Nhiều khán giả ngồi trên những hàng ghế danh dự thuộc đoàn ngoại giao các quốc gia châu Âu và Hoa Kỳ.

Nhiều người Nhật có thể hát “Diễm xưa” bằng ngôn ngữ của họ.

Cựu Đại sứ New Zealand Haike Manning từng làm MV “Hãy yêu nhau đi” trước khi rời nhiệm sở.

Thủy thủ đoàn tàu sân bay Hoa Kỳ USS Theodore Roosevelt cùng hát “Nối vòng tay lớn” khi cập bến Đà Nẵng.

Họ yêu nhạc Trịnh, hát nhạc Trịnh và truyền tình yêu ấy đến với đồng hương của họ.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và em gái Trịnh Vĩnh Trinh. Ảnh: Gia đình cung cấp

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và em gái Trịnh Vĩnh Trinh. Ảnh: Gia đình cung cấp

Ngày nay không phải quá hiếm các nhạc sĩ hay ca sĩ có ảnh hưởng đến như vậy ở bên ngoài biên giới Việt Nam. Thế hệ trẻ có: Sơn Tùng M-TP, Suboi, BinZ, Vũ Cát Tường, Mỹ Tâm… những giọng ca được yêu thích ở các festival âm nhạc châu Á và trên các nền tảng số. Nếu như nhạc Trịnh được thẩm thấu nhiều thế hệ qua năm tháng, với những bài ca phản chiến đậm chất Bob Dylan và những bản nhạc trữ tình sâu lắng, với những trải nghiệm trực tiếp với cuộc đời và sự nghiệp của ông, thì nhạc trẻ bắt đầu chinh phục thế giới bằng công nghệ biểu diễn, thông qua một quy trình sản xuất hiện đại và nền tảng phân phối xuyên biên giới. Công nghiệp âm nhạc đang dần lớn.

THƯƠNG HIỆU VIỆT
QUA TỪNG DẤU ẤN NHỎ

Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã từ lâu có một giá trị không nhỏ trên các thị trường quốc tế. Gốm Bát Tràng đã nằm trong phòng khách của nhiều gia đình trên thế giới và len lỏi vào các cửa hàng nội thất của các thương hiệu lớn như: Zara Home, Ikea, H&M.

Gốm Chu Đậu đã từng được biết đến ở nhiều bảo tàng mỹ thuật thế giới, như: Metropolitan Museum of Art (New York, Hoa Kỳ), Kyoto National Museum (Nhật Bản), British Museum of London (Anh), Bảo tàng Tokapi Saray (Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ).

Tranh thêu XQ, lãnh Mỹ Á và những sản phẩm sơn mài tinh xảo của Hanoia là những món đồ được yêu thích của khách du lịch quốc tế. Đại sứ quán Hoa Kỳ, Viện Geothe và nhiều tổ chức quốc tế ưa thích kể những câu chuyện văn hóa Việt Nam qua tranh ghép lụa của Vụn Art.

Nghệ nhân Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ Huế trình diễn công đoạn thêu. Ảnh: Báo Nhân Dân

Nghệ nhân Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ Huế trình diễn công đoạn thêu. Ảnh: Báo Nhân Dân

Cho dù chưa phải là những mảnh ghép thật sự có trọng lượng, nhưng điện ảnh Việt Nam cũng đã có mặt và nhận những giải thưởng nhất định ở các liên hoan phim quốc tế uy tín, như: Liên hoan phim Berlin, Busan. Còn tranh hội họa Việt Nam đã từng và đang trở thành những tác phẩm được ưa chuộng của nhiều nhà sưu tập thế giới.

Tác phẩm "Bắn tập" của họa sĩ Nguyễn Thụ. Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Tác phẩm "Bắn tập" của họa sĩ Nguyễn Thụ. Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Trong 12 ngành công nghiệp văn hóa, có lẽ phần mềm và các trò chơi giải trí mang đến những dấu ấn mạnh mẽ nhất. Thống kê cho thấy, cứ 25 trò chơi được tải xuống trên toàn cầu sẽ có một trò chơi được sản xuất tại Việt Nam và doanh thu từ quảng cáo của các studio sản xuất và phát hành game của Việt Nam nằm trong top đầu thế giới. Việt Nam hiện tại có 430.000 nhà phát triển game, trung bình 7 trong 10 nhà phát triển game Việt Nam nhắm đến thị trường quốc tế.

Hình ảnh trong trò chơi "Lạc Việt phiêu lưu ký". Ảnh: Báo Nhân Dân

Hình ảnh trong trò chơi "Lạc Việt phiêu lưu ký". Ảnh: Báo Nhân Dân

Trong lĩnh vực tổ chức biểu diễn, nhiều chương trình thật sự đã tạo dấu ấn mạnh mẽ đối với báo chí quốc tế, như: chương trình Ký ức Hội An, vở diễn Làng Tôi hay À Ố Show. Những chương trình này không những có sức hút mạnh mẽ đối với du khách, mà còn góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trong ngành công nghiệp non trẻ này.

Một cảnh biểu diễn trong “À ố show”. Ảnh: Fanpage A O Show

Một cảnh biểu diễn trong “À ố show”. Ảnh: Fanpage A O Show

Trên đây có thể vẫn chỉ là những dấu ấn nhỏ, nếu so với những nền kinh tế sáng tạo hàng đầu như: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Italia, Hàn Quốc, Nhật Bản…, nhưng các chuyên gia quốc tế như Tom Fleming, người được UNESCO cử sang Việt Nam hỗ trợ phát triển công nghiệp sáng tạo và văn hóa, khẳng định rằng chúng ta có một tiềm năng rất to lớn. Những thực tế này cho thấy, bên cạnh những thành tựu về kinh tế và chính trị, văn hóa chính là nhân tố tác động to lớn đến vị thế của đất nước, góp phần tạo dựng thương hiệu quốc gia, gia tăng sức mạnh mềm quốc gia.

VÀ CON ĐƯỜNG
PHÁT TRIỂN LỚN

Làn sóng văn hóa Hallyu của Hàn Quốc là một minh chứng sống động về sức mạnh mềm quốc gia.

Sau chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa một cách cực kỳ bài bản, chỉ trong vài thập niên, văn hóa Hàn Quốc tràn ra toàn cầu, với âm nhạc, phim điện ảnh, phim truyền hình, và cả phong cách thời trang, giải trí.

Làn sóng văn hóa Hallyu. Nguồn: habkorea.net/TTXVN

Làn sóng văn hóa Hallyu. Nguồn: habkorea.net/TTXVN

Ngôn ngữ Hàn được chủ động tìm học, hội nhập, như một nhu cầu tự thân ở nhiều nước trên thế giới, để tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc, nghe nhạc Hàn Quốc, xem phim Hàn Quốc và làm bạn với người Hàn Quốc.

Nhóm nhạc nam K-Pop BTS. Nguồn: Rollingstone.com

Nhóm nhạc nam K-Pop BTS. Nguồn: Rollingstone.com

Du khách tham quan gian hàng Việt Nam tại "Ngày hội Cuối tuần Pháp ngữ 2022" được tổ chức tại làng Yèbles, thuộc tỉnh Seine et Marne, Pháp. Ảnh: Thu Hà/TTXVN

Yumzhana Daneeva và Marina Timoshchenko bên những chiếc bánh chưng đầu tiên của mình. Ảnh: Thanh Thể

Thiết kế gian hàng quốc gia Việt Nam trong khuôn khổ sự kiện Hội nghị và Triển lãm Thế giới số 2021 (ITU Digital World) được khai mạc ngày 12/10/2021, song song với Lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng ITU Digital World 2021. Ảnh: Phúc Hằng/Vietnam+

Du khách tham quan gian hàng Việt Nam tại "Ngày hội Cuối tuần Pháp ngữ 2022" được tổ chức tại làng Yèbles, thuộc tỉnh Seine et Marne, Pháp. Ảnh: Thu Hà/TTXVN

Yumzhana Daneeva và Marina Timoshchenko bên những chiếc bánh chưng đầu tiên của mình. Ảnh: Thanh Thể

Thiết kế gian hàng quốc gia Việt Nam trong khuôn khổ sự kiện Hội nghị và Triển lãm Thế giới số 2021 (ITU Digital World) được khai mạc ngày 12/10/2021, song song với Lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng ITU Digital World 2021. Ảnh: Phúc Hằng/Vietnam+

Xa hơn nữa, chúng ta từng chứng kiến sức ảnh hưởng của văn hóa Pháp từ thời thuộc địa đã từng tác động sâu đậm trong lề lối tư duy, phong cách sinh hoạt của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Các sản phẩm văn hóa Mỹ, từ phim ảnh, âm nhạc đến các sản phẩm tiêu dùng, giải trí khác cũng là tác nhân duy trì ảnh hưởng lên nhiều đất nước, vùng lãnh thổ. Văn hóa Nga (Liên Xô), cùng với các tác phẩm văn học, điện ảnh và âm nhạc thời Xô Viết đã ăn sâu vào nếp sống của cả một thế hệ con người Việt Nam.

Đây có thể là những gợi ý sinh động về cách mà Việt Nam có thể xây dựng sức mạnh mềm ảnh hưởng các mối quan hệ quốc tế, cũng như gây thiện cảm và gắn bó với người dân các nước bạn bè, anh em.

Bên cạnh các sản phẩm nông nghiệp, thủy-hải sản và sản phẩm công nghệ đang được xuất khẩu ra khắp thế giới, vốn ít nhiều vẫn chưa xây dựng được sự liên tưởng đầy đủ với thương hiệu Việt Nam, các sản phẩm văn hóa lại là con đường nhanh hơn để truyền bá những đặc trưng dân tộc, những cá tính riêng của con người Việt Nam.

Một tà áo dài, một chiếc nón lá, hay một bát phở, suất bún chả rất dễ xác lập một hình ảnh đặc trưng thương hiệu của đất nước. Nhưng một sản phẩm thiết kế đồ họa, một bức tranh, một đoạn phim hay một nét âm nhạc cũng có sức mạnh không kém, nó lan tỏa hình ảnh đất nước, con người, những giá trị nhân văn và hơi thở của cuộc sống Việt Nam.

Nếu những sản phẩm này có chỗ đứng, có một khả năng được lan tỏa, tiêu thụ rộng rãi trên các thị trường quốc tế, thì những giá trị văn hóa, niềm tin của chúng ta cũng có thể gây những ảnh hưởng nhất định như Hàn Quốc hay Nhật Bản đã làm được.

Bộ sưu tập áo dài “Dấu ấn Vàng son” tôn vinh truyền thống và di sản. Ảnh: Ban Tổ chức cung cấp

Bộ sưu tập áo dài “Dấu ấn Vàng son” tôn vinh truyền thống và di sản. Ảnh: Ban Tổ chức cung cấp

Biểu diễn nhạc cụ dân tộc. Ảnh: Thanh Lâm

Biểu diễn nhạc cụ dân tộc. Ảnh: Thanh Lâm

Cô gái dân tộc Pu Péo. Ảnh: Thành Đạt

Cô gái dân tộc Pu Péo. Ảnh: Thành Đạt

Item 1 of 3

Bộ sưu tập áo dài “Dấu ấn Vàng son” tôn vinh truyền thống và di sản. Ảnh: Ban Tổ chức cung cấp

Bộ sưu tập áo dài “Dấu ấn Vàng son” tôn vinh truyền thống và di sản. Ảnh: Ban Tổ chức cung cấp

Biểu diễn nhạc cụ dân tộc. Ảnh: Thanh Lâm

Biểu diễn nhạc cụ dân tộc. Ảnh: Thanh Lâm

Cô gái dân tộc Pu Péo. Ảnh: Thành Đạt

Cô gái dân tộc Pu Péo. Ảnh: Thành Đạt

Đương nhiên, một chiến lược rõ ràng, được dẫn dắt một cách tập trung, với sự tham gia đồng bộ của tất cả các bên liên quan là cần thiết. Nhưng chúng ta không thể dàn hàng ngang đầu tư dàn trải cho cả 12 ngành công nghiệp văn hóa. Cách làm của Việt Nam đương nhiên không thể giống Hàn Quốc, chúng ta cũng không thể bỏ nguồn lực quốc gia đầu tư ồ ạt cho một ngành kinh tế. Phần lớn, chúng ta thường mắc vào một sai lầm là chia sẻ nguồn lực đầu tư ít ỏi cho quá nhiều mũi nhọn, hoặc chỉ chú tâm chọn một mục tiêu mà bỏ qua tác động tương hỗ của các ngành còn lại.

Nhưng chúng ta có thể đặt một mục tiêu phát triển chung, thống nhất, để làm kim chỉ nam phát triển cho các ngành công nghiệp văn hóa. Nếu như Hàn Quốc thúc đẩy ảnh hưởng văn hóa để gia tăng xuất khẩu, thì Việt Nam có thể lấy mục tiêu thu hút du lịch quốc tế làm trọng tâm. Các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo sẽ xây dựng chiến lược của mình dựa trên một mục tiêu chung đó. Với lợi thế về địa lý, thiên nhiên và đặc trưng văn hóa nổi trội, du lịch vẫn là ngành có tiềm năng mạnh mẽ nhất, và là đòn bẩy cho các ngành công nghiệp văn hóa.

Khách du lịch ngoại quốc từ khắp nơi tìm đến Làng hương Quảng Phú Cầu (Hà Nội) để tìm hiểu về vẻ đẹp văn hóa cũng như tâm linh này của người Việt Nam. Ảnh: Thành Đạt

Khách du lịch ngoại quốc từ khắp nơi tìm đến Làng hương Quảng Phú Cầu (Hà Nội) để tìm hiểu về vẻ đẹp văn hóa cũng như tâm linh này của người Việt Nam. Ảnh: Thành Đạt

Trong kế hoạch trung hạn, chúng ta đặt mục tiêu công nghiệp văn hóa đạt 7% GDP. Đây là một mục tiêu tham vọng lớn, đòi hỏi một kế hoạch hành động ngay và vào lúc này.

Ngày xuất bản: 10/01/2023
Nội dung: Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Le Group of Companies, Chủ tịch CLB Doanh nhân Sáng tạo
Trình bày: Phùng Trang
Ảnh: Báo Nhân Dân, Thành Đạt, Mỹ Hà, Thanh Lâm, Thanh Thể, TTXVN, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam