung chống dịch, sản xuất, kinh doanh đã bị đình trệ và tổn thất nặng nề, các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, lao động, việc làm, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế quý III/2021 giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam chính thức công bố số liệu GDP với âm 6,02%, kéo theo tăng trưởng kinh tế cả năm 2021 chỉ còn 2,58% - thấp nhất trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo sát sao của Trung ương Ðảng, sự vào cuộc chủ động, tích cực của Quốc hội, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, các cấp ủy Ðảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị, cũng như sự đoàn kết, vượt khó và sự ủng hộ, đồng lòng của toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta đã thực hiện đồng bộ, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả nhiều giải pháp để thực hiện thành công mục tiêu kép vừa bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa duy trì, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi gặp mặt Đoàn doanh nghiệp của Diễn đàn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam và vinh danh các thương hiệu mạnh Việt Nam nhân dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2021). Ảnh: Duy Linh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi gặp mặt Đoàn doanh nghiệp của Diễn đàn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam và vinh danh các thương hiệu mạnh Việt Nam nhân dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2021). Ảnh: Duy Linh

Quán triệt chủ trương, nghị quyết của Ðảng, Quốc hội nước ta từ trước tới nay, cũng như từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến nay luôn "đặt người dân và doanh nghiệp ở vị trí trung tâm" trong mọi quyết sách từ lập pháp, giám sát tối cao đến quyết định các vấn đề quan trọng quốc gia và công tác đối ngoại.

Ngay tại Kỳ họp đầu tiên, Quốc hội đã kịp thời thể chế hóa các nghị quyết của Ðảng, thông qua các kế hoạch trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025 và đặc biệt là đã thông qua Nghị quyết số 30/2021/QH15 cho phép Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chính quyền địa phương được thực hiện các biện pháp đặc thù, đặc cách và đặc biệt, có thể khác với quy định của pháp luật hiện hành hoặc chưa có quy định pháp luật để kiểm soát dịch bệnh, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an sinh xã hội, gia tăng sức chống chịu cho doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế.

Nhờ có Nghị quyết số 30, ngay sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã ban hành và triển khai rất nhiều chính sách cụ thể, hỗ trợ người dân và cộng đồng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của đại dịch Covid-19.

Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường công bố các Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất. Ảnh: Duy Linh

Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường công bố các Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất. Ảnh: Duy Linh

Ðầu năm nay, Quốc hội đã tiến hành Kỳ họp bất thường đầu tiên trong lịch sử, thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, trọng tâm là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân với quy mô lên tới 347.000 tỷ đồng, nâng tổng mức các gói hỗ trợ về tài khóa, tiền tệ để phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội lên hơn 8% GDP năm 2020 của Việt Nam, cao hơn nhiều so với các nước có cùng điều kiện kinh tế-xã hội như nước ta trong khu vực và trên thế giới.

Từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay, Quốc hội cũng đã ban hành các Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư sáu dự án giao thông quan trọng quốc gia gồm: dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2021-2025, dự án đường cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, dự án đường cao tốc Châu Ðốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều Nghị quyết quan trọng khác nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Trong hoạt động đối ngoại, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã triển khai chủ động, tích cực và rất có hiệu quả "Chiến lược ngoại giao vaccine", trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của cơ quan lập pháp trong phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch, tăng cường thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài...

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hungary, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp gỡ cộng đồng doanh nhân người Việt tại châu Âu (26/6/2022) . Ảnh: Doãn Tấn

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hungary, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp gỡ cộng đồng doanh nhân người Việt tại châu Âu (26/6/2022) . Ảnh: Doãn Tấn

Nhờ các giải pháp đồng bộ và quyết liệt, từ cuối năm 2021, kinh tế trong nước phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2022, đặc biệt GDP quý III/2022 tăng 13,67%, chín tháng tăng 8,83%, dự kiến cả năm có thể đạt 8%. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, kiểm soát được lạm phát, các cân đối lớn được bảo đảm; xuất, nhập khẩu tăng trưởng mạnh, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và trở lại gia nhập thị trường đạt mức kỷ lục, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nâng cao. Dự báo cả năm nay sẽ hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2022.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV. Ảnh: Duy Linh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV. Ảnh: Duy Linh

Trong khuôn khổ chương trình thăm chính thức Vương quốc Anh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp ông Kenneth Atkinson, Chủ tịch Britcham cùng đại diện một số tập đoàn, quỹ đầu tư của Anh đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam (30/6/2022). Ảnh: Doãn Tấn

Trong khuôn khổ chương trình thăm chính thức Vương quốc Anh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp ông Kenneth Atkinson, Chủ tịch Britcham cùng đại diện một số tập đoàn, quỹ đầu tư của Anh đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam (30/6/2022). Ảnh: Doãn Tấn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt-Áo (6/9/2021). Ảnh: Doãn Tấn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt-Áo (6/9/2021). Ảnh: Doãn Tấn

Item 1 of 3

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV. Ảnh: Duy Linh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV. Ảnh: Duy Linh

Trong khuôn khổ chương trình thăm chính thức Vương quốc Anh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp ông Kenneth Atkinson, Chủ tịch Britcham cùng đại diện một số tập đoàn, quỹ đầu tư của Anh đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam (30/6/2022). Ảnh: Doãn Tấn

Trong khuôn khổ chương trình thăm chính thức Vương quốc Anh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp ông Kenneth Atkinson, Chủ tịch Britcham cùng đại diện một số tập đoàn, quỹ đầu tư của Anh đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam (30/6/2022). Ảnh: Doãn Tấn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt-Áo (6/9/2021). Ảnh: Doãn Tấn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt-Áo (6/9/2021). Ảnh: Doãn Tấn

Phóng viên: Xây dựng và hoàn thiện đồng bộ thể chế là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước bền vững được Ðảng ta đề ra từ Ðại hội XI và tiếp tục được xác định là khâu đột phá trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ Ðại hội XIII và cho cả giai đoạn 10 năm 2021-2030. Xin Chủ tịch Quốc hội cho biết những định hướng lớn của Quốc hội trong hoàn thiện thể chế và những giải pháp để bảo đảm chất lượng lập pháp trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Ðình Huệ: Hoàn thiện thể chế phát triển, nhất là thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ luôn được Ðảng ta quan tâm chỉ đạo, là một trong các đột phá chiến lược của nước ta.

Nghị quyết Ðại hội lần thứ XIII của Ðảng nhấn mạnh một trong các nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong phát biểu tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XV cũng đã chỉ đạo Quốc hội dành "ưu tiên xây dựng mới, bổ sung các đạo luật ở các lĩnh vực trọng điểm có ý nghĩa then chốt, có tính khả thi cao, tạo sự bứt phá về phát triển kinh tế-xã hội".

Trong bài phát biểu nhậm chức Chủ tịch Quốc hội Khóa XV, tôi cũng đã khẳng định nhiệm vụ hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển đất nước, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế là một nhiệm vụ trọng tâm của Quốc hội Khóa XV.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thực hiện nghi lễ Tuyên thệ nhậm chức.  Ảnh: quochoi.vn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thực hiện nghi lễ Tuyên thệ nhậm chức.  Ảnh: quochoi.vn

Vì thế, ngay khi bắt đầu nhiệm kỳ, Ðảng đoàn Quốc hội đã chủ trì xây dựng và trình Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV. Ðây là lần đầu tiên Bộ Chính trị có kết luận về định hướng xây dựng pháp luật trong cả nhiệm kỳ của Quốc hội.

Trong đó, xác định rõ mục tiêu: Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, tạo lập khung khổ pháp lý để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025, gắn với 12 định hướng phát triển đất nước, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược được đề ra tại Nghị quyết Ðại hội lần thứ XIII của Ðảng.

Tập trung thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đồng bộ các chủ trương, đường lối được xác định tại các văn kiện Ðại hội XIII để hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, ổn định, công khai, minh bạch, có sức cạnh tranh quốc tế; lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm; tăng cường giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước; thúc đẩy đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển đất nước nhanh, bền vững.

Trên cơ sở đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Kế hoạch số 81 triển khai Kết luận số 19 của Bộ Chính trị xác định 137 nhiệm vụ lập pháp cho cả nhiệm kỳ 2021-2025, tập trung vào tám định hướng lớn gồm:

Một là, hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn cản trở sự phát triển; tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế.

Hai là, hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, tận dụng tối đa các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; xây dựng khung chính sách pháp luật về phát triển hạ tầng số, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia...

Ba là, hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển xã hội bền vững, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, trọng tâm là pháp luật về bảo hiểm xã hội, việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bốn là, hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó, trọng tâm là pháp luật về đất đai nhằm quản lý chặt chẽ, huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai để phát triển đất nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt Đoàn doanh nghiệp của Diễn đàn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam và vinh danh các thương hiệu mạnh Việt Nam (12/10/2022). Ảnh: Duy Linh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt Đoàn doanh nghiệp của Diễn đàn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam và vinh danh các thương hiệu mạnh Việt Nam (12/10/2022). Ảnh: Duy Linh

Năm là, hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Sáu là, hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; nội luật hóa đầy đủ, kịp thời cam kết tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Bảy là, hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong mọi cơ chế, chính sách, pháp luật. Phát huy hơn nữa vai trò nòng cốt chính trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tăng cường giám sát, phản biện xã hội. Hoàn thiện pháp luật để cụ thể hóa đầy đủ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp.

Tám là, hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là tiếp tục đổi mới hoạt động của Quốc hội, hoàn thiện quy trình lập pháp, cơ chế giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; tạo lập khung pháp lý cho sự vận hành của Chính phủ điện tử, hướng tới xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; đổi mới, hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với địa bàn nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt; hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, về phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, thu hồi tài sản tham nhũng.

Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức hội nghị đánh giá việc triển khai thực hiện Kết luận số 19 và Kế hoạch số 81 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Kết quả cho thấy, chỉ sau 10 tháng, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan đã hoàn thành công tác nghiên cứu, rà soát, đề xuất 49,6% tổng số nhiệm vụ lập pháp của cả nhiệm kỳ.

Ðể bảo đảm chất lượng các dự án luật trình Quốc hội, nhiều đổi mới thiết thực, hiệu quả đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội áp dụng như: Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành nhiều thời gian hơn, tập trung xem xét, cho ý kiến kỹ lưỡng đối với các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết và có kết luận cụ thể về từng dự án để làm cơ sở cho các cơ quan, tổ chức tiếp thu, chỉnh lý; tổ chức các phiên họp bất thường, kể cả ngoài giờ hành chính, để kịp thời xem xét các tờ trình, báo cáo của Chính phủ và giải quyết những vấn đề phát sinh; hay từ tháng 8 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bắt đầu tổ chức phiên họp chuyên đề pháp luật để tập trung xem xét, cho ý kiến đối với các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết.

Hội nghị đánh giá việc triển khai thực hiện Kết luận số 19 và Kế hoạch số 81 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Duy Linh

Hội nghị đánh giá việc triển khai thực hiện Kết luận số 19 và Kế hoạch số 81 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Duy Linh

Quốc hội cũng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu phòng chống tiêu cực ngay trong quá trình xây dựng pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lồng ghép "lợi ích nhóm", lợi ích cục bộ của cơ quan quản lý nhà nước hoặc sửa đổi bổ sung pháp luật chỉ tạo thuận lợi cho các cơ quan quản lý, đẩy khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kiên trì lắng nghe ý kiến về các dự án luật, có những nội dung trước khi trình Quốc hội thông qua nếu nhận được ý kiến thì vẫn tiếp tục thảo luận làm rõ nhằm bảo đảm tối đa quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, cộng đồng doanh nghiệp.

Phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình triển khai thực hiện những tháng đầu năm 2022. Ảnh: Duy Linh

Phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình triển khai thực hiện những tháng đầu năm 2022. Ảnh: Duy Linh

Các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan trình dự án luật đã đồng hành rất chặt chẽ, không phân biệt "quyền anh, quyền tôi" mà cộng đồng trách nhiệm với nhau, cùng nhau thảo luận, xem xét kỹ lưỡng đến cùng.

Lãnh đạo Chính phủ, các Bộ trưởng cũng hết sức tích cực, dành nhiều thời gian hơn cho công tác xây dựng pháp luật cơ bản, không còn tình trạng "giao phó-giao cho cấp phó" như trước đây nữa.

Ðể bảo đảm chất lượng lập pháp, chúng ta phải tiếp tục phát huy thật tốt cơ chế phối hợp từ sớm, từ xa và cộng đồng trách nhiệm, thật sự "lắng nghe hơi thở cuộc sống", lắng nghe lẫn nhau, lắng nghe người dân, cộng đồng doanh nghiệp. Theo cách thức này thì các nhiệm vụ dù khó mấy chúng ta cũng làm được và đạt được sự đồng thuận cao.

Phóng viên: Thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội đã có nhiều cuộc làm việc, gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp, doanh nhân ở trong nước và nước ngoài. Chủ tịch nhìn nhận như thế nào về khả năng "chống chịu" của nền kinh tế nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng trong giai đoạn hiện nay?

Chủ tịch Quốc hội Vương Ðình Huệ: Kiên trì củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, khả năng chống chịu của nền kinh tế luôn là ưu tiên hàng đầu của nước ta, nhất là trong điều kiện độ mở của nền kinh tế Việt Nam rất lớn và tình hình kinh tế thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường như hiện nay.

Trong gần ba năm qua, đại dịch Covid-19 để lại hậu quả rất nặng nề, cuộc xung đột Nga-Ukraine lại càng làm trầm trọng hơn những khó khăn của nền kinh tế thế giới. Hầu hết các nước trên thế giới đều xảy ra tình trạng kinh tế đình trệ, lạm phát gia tăng.

Trong điều kiện đó, Việt Nam vẫn có tốc độ tăng trưởng cao (9 tháng năm 2022 đạt 8,83%) và lạm phát thấp, đứng thứ hai thế giới về khả năng phục hồi sau đại dịch theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế.

Tuy khó khăn, thách thức phía trước còn rất lớn, nhưng điều đó cho thấy sức chống chịu của nền kinh tế, của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam là rất kiên cường và mãnh liệt.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm phòng điều khiển của Công ty cổ phần Gỗ MDF VRG Dongwha tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Ảnh: Duy Linh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm phòng điều khiển của Công ty cổ phần Gỗ MDF VRG Dongwha tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Ảnh: Duy Linh

Phóng viên: Xin Chủ tịch Quốc hội chia sẻ về những mong đợi đối với cộng đồng doanh nhân Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025, định hướng tới năm 2030 và tầm nhìn tới năm 2045?

Chủ tịch Quốc hội Vương Ðình Huệ: Cách đây 77 năm, ngày 13/10/1945, trong thư gửi cho giới Công Thương Việt Nam, Bác Hồ đã khẳng định vai trò và đặt niềm tin đối với sứ mệnh của giới doanh nhân.

Người viết: "Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công-Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng. Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới Công-Thương trong công cuộc kiến thiết này...".

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc với Liên đoàn Công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI) và gặp gỡ gặp gỡ đại diện giới doanh nhân Việt Nam, ngày 7/10. Ảnh: Duy Linh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc với Liên đoàn Công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI) và gặp gỡ gặp gỡ đại diện giới doanh nhân Việt Nam, ngày 7/10. Ảnh: Duy Linh

Trong suốt 77 năm qua, và đặc biệt là qua 35 năm đổi mới, lực lượng doanh nhân Việt Nam luôn là đội ngũ xung kích, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế của mình và có những đóng góp quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong giai đoạn hiện nay, Ðảng ta đã có hàng loạt Nghị quyết quan trọng về phát triển doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam như: Nghị quyết số 09-NQ/TW năm 2011 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân; Nghị quyết số 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước...

Ðể thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025, định hướng tới năm 2030 và tầm nhìn tới năm 2045, tôi mong rằng, cả hệ thống chính trị cùng đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam quán triệt thực hiện hiệu quả các Nghị quyết nêu trên. Các cấp ủy, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân đồng hành với nhau, như ngạn ngữ có câu "Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa phải đi cùng nhau".

Muốn đi xa trong điều kiện khó khăn, thách thức lớn mà về đích, hoàn thành tốt các mục tiêu định hướng lớn thì lại càng phải sát cánh, đoàn kết bên nhau, không chỉ đoàn kết trong nước mà còn phải tăng cường hợp tác, đoàn kết với khu vực và quốc tế.

Tôi tin tưởng sâu sắc rằng, trong tương lai, Việt Nam của chúng ta sẽ có vị trí ngày càng xứng đáng trong khu vực và thế giới. Ðiều này có sự đóng góp rất quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Ðảng, Nhà nước luôn đề cao và coi trọng vị trí của doanh nghiệp, doanh nhân trong mọi chủ trương, chính sách.

Do vậy, tôi rất mong muốn và kỳ vọng cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân Việt Nam tiếp tục đoàn kết, chung sức, đồng lòng với Ðảng, Nhà nước "vượt sóng cả, vững tay chèo" để đất nước đạt được mục tiêu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Ðảng trở thành nước có thu nhập trung bình cao; và đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước sẽ trở thành nước phát triển và có thu nhập cao.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quốc hội về cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nhân Dân!

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Đoàn đại biểu lãnh đạo cấp cao Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN (USABC) ngày 9/3/2022. Ảnh: Duy Linh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Đoàn đại biểu lãnh đạo cấp cao Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN (USABC) ngày 9/3/2022. Ảnh: Duy Linh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt-Áo. Ảnh: Doãn Tấn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt-Áo. Ảnh: Doãn Tấn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Diễn đàn kinh tế-xã hội Việt Nam 2022. Ảnh: Duy Linh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Diễn đàn kinh tế-xã hội Việt Nam 2022. Ảnh: Duy Linh

Item 1 of 3

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Đoàn đại biểu lãnh đạo cấp cao Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN (USABC) ngày 9/3/2022. Ảnh: Duy Linh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Đoàn đại biểu lãnh đạo cấp cao Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN (USABC) ngày 9/3/2022. Ảnh: Duy Linh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt-Áo. Ảnh: Doãn Tấn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt-Áo. Ảnh: Doãn Tấn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Diễn đàn kinh tế-xã hội Việt Nam 2022. Ảnh: Duy Linh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Diễn đàn kinh tế-xã hội Việt Nam 2022. Ảnh: Duy Linh

Xem thêm phiên bản các ngữ tại đây

National Assembly accompanies the business community in weathering the storm

The Prime Minister’s 2004 selection of October 13 as Vietnam Entrepreneurs’ Day is a highly significant event, which recognises the contributions of the business community and entrepreneurs to the country’s socio-economic development.

Président de l’AN : avec la communauté des affaires, les entreprises surmontent les difficultés

La Journée des entrepreneurs vietnamiens, le 13 octobre, instituée depuis 2004 par décision du Premier ministre, revêt une grande importance dans la reconnaissance de la contribution de la communauté des affaires et des entrepreneurs à la cause du développement socioéconomique du Vietnam.

Вместе с сообществом вьетнамских предпринимателей и предприятий стойко преодолеваем трудности

День вьетнамского предпринимателя 13 октября был учрежден в 2004 году по решению Премьер-министра для признания вклада сообщества вьетнамских предпринимателей и предприятий в дело социально-экономического развития страны.

与企业家和企业界乘风破浪、稳步前行

十·十三越南企业家日是2004年根据政府总理的决定而确定,就彰显企业界、企业家对国家经济社会发展事业的贡献具有重大意义。

值2022年越南企业家日之际,越南国会主席王廷惠就党、国家有关实现经济发展、建立越南企业界企业家队伍的政策与规划接受《人民报》特刊的采访。

Empresas vietnamitas desafían vientos en contra para el desarrollo socioeconómico tras la pandemia

El Día de los Empresarios Vietnamitas, establecido el 13 de octubre de 2004 según una decisión del Gobierno, tiene como objetivo reconocer la contribución de los empresarios y la comunidad empresarial a la causa del desarrollo socioeconómico del país.

Ngày xuất bản: 11/10/2022
Nội dung: VĂN NGHIỆP CHÚC, LƯU HƯƠNG
Ảnh: DUY LINH, TTXVN
Trình bày: DIỆU THU