Từ những năm 60 của thế kỷ trước, Đồng Nai đã được xem là một trong những “cái nôi” của ngành công nghiệp, với việc hình thành Khu kỹ nghệ Biên Hòa (nay là Khu công nghiệp Biên Hòa 1), tạo tiền đề để tỉnh mở rộng, phát triển, trở thành một trong những địa phương hàng đầu về số lượng khu công nghiệp cả nước.

Tuy nhiên, để phát triển công nghiệp bền vững theo tinh thần Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đồng Nai đang trực diện với nhiều thách thức mới và rất cần có giải pháp linh hoạt hơn.

Đồng Nai đang chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, ít thâm dụng lao động. Với chiến lược này, tỉnh đặc biệt coi trọng đến phát triển công nghiệp sinh thái, công nghiệp xanh theo xu hướng toàn cầu.

TIÊN PHONG
VỚI THÁCH THỨC MỚI

Lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phát triển vượt bậc so với các địa phương khác trong cả nước.

Đến nay, tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch 39 khu công nghiệp với gần 19.000ha, trong đó, có 31 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với diện tích cho thuê đất gần 6.000ha, thu hút nhiều doanh nghiệp từ 43 quốc gia, vùng lãnh thổ tìm đến đầu tư.

Đồng Nai xếp thứ 4 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với 1.561 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn hơn 33,2 tỷ USD. Nhiều thương hiệu hàng đầu về công nghiệp trên thế giới đã sớm hiện diện tại Đồng Nai.

Đồng Nai xếp thứ 4 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với 1.561 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn hơn 33,2 tỷ USD.

Tuy vậy, công nghiệp của tỉnh đang đối mặt với hàng loạt thách thức do hệ lụy của quá trình thu hút công nghệ chỉ ở mức trung bình, thâm dụng lao động diễn ra trong suốt một thời gian dài trước đây.

Việc phát triển nhanh các khu công nghiệp thời gian qua đã góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh tăng trưởng mạnh, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng.

Thế nhưng, theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng, việc gia tăng số lượng lao động nhập cư đã dẫn đến quá tải về hạ tầng xã hội. Tổng số lao động làm việc trong 31 khu công nghiệp hơn 618 nghìn người nhưng chiếm hơn 50% là lao động ngoài tỉnh.

Trong khi đó, việc xây dựng nhà ở cho công nhân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp chưa theo kịp, thậm chí còn hụt xa so với nhu cầu thực tiễn.

Vấn đề bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bền vững cũng đang là thách thức lớn đối với tỉnh hiện nay.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng

Cùng với đó, vấn đề bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bền vững cũng đang là thách thức lớn đối với tỉnh hiện nay. Bởi, các khu công nghiệp đều đa ngành, các dự án gia công chế biến, may mặc… hầu hết sử dụng công nghệ cũ kỹ, lạc hậu và tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai Nguyễn Hữu Nguyên cho biết, quỹ đất còn lại trong các khu công nghiệp không nhiều, nhất là tại các địa bàn trọng điểm như: thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch.

Do vậy, thời gian gần đây, một số thương hiệu hàng đầu trên thế giới về sử dụng công nghệ cao chủ động tìm đến đầu tư, nhưng tỉnh không còn quỹ đất xứng tầm để giới thiệu, nên họ nhanh chóng rút lui.

Vì thế, vài năm trở lại đây, tỉnh chỉ kêu gọi được các dự án đầu tư quy mô nhỏ. Điều đó dẫn tới năm 2022, lần đầu tiên trong hàng chục năm qua, Đồng Nai rời khỏi Top 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai thăm dây chuyền sản xuất của một doanh nghiệp FDI ở khu công nghiệp Biên Hòa 2.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai thăm dây chuyền sản xuất của một doanh nghiệp FDI ở khu công nghiệp Biên Hòa 2.

Theo thống kê của Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, diện tích đất công nghiệp sẵn sàng cho thuê chỉ còn khoảng 210ha, hơn 827ha đất trong các khu công nghiệp đang vướng giải phóng mặt bằng và chưa hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, cho thấy quỹ đất công nghiệp cho thuê của tỉnh ở thời điểm hiện tại rất ít và thiếu hụt.

Nhằm tạo thêm quỹ đất phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, Đồng Nai đang tập trung tháo gỡ vướng mắc khâu giải phóng mặt bằng đối với các khu công nghiệp đã thành lập, với mục tiêu nhanh chóng hoàn thiện hạ tầng và kêu gọi đầu tư, lấp đầy số diện tích còn trống.

Đối với các khu công nghiệp đang trong quá trình thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương của Thủ tướng Chính phủ để được thành lập, thì tỉnh ràng buộc yêu cầu phải có quy hoạch xây dựng nhà ở cho công nhân và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng đi kèm...

Kiên trì định hướng thu hút các dự án đầu tư có chọn lọc, sử dụng công nghệ cao, không thâm dụng lao động, Đảng bộ, chính quyền tỉnh tích cực ủng hộ, hỗ trợ các công ty kinh doanh hạ tầng xây dựng khu công nghiệp sinh thái, phát triển công nghiệp xanh theo xu hướng toàn cầu.

KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI
LÀ XU HƯỚNG TẤT YẾU

Là một trong những “cái nôi” công nghiệp hóa của cả nước, ngoài khẳng định vị thế về công nghiệp, thương mại, Đồng Nai đang hướng tới trở thành cực tăng trưởng quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía nam cũng như cả nước vào năm 2025 theo mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025) và thuộc nhóm đầu các tỉnh phát triển trên lĩnh vực công nghiệp, thương mại.

Tỉnh đang chú trọng phát triển khu công nghiệp sinh thái, chuyển hướng phát triển công nghiệp xanh bền vững theo xu hướng toàn cầu.

Năm 2020, Amata Biên Hòa (Đồng Nai), cùng với Đình Vũ (Hải Phòng) và Hiệp Phước (Thành phố Hồ Chí Minh) là ba khu công nghiệp đầu tiên của cả nước được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chọn để xây dựng mô hình thí điểm khu công nghiệp sinh thái kiểu mẫu theo hướng toàn cầu.

Ông Surakij Kiatthanakorn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đô thị Amata Biên Hòa chia sẻ về xây dựng khu công nghiệp sinh thái kiểu mẫu

Ông Surakij Kiatthanakorn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đô thị Amata Biên Hòa chia sẻ về xây dựng khu công nghiệp sinh thái kiểu mẫu

Ông Surakij Kiatthanakorn, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đô thị Amata Biên Hòa chia sẻ: Khu công nghiệp Amata Biên Hòa  được hình thành từ năm 1994, hiện đã lấp đầy toàn bộ diện tích 513ha.

Sau hơn 28 năm kinh nghiệm đúc kết, Amata Biên Hòa muốn cải tiến, nâng cao chất lượng, hướng đến khu công nghiệp sinh thái phát triển bền vững. Vì vậy, việc được lựa chọn xây dựng khu công nghiệp sinh thái kiểu mẫu là vinh dự, đồng thời là thách thức. Bởi, có bốn yếu tố chính được khảo sát đánh giá để trở thành khu công nghiệp sinh thái, bao gồm: Quản lý khu công nghiệp, môi trường, cộng đồng xã hội và kinh tế.

Trong đó, Amata đang gặp thách thức nhiều nhất ở vấn đề môi trường và xã hội. Đối với môi trường, chúng ta phải tận dụng và quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên, hạn chế phát thải. "Hiện, chúng tôi cần sự hỗ trợ về quy định chính sách để có thể được phép tái sử dụng nước thải với sự bảo đảm về chất lượng và tự chủ trong việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời".

Về vấn đề cộng đồng xã hội, gần đây chính quyền quy định yêu cầu phải xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, đây là những thay đổi rất có giá trị, hy vọng sớm được áp dụng trong thực tiễn.

Thực tế, việc áp dụng khu công nghiệp sinh thái thông minh, bền vững sẽ dễ dàng hơn đối với Amata tại hai khu công nghiệp đang xây dựng mới là Amata Long Thành (Đồng Nai) diện tích 410ha và Amata City Hạ Long (Quảng Ninh) quy mô 713ha.

Dây chuyền sản xuất máy phát điện dùng cho ô-tô Hybrid hiện đại bậc nhất châu Á tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia (khu công nghiệp Amata Biên Hòa).

Dây chuyền sản xuất máy phát điện dùng cho ô-tô Hybrid hiện đại bậc nhất châu Á tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia (khu công nghiệp Amata Biên Hòa).

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia (khu công nghiệp Amata Biên Hòa) có 100% vốn đầu tư của Nhật Bản, chuyên sản xuất, lắp ráp các loại động cơ mô-tơ điện áp thấp, máy phát điện dùng cho ô-tô Hybrid.

Theo Giám đốc Công ty Nguyễn Phước Hiếu, thời điểm năm 2008 khi thành lập nhà máy, sản phẩm của công ty được đánh giá là tiết kiệm điện nhất thế giới, đã xuất khẩu đến những thị trường khó tính nhất, như: Mỹ, Nhật Bản.

Hiện, đang mở rộng sang Australia và đặc biệt có một phần thị trường Việt Nam đã chú ý tới vận hành nhà máy sản xuất làm sao cho tiết kiệm điện nhất, bắt đầu dùng sản phẩm của Toshiba Asia.

Phóng viên Báo Nhân Dân trao đổi với ông Nguyễn Phước Hiếu, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia.

Phóng viên Báo Nhân Dân trao đổi với ông Nguyễn Phước Hiếu, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia.

“Chúng tôi nghĩ rằng, muốn phát triển xanh, bền vững, điều kiện đầu tiên xuất phát từ nâng cao ý thức của con người, nên luôn khuyến khích nhân viên  trồng nhiều cây xanh tại khuôn viên các nhà xưởng. Từ đó, giúp họ hiểu được khai niệm xanh, bền vững là như thế nào, để khi tiếp đón khách hàng vào nhà máy, đều cảm nhận được không khí thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng. Tiếp đó là áp dụng công nghệ cao vào sản xuất để giảm sức lao động, nâng hiệu suất bằng các nước tiên tiến trên thế giới.

Thời gian qua, công ty luôn chủ động thực hiện kỹ thuật thu hồi toàn bộ nhiệt phát ra của các nhà máy để phục vụ lại chính hoạt động sản xuất bên trong”, ông Hiếu cho biết.

ĐỂ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng, công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ là mục tiêu phát triển lâu dài mang tính bền vững của tỉnh. Do đó, việc bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp được các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm.

Một góc khu công nghiệp Amata Biên Hòa (Đồng Nai), một trong ba khu công nghiệp cả nước được chọn xây dựng thí điểm khu công nghiệp sinh thái kiểu mẫu.

Một góc khu công nghiệp Amata Biên Hòa (Đồng Nai), một trong ba khu công nghiệp cả nước được chọn xây dựng thí điểm khu công nghiệp sinh thái kiểu mẫu.

“Đồng Nai đang tiếp tục xây dựng, phát triển và hoàn thiện các khu công nghiệp sinh thái, phát triển xanh, sạch nhằm nâng cao giá trị sản xuất, cải thiện môi trường đầu tư.

Tỉnh đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tích cực hỗ trợ Amata Biên Hòa xây dựng khu công nghiệp sinh thái kiểu mẫu. Nếu thành công sớm thì mô hình này sẽ nhanh chóng được nhân rộng ra các khu công nghiệp trong tỉnh”, bà Hoàng thông tin.

Nhiều nhà máy công nghệ đã lạc hậu ở khu công nghiệp Biên Hòa 1, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đối với sông Đồng Nai.

Nhiều nhà máy công nghệ đã lạc hậu ở khu công nghiệp Biên Hòa 1, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đối với sông Đồng Nai.

Riêng đối với khu công nghiệp Biên Hòa 1, ra đời đầu tiên ở nước ta, đến nay đã tròn 60 năm, nằm trong đô thị Biên Hòa, sát ngay sông Đồng Nai, với nhiều nhà máy sử dụng công nghệ lạc hậu, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.

Do vậy, tỉnh Đồng Nai đang quyết tâm thay đổi công năng, chuyển thành khu đô thị thương mại dịch vụ để khai thác tối đa hiệu quả kinh tế, bảo đảm gìn giữ môi trường.

Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (tiền thân là Khu kỹ nghệ Biên Hòa) ra đời từ những năm 60 của thế kỷ trước đang được tỉnh Đồng Nai thực hiện lộ trình di dời các nhà máy để chuyển đổi công năng thành khu đô thị thương mại dịch vụ.

Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (tiền thân là Khu kỹ nghệ Biên Hòa) ra đời từ những năm 60 của thế kỷ trước đang được tỉnh Đồng Nai thực hiện lộ trình di dời các nhà máy để chuyển đổi công năng thành khu đô thị thương mại dịch vụ.

Phó trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai Phạm Văn Cường cho rằng, một trong những điểm nhấn của Đồng Nai đó là nhiều năm nay tỉnh không thu hút đầu tư ồ ạt như trước, mà cân nhắc chọn lọc các dự án chú trọng việc sử dụng công nghệ mới, ít phát sinh chất thải.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời được lắp đặt trên trần thượng tòa nhà điều hành khu công nghiệp Amata.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời được lắp đặt trên trần thượng tòa nhà điều hành khu công nghiệp Amata.

Những dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tỉnh kiên quyết từ chối. Cùng với đó, địa phương tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Đối với các đơn vị kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, phải bảo đảm diện tích cây xanh tối thiểu; mở rộng và nâng cấp hệ thống xử lý chất thải theo nhu cầu của doanh nghiệp.

hà máy xử lý nước thải tập trung ở khu công nghiệp Amata.

hà máy xử lý nước thải tập trung ở khu công nghiệp Amata.

Tăng cường giám sát chặt chẽ tỷ lệ nước thải so với nước cấp để ngăn ngừa hành vi lén lút xả nước thải ra môi trường.

Tất cả 31 khu công nghiệp đang hoạt động đều có trạm xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn môi trường, trong đó, 25 khu công nghiệp đã được đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để giám sát chặt chẽ, bảo đảm 100% nước thải được xử lý đạt chuẩn trước khi xả ra môi trường.

Công tác thanh, kiểm tra chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường được tiến hành thường xuyên.

Ngoài ra, để phát triển công nghiệp gắn với bảo đảm an sinh xã hội, cấp ủy, chính quyền tỉnh Đồng Nai đang đẩy mạnh việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nhà ở xã hội dành cho công nhân.

Gần đây, vấn đề này trở nên bức thiết hơn bao giờ hết, khi đợt đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh và năm 2021, các khu nhà trọ địa bàn phát triển mạnh công nghiệp trở thành những ổ dịch lây lan nhanh nhất.

Lần đầu tiên, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã khẩn trương ban hành Nghị quyết chuyên đề số 07-NQ/TU ngày 22/8/2022 về phát triển nhà ở công nhân, nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025. Hằng năm, mỗi địa phương có khu công nghiệp phải xây dựng từ 2 đến 3 dự án nhà ở.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai kiểm tra tiến độ xây dựng nhà ở xã hội tại dự án của Công ty Cổ phần Kinh doanh nhà Đồng Nai.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai kiểm tra tiến độ xây dựng nhà ở xã hội tại dự án của Công ty Cổ phần Kinh doanh nhà Đồng Nai.

Để thực hiện đạt mục tiêu đề ra, Tỉnh ủy Đồng Nai đề nghị người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các ngành, địa phương từ tỉnh đến cơ sở phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đi đầu và chịu trách nhiệm trong việc bố trí đủ quỹ đất, quản lý quy hoạch và thu hút đầu tư triển khai thực hiện dự án theo đúng quy hoạch phê duyệt, chủ động hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện, đặc biệt là trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Cuối năm sẽ đưa vào đánh giá trách nhiệm chỉ đạo việc phát triển nhà ở xã hội đối với bí thư, chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh.

Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai đề nghị các ngành liên quan của tỉnh tính toán quy hoạch phát triển quỹ đất đủ 700.000 người lao động đang ở nhà trọ sẽ được thuê, thuê mua nhà ở xã hội trong tương lai.

Trước mắt, quy hoạch 49 khu đất dành riêng thu hút nhà đầu tư làm nhà ở xã hội. Trong đó, ưu tiên giải quyết ngay đối với nhà đầu tư có 50% tổng số vốn trở lên xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân.

Việc lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện minh bạch, công tâm, những doanh nghiệp tốt nhất, không có câu chuyện “sân trước sân sau” và phân biệt nhà đầu tư trong và ngoài nước, tất cả đều vì người dân và sự phát triển chung của Đồng Nai, như thông điệp từ người đứng đầu Đảng bộ tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh cũng khẳng định: Để công nghiệp tiếp tục là ngành chủ lực, dẫn dắt các ngành kinh tế khác, không còn con đường nào khác là phải thu hút đầu tư có chọc lọc, ưu tiên những dự án có hàm lượng chất xám cao để đem lại giá trị gia tăng tốt nhất.

Đây là một nhân tố để phát triển theo chiều sâu, tạo nên sự thịnh vượng cho xã hội, giờ không chỉ đơn thuần là vấn đề chỉ có cơm ăn, áo mặc là đủ mà phải giàu có lên, nghĩa là người lao động sẽ có thu nhập cao hơn nhiều, chất lượng cuộc sống tốt hơn hẳn so với trước đây.

Công nhân trong giờ làm việc tại một nhà máy trong khu công nghiệp ở Đồng Nai.

Công nhân trong giờ làm việc tại một nhà máy trong khu công nghiệp ở Đồng Nai.

Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn của Đồng Nai khi phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung theo chiều sâu chính là làm sao tạo ra một lực lượng lao động có tay nghề cao, có tri thức để phục vụ các dự án có hàm lượng chất xám cao, đáp ứng mong muốn và chiến lược lâu dài mà tỉnh đã xác định.

Trên hành trình nỗ lực phát triển xanh, bền vững, Đồng Nai cũng kiên quyết giữ 1/3 diện tích là đất rừng tự nhiên và công việc này được thực thi nghiêm túc, nhất quán suốt hơn 30 năm qua.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai kiểm tra tại một doanh nghiệp FDI ở thành phố Long Khánh.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai kiểm tra tại một doanh nghiệp FDI ở thành phố Long Khánh.

Dây chuyền sản xuất máy phát điện dùng cho ô-tô Hybrid hiện đại bậc nhất châu Á tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia (khu công nghiệp Amata Biên Hòa).

Dây chuyền sản xuất máy phát điện dùng cho ô-tô Hybrid hiện đại bậc nhất châu Á tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia (khu công nghiệp Amata Biên Hòa).

Con đường bên trong khu công nghiệp Amata Biên Hòa rợp bóng cây xanh.

Con đường bên trong khu công nghiệp Amata Biên Hòa rợp bóng cây xanh.

Item 1 of 3

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai kiểm tra tại một doanh nghiệp FDI ở thành phố Long Khánh.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai kiểm tra tại một doanh nghiệp FDI ở thành phố Long Khánh.

Dây chuyền sản xuất máy phát điện dùng cho ô-tô Hybrid hiện đại bậc nhất châu Á tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia (khu công nghiệp Amata Biên Hòa).

Dây chuyền sản xuất máy phát điện dùng cho ô-tô Hybrid hiện đại bậc nhất châu Á tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia (khu công nghiệp Amata Biên Hòa).

Con đường bên trong khu công nghiệp Amata Biên Hòa rợp bóng cây xanh.

Con đường bên trong khu công nghiệp Amata Biên Hòa rợp bóng cây xanh.

Ngày xuất bản: 10/2/2023
Chỉ đạo thực hiện: Lê Nam Tư-Nguyễn Ngọc Thanh
Tổ chức thực hiện:  Lê Tấn Vũ
Thực hiện: Thiên Vương
Trình bày mỹ thuật: Diệu Thu-Phương Nam
Ảnh: Thiên Vương-Tuấn Khải