Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội:             

Chương Mỹ là một trong những quận/huyện có số lượng sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP cao nhất của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, năng lực nhiều chủ thể còn hạn chế, vùng nguyên liệu nhỏ lẻ … khiến các sản phẩm OCOP khó mở rộng thị trường. Chia sẻ với Báo Nhân Dân, ông Nguyễn Đình Hoa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ kỳ vọng về một trung tâm thiết kế sáng tạo, tăng thêm các giá trị, sức sống mới cho sản phẩm OCOP.

TẬN DỤNG TIỀM NĂNG RIÊNG CÓ
ĐỂ VƯƠN LÊN DẪN ĐẦU

Phóng viên: 18 xã, thị trấn của huyện Chương Mỹ đều có sản phẩm OCOP, khiến huyện trở thành địa phương triển khai hiệu quả Chương trình OCOP tại Thủ đô. Xin ông chia sẻ về hiệu quả của chương trình được triển khai hơn 4 năm qua tại địa phương?

Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Đình Hoa: Ngay khi UBND thành phố Hà Nội thực hiện Chương trình OCOP năm 2019, UBND huyện Chương Mỹ đã tổ chức triển khai trên địa bàn huyện. Hằng năm UBND huyện Chương Mỹ đều xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn. Từ năm 2019 đến 2022, toàn huyện có 145 sản phẩm được UBND thành phố phân hạng, cấp sao Chương trình OCOP.

Đến tháng 9/2023, trên địa bàn huyện có 18 xã, thị trấn có sản phẩm OCOP, với tổng số 145 sản phẩm của 28 chủ thể được phân hạng cấp sao từ 3 sao trở lên (trong đó 115 sản phẩm còn hạn sử dụng sao, 30 sản phẩm đánh giá năm 2019 đã hết thời hạn công nhận. Trong 115 sản phẩm còn hạn sử dụng sao, có 35 sản phẩm 3 sao; 78 sản phẩm 4 sao; 2 sản phẩm tiềm năng 5 sao).

Huyện đã ban hành Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023, dự kiến có 40 sản phẩm sẽ tham gia đánh giá, phân hạng Chương trình OCOP thuộc 4 nhóm sản phẩm của 18 chủ thể tại 12 xã; cụ thể: 27 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, 8 sản phẩm nhóm thủ công mỹ nghệ, 1 sản phẩm nhóm sinh vật cảnh và 4 sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu.

Có thể khẳng định, Chương Mỹ là một trong những địa phương có số lượng sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP cao nhất của thành phố Hà Nội.

Phóng viên: Đâu là tiềm năng và nền tảng giúp cho Chương Mỹ có được một kết quả tích cực trong việc xây dựng các thương hiệu sản phẩm Việt có gắn sao OCOP?

Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Đình Hoa: Huyện Chương Mỹ là huyện cửa ngõ phía tây của Thủ đô, nằm liền kề với các quận nội thành, đây là thị trường rộng lớn cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện như: lương thực, rau quả, thịt các loại và các sản phẩm công nghiệp, sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề. Nhu cầu tiêu thụ đối với các sản phẩm nông sản có thế mạnh của huyện như: Rau an toàn, gạo hữu cơ, bưởi Diễn, cam Canh… ngày càng tăng, đây là điều kiện thúc đẩy sự chuyển dịch sản xuất nông nghiệp của huyện theo hướng sản xuất nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Bên cạnh đó, với lợi thế là huyện có dân số đông, số người trong độ tuổi lao động lớn và có truyền thống sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (mây tre giang đan, mộc) với 35 làng được công nhận là làng nghề, 175 làng có nghề/tổng số 208 thôn, làng của huyện. Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã được các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, một số nước châu Âu chấp nhận.

Đây chính là tiềm năng, nền tảng của huyện để triển khai Chương trình OCOP.

Ngoài ra, sự vào cuộc của chính quyền địa phương và sự chủ động tham gia tích cực của các chủ thể có sản phẩm trên địa bàn huyện, các chủ thể là các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ kinh doanh,… cũng góp phần đưa huyện trở thành địa phương thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP như đã nói.

Các sản phẩm mỹ nghệ làng nghề Phú Vinh, Chương Mỹ đã xuất khẩu đi nhiều nước, được khách hàng ưa chuộng.

Các sản phẩm mỹ nghệ làng nghề Phú Vinh, Chương Mỹ đã xuất khẩu đi nhiều nước, được khách hàng ưa chuộng.

Cán bộ Phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ và UBND xã Phú Nam An tham quan Khu nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo của Công ty Dược thảo Thiên Phúc tại xã Phú Nam An, Chương Mỹ.

Cán bộ Phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ và UBND xã Phú Nam An tham quan Khu nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo của Công ty Dược thảo Thiên Phúc tại xã Phú Nam An, Chương Mỹ.

Nuôi gà theo mô hình công nghệ cao tại Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Kiên Cà, xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ.

Nuôi gà theo mô hình công nghệ cao tại Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Kiên Cà, xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ.

Sản phẩm trừng gà cà gai leo của huyện Chương Mỹ đạt OCOP 4 sao có hàm lượng cholesterol thấp, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Sản phẩm trừng gà cà gai leo của huyện Chương Mỹ đạt OCOP 4 sao có hàm lượng cholesterol thấp, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Item 1 of 4

Các sản phẩm mỹ nghệ làng nghề Phú Vinh, Chương Mỹ đã xuất khẩu đi nhiều nước, được khách hàng ưa chuộng.

Các sản phẩm mỹ nghệ làng nghề Phú Vinh, Chương Mỹ đã xuất khẩu đi nhiều nước, được khách hàng ưa chuộng.

Cán bộ Phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ và UBND xã Phú Nam An tham quan Khu nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo của Công ty Dược thảo Thiên Phúc tại xã Phú Nam An, Chương Mỹ.

Cán bộ Phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ và UBND xã Phú Nam An tham quan Khu nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo của Công ty Dược thảo Thiên Phúc tại xã Phú Nam An, Chương Mỹ.

Nuôi gà theo mô hình công nghệ cao tại Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Kiên Cà, xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ.

Nuôi gà theo mô hình công nghệ cao tại Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Kiên Cà, xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ.

Sản phẩm trừng gà cà gai leo của huyện Chương Mỹ đạt OCOP 4 sao có hàm lượng cholesterol thấp, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Sản phẩm trừng gà cà gai leo của huyện Chương Mỹ đạt OCOP 4 sao có hàm lượng cholesterol thấp, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

CÁI KHÓ BÓ CÁI KHÔN

Phóng viên: Mục đích cuối cùng của Chương trình OCOP chính là giúp các chủ thể gia tăng nội lực và tiêu thụ sản phẩm. Vậy tình hình tiêu thụ sản phẩm OCOP hiện nay như thế nào, thưa ông?

Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Đình Hoa: Hiện nay, do năng lực sản xuất của các chủ thể OCOP còn nhiều hạn chế, nên sản lượng mới chỉ đáp ứng được nhu cầu tại địa phương, các vùng lân cận và một phần nhu cầu trên cả nước.

Để phát triển thị trường ra toàn quốc hay thậm chí là xuất khẩu ra nước ngoài, các chủ thể cần mở rộng quy mô sản xuất, tiến hành sản xuất theo dây chuyền mới đáp ứng được. Điều này rất khó. Bởi hiện nay, quy mô sản xuất của các chủ thể OCOP còn nhỏ lẻ, nguồn nguyên liệu gặp nhiều hạn chế, việc chuyển đổi công nghệ còn yếu, vốn đầu tư nhỏ,… lượng hàng sản xuất ra khó có thể đáp ứng được cầu nếu mở rộng thị trường.

Mây tre đan là sản phẩm OCOP nổi tiếng của huyện Chương Mỹ, đã xuất khẩu được sang một số nước châu Âu, Mỹ, Trung Quốc,…

Mây tre đan là sản phẩm OCOP nổi tiếng của huyện Chương Mỹ, đã xuất khẩu được sang một số nước châu Âu, Mỹ, Trung Quốc,…

Thí dụ, trong số 145 sản phẩm OCOP của huyện đã được cấp sao thì có tới 68 sản phẩm mây tre đan, các sản phẩm này đã xuất khẩu được sang một số nước châu Âu, Mỹ, Trung Quốc,… nhưng vẫn là những đơn hàng nhỏ lẻ, khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn chưa cao. Do nhiều sản phẩm mây tre đan mang tính kỹ thuật cao, chỉ các nghệ nhân lâu năm mới làm được nên khó đưa vào sản xuất đại trà; bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu tại địa phương cũng ngày càng ít, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đó là hạn chế.

Mặt khác, huyện Chương Mỹ thường xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ rừng ngang từ Hòa Bình tràn về, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng của huyện, chưa tương xứng với nhu cầu phát triển và mở rộng của các doanh nghiệp.

Chính bởi những hạn chế đó khiến thị trường tiêu thụ các sản phẩm OCOP chưa rộng khắp, chủ yếu vẫn là tại địa phương và các vùng lân cận, rất ít sản phẩm có khả năng bán ra thị trường nước ngoài.

Các hội chợ là cơ hội để góp phần quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP của huyện Chương Mỹ tới người tiêu dùng thủ đô và các tỉnh lân cận.

Các hội chợ là cơ hội để góp phần quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP của huyện Chương Mỹ tới người tiêu dùng thủ đô và các tỉnh lân cận.

Các hội chợ là cơ hội để góp phần quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP của huyện Chương Mỹ tới người tiêu dùng thủ đô và các tỉnh lân cận.

Các hội chợ là cơ hội để góp phần quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP của huyện Chương Mỹ tới người tiêu dùng thủ đô và các tỉnh lân cận.

Lễ khai mạc Hội chợ giống vật tư thiết bị nông nghiệp, nông sản an toàn, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022 tại Chương Mỹ.

Lễ khai mạc Hội chợ giống vật tư thiết bị nông nghiệp, nông sản an toàn, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022 tại Chương Mỹ.

Item 1 of 3

Các hội chợ là cơ hội để góp phần quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP của huyện Chương Mỹ tới người tiêu dùng thủ đô và các tỉnh lân cận.

Các hội chợ là cơ hội để góp phần quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP của huyện Chương Mỹ tới người tiêu dùng thủ đô và các tỉnh lân cận.

Các hội chợ là cơ hội để góp phần quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP của huyện Chương Mỹ tới người tiêu dùng thủ đô và các tỉnh lân cận.

Các hội chợ là cơ hội để góp phần quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP của huyện Chương Mỹ tới người tiêu dùng thủ đô và các tỉnh lân cận.

Lễ khai mạc Hội chợ giống vật tư thiết bị nông nghiệp, nông sản an toàn, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022 tại Chương Mỹ.

Lễ khai mạc Hội chợ giống vật tư thiết bị nông nghiệp, nông sản an toàn, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022 tại Chương Mỹ.

Hằng năm UBND thành phố Hà Nội đều tổ chức các sự kiện trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của các quận huyện. Huyện Chương Mỹ đã thông báo đầy đủ  tới các chủ thể có sản phẩm OCOP để họ đăng ký tham gia góp phần quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP của huyện Chương Mỹ tới người tiêu dùng thủ đô và các tỉnh lân cận.

Ngoài ra, bên cạnh các kênh tiêu thụ truyền thống, các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện còn được tiêu thụ qua các sàn thương mại điện tử như voso.vn, shopee, sendo,… và trên các nền tảng mạng xã hội: zalo, facebook, tiktok,...

Cụ thể, đến nay đã có 28 sản phẩm của 10 hộ kinh doanh, công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã được hỗ trợ lên sàn Postmart.vn; 51 sản phẩm được các chủ thể chủ động giới thiệu, quảng bá trên nền tảng mạng xã hội: zalo, facebook, tiktok,...

Đến nay đã có 28 sản phẩm của 10 hộ kinh doanh, công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã được hỗ trợ lên sàn Postmart.vn; 51 sản phẩm được các chủ thể chủ động giới thiệu, quảng bá trên nền tảng mạng xã hội: zalo, facebook, tiktok,...

Phóng viên: Sự vào cuộc của lãnh đạo chính quyền địa phương sẽ giúp các chủ thể đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Điều này được cụ thể hóa bằng những hành động như thế nào?

Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Đình Hoa: Để giúp các chủ thể OCOP đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, huyện đã và sẽ thực hiện nhiều giải pháp nhằm kết nối, tạo liên kết chuỗi sản phẩm, hỗ trợ đầu ra cho các chủ thể, cụ thể là:

Kết nối với các siêu thị và các chuỗi  bán lẻ. Tất nhiên để làm được điều này các chủ thể OCOP cũng cần chú trọng đầu tư về mẫu mã sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, mở rộng sản xuất; sản phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để bảo đảm đủ điều kiện đưa sản phẩm vào siêu thị, các chuỗi bán lẻ theo yêu cầu của nhà  phân phối.

Phát triển các điểm bán hàng và quảng bá liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP. Đây cũng là giải pháp quan trọng để tạo nên hệ thống phân phối hiệu quả, đưa sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng.

Tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại: UBND huyện Chương Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp Sở Công thương, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội (HPA) giới thiệu các chủ thể tham gia các hội chợ, chương trình kết nối giao thương, xúc tiến thương mại. Các chương trình đã mang lại hiệu quả rất lớn để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP.

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư-Thương mại-Du lịch Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Chương Mỹ tổ chức chương trình "Festival Nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội năm 2022".

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư-Thương mại-Du lịch Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Chương Mỹ tổ chức chương trình "Festival Nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội năm 2022".

Để hỗ trợ các chủ thể tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, UBND huyện Chương Mỹ cũng đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn phối hợp phòng, ban ngành chuyên môn rà soát, cung cấp danh sách các hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp có sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên gửi các sàn thương mại điện tử để thực hiện đào tạo, tập huấn, tạo tài khoản, gian hàng trên các sàn.

Ngoài ra, huyện đang xây dựng Kế hoạch phát triển Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch trên địa bàn huyện, địa điểm tại xã Phú Nghĩa. Khi Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch đi vào hoạt động sẽ là nơi hội tụ các sản phẩm OCOP và quảng bá, giới thiệu sản phẩm của huyện; là cầu nối để các chủ thể OCOP kết nối đưa sản phẩm của mình đến với thị trường trong và ngoài nước, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề, xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất-chế biến, tiêu thụ sản phẩm  trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề gắn với hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Huyện đang xây dựng Kế hoạch phát triển Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch trên địa bàn huyện, địa điểm tại xã Phú Nghĩa. Khi Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch đi vào hoạt động sẽ là nơi hội tụ các sản phẩm OCOP và quảng bá, giới thiệu sản phẩm của huyện; là cầu nối để các chủ thể OCOP kết nối đưa sản phẩm của mình đến với thị trường trong và ngoài nước, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề, xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất-chế biến, tiêu thụ sản phẩm  trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề gắn với hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Đình Hoa

GẮN LÀNG NGHỀ VỚI DU LỊCH ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC SẢN PHẨM OCOP

Phóng viên: Trong bối cảnh các tiêu chí xét duyệt OCOP ngày càng nghiêm ngặt như hiện nay, việc để các chủ thể “giữ sao” không dễ dàng. Huyện có kế hoạch gì hỗ trợ các chủ thể, thưa ông?

Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Đình Hoa: Các tiêu chí đánh giá sản phẩm đạt OCOP ngày càng nghiêm ngặt, yêu cầu ngày càng cao, bởi vậy huyện luôn chủ động hỗ trợ các chủ thể đáp ứng các tiêu chí. Cụ thể như:

UBND huyện Chương Mỹ đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn hằng năm xây dựng dự toán, bố trí kinh phí hỗ trợ thực hiện các mô hình khuyến nông để tăng cường áp dụng và nhân rộng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng giúp người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; hỗ trợ dự án liên kết và tiêu thụ sản phẩm đối với các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn để hỗ trợ phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ xây dựng và đăng ký quản lý nhãn hiệu sản phẩm, hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn, mác sản phẩm đối với các sản phẩm tiềm năng tham gia chương trình OCOP.

Ngoài ra, để hỗ trợ các sản phẩm khác đạt tiêu chí OCOP, hằng năm, UBND huyện cũng bố trí kinh phí hỗ trợ các chủ thể đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP hoàn thiện hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm; hỗ trợ một số nội dung để hoàn thiện sản phẩm, như hỗ trợ về bao bì, thiết kế tem, nhãn phù hợp từng đối tượng sản phẩm giúp gia tăng giá trị cho các sản phẩm.

Huyện cũng chỉ đạo Trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao huyện tăng thời lượng tuyên truyền về Chương trình OCOP trên hệ thống Đài truyền thanh huyện để người dân, các doanh nghiệp, hộ sản xuất hiểu về chương trình hơn nữa, tích cực tự hoàn thiện sản phẩm để tham gia Chương trình.

Huyện Chương Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ban ngành giới thiệu các chủ thể tham gia các hội chợ, chương trình kết nối giao thương, xúc tiến thương mại.

Huyện Chương Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ban ngành giới thiệu các chủ thể tham gia các hội chợ, chương trình kết nối giao thương, xúc tiến thương mại.

Phóng viên: Phát triển bền vững là cách hay để giữ sao. Như ông đã nói, huyện sẽ thành lập Trung tâm thiết kế sáng tạo sản phẩm OCOP. Phải chăng đây là chủ trương giúp các chủ thể OCOP phát triển bền vững sản phẩm của mình?

Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Đình Hoa: Như tôi đã nói ở trên, Chương Mỹ có rất nhiều làng nghề. Đó là tiềm năng, thế mạnh của huyện trong phát triển các sản phẩm OCOP. Nếu gắn du lịch vào làng nghề, thì cơ hội phát triển bền vững các sản phẩm OCOP của làng sẽ cao hơn.

Thực hiện Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 10/02/2023 của UBND thành phố Hà Nội về Phát triển Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023, UBND huyện Chương Mỹ đã ban hành Kế hoạch số 167/KH-UBND ngày 26/4/2023 về Phát triển Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch trên địa bàn huyện Chương Mỹ; chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, phối hợp UBND xã Phú Nghĩa tiến hành khảo sát một số địa điểm theo đề nghị của UBND xã Phú Nghĩa để tiến hành xây dựng Trung tâm thiết kế.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế còn một số vướng mắc, như UBND thành phố chưa ban hành bộ tiêu chí đánh giá, hướng dẫn, phát triển mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch, cũng như chưa có hướng dẫn cụ thể về hình thức đầu tư, nguồn vốn, cơ chế quản lý, vận hành của Trung tâm thiết kế.

Trong thời gian tới, UBND huyện đề nghị các Sở, ban, ngành chuyên môn tham mưu cho UBND thành phố các cơ chế, chính sách và đề xuất giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, tồn tại trong việc xây dựng, vận hành trung tâm thiết kế kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch để huyện sớm triển khai thực hiện.

Làng nghề mây tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ.

Làng nghề mây tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ.

Phóng viên: Các chủ thể hiện nay có rất nhiều tâm tư khi sản phẩm của họ đã được gắn sao, nhưng làm sao để giữ sao. Đâu là những khó khăn mà các chủ thể sản phẩm đặt ra với lãnh đạo địa phương?

Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Đình Hoa: Các chủ thể băn khoăn là chứng nhận OCOP chỉ có thời hạn 3 năm là hơi ngắn. Quy định là 3 năm, nhưng thực tế chỉ sau hơn 2 năm chủ thể đã phải làm lại mọi thủ tục từ đầu nếu muốn tiếp tục được công nhận sản phẩm OCOP, vì nếu để hết hạn sao mới làm hồ sơ sẽ có khoảng thời gian mà chủ thể hết hạn không được sử dụng sao nữa nhưng chưa được đánh giá công nhận lại sản phẩm OCOP, ảnh hưởng đến việc kinh doanh của chủ thể . Vì vậy, họ mong muốn thời hạn của chứng nhận dài hơn, được 5 năm hoặc hơn thế thì tốt.

Các chủ thể băn khoăn là chứng nhận OCOP chỉ có thời hạn 3 năm là hơi ngắn. Quy định là 3 năm, nhưng thực tế chỉ sau hơn 2 năm chủ thể đã phải làm lại mọi thủ tục từ đầu nếu muốn tiếp tục được công nhận sản phẩm OCOP, vì nếu để hết hạn sao mới làm hồ sơ, sẽ có khoảng thời gian mà chủ thể hết hạn không được sử dụng sao nữa nhưng chưa được đánh giá công nhận lại sản phẩm OCOP, ảnh hưởng đến việc kinh doanh của chủ thể. Vì vậy, họ mong muốn thời hạn của chứng nhận dài hơn, được 5 năm hoặc hơn thế thì tốt.
Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Đình Hoa

Hiện nay các sản phẩm về rau cũng gặp nhiều bất cập nhất trong quá trình đề nghị xét duyệt. Vì rau thì có rất nhiều loại, na ná như nhau, nếu mỗi loại rau đề xuất một chứng nhận OCOP thì vừa vụn vặt, nhỏ lẻ, lại khiến mất nhiều thời gian làm nhiều quy trình, gây khó khăn cho các chủ thể. Các chủ thể kiến nghị Thủ tướng cho sắp xếp lại các sản phẩm này thành nhóm để cấp chứng nhận OCOP.

Ngoài ra, một số chủ thể còn gặp khó khăn trong việc duy trì vùng nguyên liệu. Vì đất để trồng nguyên liệu thường phải đấu giá vài năm một lần, điều này khiến các chủ thể đứng trước nguy cơ mất vùng nguyên liệu, đứt đoạn sản xuất. Việc giao đất cho các chủ thể sử dụng đã được luật hóa, bởi thế những vướng mắc của họ vượt quá khả năng giải quyết của cấp huyện. Rất mong Quốc hội nghiên cứu sửa đổi Luật Đất đai, tạo điều kiện cho các chủ thể có đất sạch trồng nguyên liệu lâu dài, để phát triển bền vững sản phẩm đạt OCOP.

Khu nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo tại xã Phú Nam An, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Khu nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo tại xã Phú Nam An, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Phóng viên: Để phát huy tiềm năng thế mạnh sẵn có, huyện Chương Mỹ sẽ có những giải pháp nào để duy trì và phát triển các sản phẩm gắn sao, vừa giữ gìn bản sắc làng nghề, vừa trở thành một điểm đến thu hút khách du lịch?

Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Đình Hoa: Như đã nói, với nhiều tiềm năng để phát triển các sản phẩm OCOP, huyện Chương Mỹ luôn xác định OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Đây được coi là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Chương Mỹ.

Với nhiều tiềm năng để phát triển các sản phẩm OCOP, huyện Chương Mỹ luôn xác định OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Đây được coi là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Đình Hoa

Bởi vậy, để phát huy tiềm năng, thế mạnh đó, nhất là khi tiêu chí đánh giá, phân hạng Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 có yêu cầu ngày càng cao, huyện Chương Mỹ sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới các chủ thể và nhân dân trong huyện với mục tiêu đẩy mạnh chương trình Mỗi xã một sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, hướng tới các sản phẩm OCOP được công nhận đều được tích hợp 3 giá trị là phát triển kinh tế, văn hóa; bảo tồn các làng nghề, cảnh quan và bảo vệ môi trường.

Cụ thể huyện đang nghiên cứu các phương án khai thác tiềm năng các di tích, danh thắng trên địa bàn huyện. Huyện Chương Mỹ có 374 di tích, trong đó có 170 di tích đã được xếp hạng, tiêu biểu như Di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian,... cùng nhiều danh thắng. Nếu phát triển được tuyến du lịch liên thông giữa các khu di tích lịch sử với các làng nghề thì đây được coi là một bước tiến lớn trong việc hỗ trợ các chủ thể duy trì và phát triển các sản phẩm đã gắn sao, đồng thời cũng góp phần phát triển kinh tế-xã hội của huyện.

Ngoài ra, Huyện phấn đấu đến năm 2025 mỗi năm xây dựng được tối thiểu 40 sản phẩm OCOP, trong đó sản phẩm OCOP 4 sao trở lên chiếm ít nhất 30%.

Phóng viên: Cảm ơn ông!

Ngày xuất bản: 14/10/2023
Tổ chức: XUÂN BÁCH
Thực hiện: SONG THU-NGỌC BÍCH
Ảnh: HÀ NAM