Cơ chế vượt trội cho vùng

đồng bằng sông Hồng

Thủ đô Hà Nội, “điểm đến” của nhiều sự kiện tầm cỡ khu vực và thế giới. Ảnh: ĐỨC KHÁNH

Thủ đô Hà Nội, “điểm đến” của nhiều sự kiện tầm cỡ khu vực và thế giới. Ảnh: ĐỨC KHÁNH

Để Hà Nội đảm đương được sứ mệnh trở thành “động lực thúc đẩy phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng” như Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng, đã đề ra, sẽ cần đến những khuôn khổ chính sách đổi mới, mang tính vượt trội.

Dấu ấn tăng trưởng

Hà Nội những ngày cuối năm Nhâm Dần như một đại công trường với nhiều công trình, dự án lớn được khẩn trương thi công nhằm chạy đua với thời gian để đạt mục tiêu hoàn thành tiến độ, đóng góp đáng kể cho hạ tầng của một đô thị không ngừng phát triển.

Điều đau đáu với Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội Nguyễn Chí Cường lúc này chính là việc làm sao có thể hoàn thành hợp long các nhịp chính của cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 trước ngày 30/6/2023 và thông xe ngày 2/9/2023.

Cầu Vĩnh Tuy 2 được thiết kế gồm 53 nhịp, trong đó 44 nhịp Super T, 3 nhịp đúc hẫng và 6 nhịp dầm liên tục bản rỗng đúc trên đà giáo. Ảnh: TTXVN

Cầu Vĩnh Tuy 2 được thiết kế gồm 53 nhịp, trong đó 44 nhịp Super T, 3 nhịp đúc hẫng và 6 nhịp dầm liên tục bản rỗng đúc trên đà giáo. Ảnh: TTXVN

Công trường thi công dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Ảnh: TTXVN

Công trường thi công dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Ảnh: TTXVN

Theo dự kiến, dự án cầu Vĩnh Tuy 2 hợp long các nhịp chính trước ngày 30/6/2023. Ảnh: TTXVN

Theo dự kiến, dự án cầu Vĩnh Tuy 2 hợp long các nhịp chính trước ngày 30/6/2023. Ảnh: TTXVN

Sau khi hoàn thành, dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 sẽ tăng khả năng lưu thông giữa 2 bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng cao giữa trung tâm Hà Nội với khu vực phía Bắc và Đông Bắc Thủ đô. Ảnh: TTXVN

Sau khi hoàn thành, dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 sẽ tăng khả năng lưu thông giữa 2 bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng cao giữa trung tâm Hà Nội với khu vực phía Bắc và Đông Bắc Thủ đô. Ảnh: TTXVN

Item 1 of 4

Cầu Vĩnh Tuy 2 được thiết kế gồm 53 nhịp, trong đó 44 nhịp Super T, 3 nhịp đúc hẫng và 6 nhịp dầm liên tục bản rỗng đúc trên đà giáo. Ảnh: TTXVN

Cầu Vĩnh Tuy 2 được thiết kế gồm 53 nhịp, trong đó 44 nhịp Super T, 3 nhịp đúc hẫng và 6 nhịp dầm liên tục bản rỗng đúc trên đà giáo. Ảnh: TTXVN

Công trường thi công dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Ảnh: TTXVN

Công trường thi công dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Ảnh: TTXVN

Theo dự kiến, dự án cầu Vĩnh Tuy 2 hợp long các nhịp chính trước ngày 30/6/2023. Ảnh: TTXVN

Theo dự kiến, dự án cầu Vĩnh Tuy 2 hợp long các nhịp chính trước ngày 30/6/2023. Ảnh: TTXVN

Sau khi hoàn thành, dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 sẽ tăng khả năng lưu thông giữa 2 bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng cao giữa trung tâm Hà Nội với khu vực phía Bắc và Đông Bắc Thủ đô. Ảnh: TTXVN

Sau khi hoàn thành, dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 sẽ tăng khả năng lưu thông giữa 2 bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng cao giữa trung tâm Hà Nội với khu vực phía Bắc và Đông Bắc Thủ đô. Ảnh: TTXVN

Trước đó, vào tháng 12/2022, toàn tuyến Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, kết hợp với mở rộng theo quy hoạch phần đi bằng đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng cũng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư, đã hoàn thành và thông xe kỹ thuật.

Dự án này cùng với cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 khi hoàn thành sẽ hoàn thiện tuyến đường Vành đai 2 của Thủ đô, tăng cường kết nối giữa Hà Nội và các địa phương trong Vùng đồng bằng sông Hồng.

Dự án đường Vành đai 2, đoạn cầu Vĩnh Tuy-Ngã Tư Sở có tổng mức đầu tư hơn 9.400 tỷ đồng. Tuyến đường nối liền 3 quận Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng. Ảnh: TTXVN

Dự án đường Vành đai 2, đoạn cầu Vĩnh Tuy-Ngã Tư Sở có tổng mức đầu tư hơn 9.400 tỷ đồng. Tuyến đường nối liền 3 quận Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng. Ảnh: TTXVN

Tuyến đường Vành đai 2, đoạn ngã tư Vọng-Trường Chinh. Ảnh: TTXVN

Tuyến đường Vành đai 2, đoạn ngã tư Vọng-Trường Chinh. Ảnh: TTXVN

Dự án hoàn thành và đi vào vận hành được kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông đang ngày càng nghiêm trọng tại khu vực tuyến đường chạy qua, góp phần hoàn thiện quy hoạch giao thông của Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Dự án hoàn thành và đi vào vận hành được kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông đang ngày càng nghiêm trọng tại khu vực tuyến đường chạy qua, góp phần hoàn thiện quy hoạch giao thông của Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Item 1 of 3

Dự án đường Vành đai 2, đoạn cầu Vĩnh Tuy-Ngã Tư Sở có tổng mức đầu tư hơn 9.400 tỷ đồng. Tuyến đường nối liền 3 quận Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng. Ảnh: TTXVN

Dự án đường Vành đai 2, đoạn cầu Vĩnh Tuy-Ngã Tư Sở có tổng mức đầu tư hơn 9.400 tỷ đồng. Tuyến đường nối liền 3 quận Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng. Ảnh: TTXVN

Tuyến đường Vành đai 2, đoạn ngã tư Vọng-Trường Chinh. Ảnh: TTXVN

Tuyến đường Vành đai 2, đoạn ngã tư Vọng-Trường Chinh. Ảnh: TTXVN

Dự án hoàn thành và đi vào vận hành được kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông đang ngày càng nghiêm trọng tại khu vực tuyến đường chạy qua, góp phần hoàn thiện quy hoạch giao thông của Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Dự án hoàn thành và đi vào vận hành được kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông đang ngày càng nghiêm trọng tại khu vực tuyến đường chạy qua, góp phần hoàn thiện quy hoạch giao thông của Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Cùng với hai dự án trọng điểm trên, dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn-ga Hà Nội đã hoàn thành đoạn trên cao (Nhổn-Cầu Giấy), chuẩn bị đưa vào vận hành thương mại, cải thiện đáng kể giao thông ở tuyến đường cửa ngõ phía tây thành phố, góp phần tạo nên sự phát triển mạnh mẽ cho vận tải hành khách công cộng ở Thủ đô.

Dấu ấn tăng trưởng của Hà Nội trong một năm 2022 đầy thử thách đến từ sự chuyển mình nhanh nhạy trong điều hành, từ quý II/2022, sau khi khống chế dịch Covid-19, nhiều nhóm giải pháp phục hồi kinh tế-xã hội đã được tập trung triển khai.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, mở cửa lại du lịch, vận tải hàng không, các ngành dịch vụ giải trí, văn hóa, nghệ thuật theo lộ trình, gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh vừa kích hoạt nền kinh tế, vừa mang đến cơ hội việc làm, góp phần bảo đảm an sinh xã hội cho người dân.

Trong năm 2022, thành phố Hà Nội đã tập trung triển khai nhiều nhóm giải pháp phục hồi kinh tế-xã hội. Trong ảnh: Sản xuất tại Tập đoàn Inox Hoàng Vũ - Khu công nghiệp Từ Liêm, Hà Nội.

Trong năm 2022, thành phố Hà Nội đã tập trung triển khai nhiều nhóm giải pháp phục hồi kinh tế-xã hội. Trong ảnh: Sản xuất tại Tập đoàn Inox Hoàng Vũ - Khu công nghiệp Từ Liêm, Hà Nội.

Tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết, có tác động lan tỏa lớn, có khả năng giải ngân nhanh và hấp thụ ngay vào nền kinh tế, đồng thời tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh... là những đòn bẩy chính sách được Hà Nội thực thi mang đến sinh khí mới cho phát triển ở Thủ đô.

Năm 2022, cũng là năm thứ hai của nhiệm kỳ 2020-2025, Hà Nội hoàn thành việc xây dựng cơ sở định hướng phát triển chiến lược, lâu dài cho Thủ đô trong nhiều năm tới. Điểm nhấn quan trọng là việc Bộ Chính trị nhất trí ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; rồi tiếp đó là tổng kết thực hiện Luật Thủ đô, xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); ban hành nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa; quyết định đầu tư mạnh vào ba lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa; đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền...

Phân vùng chức năng phát triển các địa phương

Là Thủ đô cả nước, Hà Nội luôn nỗ lực phát huy vai trò đầu tàu, hạt nhân, dẫn dắt các địa phương trong Vùng đồng bằng sông Hồng. Thành phố đã tích cực tham gia, phối hợp trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội với các địa phương, tăng cường liên kết trên nhiều lĩnh vực.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Hà Nội đã triển khai nhiều chủ trương, đề án, dự án lớn nhằm góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tác động lan tỏa đến các địa phương trong Vùng đồng bằng sông Hồng trong những năm tiếp theo, tiêu biểu là Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô dài 112,8km, đi qua địa phận thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Bắc Ninh.

Sau khi Quốc hội khóa XV thông qua chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô, Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện dự án giữa ba tỉnh, thành phố. Lãnh đạo ba địa phương đã ký cam kết tiến độ và giao ước thi đua trong công tác giải phóng mặt bằng, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để thực hiện dự án. Nhờ đó, dự án được triển khai với tiến độ hết sức khẩn trương.

Dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô có chiều dài 112,8km, đi qua địa bàn của 3 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh.

Dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô có chiều dài 112,8km, đi qua địa bàn của 3 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh.

Để thực hiện thành công Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cùng với nỗ lực của mỗi địa phương trong vùng, thành phố Hà Nội đề xuất Trung ương, Chính phủ, Quốc hội sớm ban hành cơ chế điều phối liên kết phát triển Vùng; thí điểm một số mô hình, cơ chế, chính sách mới, vượt trội, có tính cạnh tranh quốc tế cao nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của Vùng, cũng như tam giác động lực tăng trưởng Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh và Hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc)-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh; Hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc)-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh,...

Các bộ, ngành Trung ương quan tâm giúp các tỉnh, thành phố trong Vùng nghiên cứu để tập trung ưu tiên phát triển những ngành sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ cao (như sản xuất chíp, công nghệ sinh học, sản xuất giống,...), chú ý đến các ngành có lợi thế so sánh, tạo chuỗi liên kết giá trị trong Vùng. Xây dựng cơ chế, chính sách để hình thành và vận hành các mô hình kinh tế mới (kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số…). Định hướng phát triển Vùng thành trung tâm dịch vụ hiện đại của khu vực Đông Nam Á, nhất là phân vùng chức năng phát triển các địa phương như: Hà Nội trở thành trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, du lịch mang tầm khu vực và quốc tế; thành phố Hải Phòng trở thành trung tâm logistics quốc tế hiện đại; tỉnh Bắc Ninh phát triển công nghiệp trên nền tảng sản xuất thông minh...

Trước thềm Xuân Quý Mão 2023, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, thời gian tới, tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường cả về chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội; khó khăn có thể còn nhiều hơn năm 2022.

Song với những kết quả đạt được trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội tiếp tục đoàn kết, chung sức đồng lòng tiếp tục vững bước đi lên, từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm, là động lực thúc đẩy phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước, phấn đấu ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực vào năm 2030.

Tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu, có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới như Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở Vùng đồng bằng sông Hồng, đã đề ra.

Ngày xuất bản: 10/1/2023
Nội dung: KIỀU HƯƠNG
Trình bày: VĂN TOẢN
Đồ họa, ảnh: Báo Nhân Dân, TTXVN, VGP