CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

LÀ MỆNH LỆNH

KHÔNG THỂ CHẦN CHỪ

Đà tăng trưởng của nền kinh tế đang giảm tốc trước tác động kép của đại dịch Covid-19 và sụt giảm cầu từ bên ngoài, khiến việc đạt được các mục tiêu kinh tế đặt ra cho năm 2023 và giai đoạn 2021-2025 trở nên vô cùng khó khăn, thách thức.

Với kinh nghiệm của người đã tham gia xây dựng và thực hiện chương trình cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong nhiều nhiệm kỳ Chính phủ, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương nêu quan điểm: "Tại thời điểm này, yêu cầu cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đang trở thành mệnh lệnh không thể chần chừ!"

Phóng viên Báo Nhân Dân điện tử đã trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung để làm rõ hơn nội dung này.

“Chìa khóa” để phục hồi kinh tế và tạo động lực tăng trưởng mới

Phóng viên: Thưa ông, vì sao ông cho rằng cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là mệnh lệnh không thể chần chừ?

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung: Đây là thời điểm nền kinh tế nước ta chịu tác động liên tục bởi hai cú sốc: Đại dịch Covid-19; sụt giảm nhanh cầu nhập khẩu và lạm phát từ bên ngoài, nhất là từ các bạn hàng thương mại chủ yếu. Nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp chưa kịp phục hồi sau cú sốc thứ nhất đã phải chịu ngay tác động bất lợi từ cú sốc thứ hai.

Hệ quả như chúng ta đã biết, tăng trưởng kinh tế quý I/2023 chỉ đạt 3,32%, thấp nhất trong hàng chục năm trở lại đây (trừ quý I/2020). Đáng lo ngại là GRDP quý I/2023 của Thành phố Hồ Chí Minh chỉ tăng 0,7%, là mức thấp chưa từng có (trừ thời kỳ đại dịch Covid-19) khiến vai trò đầu tàu kinh tế của địa phương này ngày càng suy giảm.

Các động lực tăng trưởng như sản xuất công nghiệp, xuất khẩu liên tục suy giảm và tăng trưởng âm trong quý I/2023, khó có thể phục hồi nhanh; đầu tư tư nhân chất lượng thấp và đang giảm sút.

Đầu tư nước ngoài lần đầu tiên giảm cả về số thực hiện và đăng ký mới, trong đó vốn đăng ký mới giảm gần 40%, là mức giảm sâu nhất kể từ năm 2011; giải ngân vốn đầu tư công vẫn chưa được cải thiện so với trước, quý I/2023 chỉ giải ngân được 10% kế hoạch, thấp hơn so với tất cả các quý I trước đây.

Đáng lưu ý, tăng trưởng kinh tế nước ta đang suy giảm trong khi thời gian tăng trưởng cao là quá ngắn, không đủ để có thể vượt quá bẫy thu nhập trung bình. Nhìn cả dài hạn và ngắn hạn trước mắt, nền kinh tế nước ta đang có xu hướng suy giảm.

Thực tế này cho thấy việc đạt các mục tiêu kinh tế của kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2023, giai đoạn 5 năm 2021-2025 và cả thời kỳ chiến lược 2021-2030 trở nên hết sức khó khăn và thách thức.

Kinh nghiệm quốc tế và diễn biến thực tế ở nước ta trong mấy thập kỷ qua cho thấy, trong thời điểm khó khăn như trên, cải cách cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh là nhân tố cần thiết, không thể thiếu để vượt qua khó khăn.

Kinh nghiệm quốc tế và diễn biến thực tế ở nước ta trong mấy thập kỷ qua cho thấy, trong thời điểm khó khăn như trên, cải cách cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh là nhân tố cần thiết, không thể thiếu để vượt qua khó khăn.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung

Phóng viên: Doanh nghiệp cũng đang phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, thậm chí là bán tài sản?

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung: Những năm đầu của giai đoạn 2021-2025 là thời kỳ phục hồi của doanh nghiệp và nền kinh tế sau đại dịch Covid-19. Tuy vậy, nền kinh tế vừa mới phục hồi được trong 3 quý đầu năm 2022 thì đã suy giảm một cách nhanh chóng kể từ quý IV/2022 đến nay.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp và nền kinh tế đã phải chống chọi với tác động bất lợi chưa từng có của đại dịch; nhiều doanh nghiệp đã bị phá sản; số còn lại cũng bị yếu đi sau đại dịch và đang phải phục hồi.

Tình hình doanh nghiệp quý 1/2023 biến động bất thường: Số doanh nghiệp rút khỏi thị trường cao kỷ lục, nhiều hơn cả số doanh nghiệp thành lập mới và tái gia nhập thị trường. Hiện tượng này lần đầu tiên xảy ra ở nước ta (tính theo quý).

Tình hình doanh nghiệp quý 1/2023 biến động bất thường: Số doanh nghiệp rút khỏi thị trường cao kỷ lục, nhiều hơn cả số doanh nghiệp thành lập mới và tái gia nhập thị trường. Hiện tượng này lần đầu tiên xảy ra ở nước ta (tính theo quý).

Tôi cho rằng cả nền kinh tế và doanh nghiệp có thể mất nhiều năm mới có thể phục hồi lại nhịp độ phát triển như thời kỳ trước đại dịch. Hơn bao giờ hết, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả từ phía Nhà nước. Cải cách mạnh mẽ, cải thiện môi trường kinh doanh chính là hỗ trợ thiết thực nhất, giá trị nhất đối với doanh nghiệp trong thời kỳ sau khủng hoảng.

Tôi cho rằng cả nền kinh tế và doanh nghiệp có thể mất nhiều năm mới có thể phục hồi lại nhịp độ phát triển như thời kỳ trước đại dịch. Hơn bao giờ hết, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả từ phía Nhà nước. Cải cách mạnh mẽ, cải thiện môi trường kinh doanh chính là hỗ trợ thiết thực nhất, giá trị nhất đối với doanh nghiệp trong thời kỳ sau khủng hoảng.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung

Cải cách môi trường kinh doanh

đang chùng lại

Phóng viên: Cải cách môi trường kinh doanh vẫn là một nhiệm vụ ưu tiên không chỉ của nhiệm kỳ Chính phủ 2021-2025 mà của cả thời kỳ chiến lược 2021-2030. Nhiệm vụ này đang được triển khai thế nào, thưa ông?

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung: Năm 2023, Chính phủ không ban hành Nghị quyết riêng về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia mà lồng ghép thành một nội dung trong Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Vì vậy trên thực tế, các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực canh tranh quốc gia được đặt ra khá mờ nhạt trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của các bộ, ngành, địa phương, thậm chí có nơi gần như không được thực hiện.

Trong khi đó, đây là giai đoạn cần cải thiện môi trường kinh doanh mạnh mẽ nhất để phục hồi kinh tế sau đại dịch; đồng thời tạo dựng những động lực tăng trưởng mới bù đắp sự suy giảm liên tục của các động lực tăng trưởng truyền thống và chống chọi với những yếu tố bất lợi từ bên ngoài.

Đây là giai đoạn cần cải thiện môi trường kinh doanh mạnh mẽ nhất để phục hồi kinh tế sau đại dịch; đồng thời tạo dựng những động lực tăng trưởng mới bù đắp sự suy giảm liên tục của các động lực tăng trưởng truyền thống và chống chọi với những yếu tố bất lợi từ bên ngoài.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung

Trong thực tế, chúng ta đang cảm nhận rất rõ hàng loạt các sự việc và hiện tượng làm xấu đi chất lượng môi trường kinh doanh. Cụ thể, các văn bản pháp luật đang soạn thảo hoặc ban hành trong mấy năm gần đây đã phục hồi lại không ít rào cản đã được bãi bỏ, hoặc dễ dàng đặt ra các quy định tạo rào cản mới theo hướng gây thêm khó khăn và tăng thêm chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp.

Thái độ đồng hành, chia sẻ, cảm thông đối với những khó khăn của người dân và doanh nghiệp cũng đang mất dần. Cách thức làm việc theo tư tưởng kiến tạo, tuân theo quy luật kinh tế thị trường, đồng hành cùng doanh nghiệp bị thay thế bởi cách thức làm thiên về kiểm tra, kiểm soát, can thiệp hành chính chủ quan, coi doanh nghiệp là đối tượng quản lý….

Thực tế nói trên đang ảnh hưởng tới niềm tin của người dân và doanh nghiệp đối với chính sách, luật pháp và hiệu lực quản lý của cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

Hậu quả là các doanh nghiệp có xu hướng trì hoãn đầu tư mở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh. Tỷ lệ doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư mở rộng trong hai năm tới đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2014.

Phóng viên: Cải cách môi trường kinh doanh chùng lại là điều có thể cảm nhận được trong quá trình vận động của nền kinh tế hiện nay. Điều mà nhiều người quan tâm là thực tế này sẽ ảnh hưởng thế nào đến quá trình phục hồi và phát triển kinh tế, thưa ông?

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung: Nền kinh tế không thể không có tăng trưởng. Với đà suy giảm của các động lực tăng trưởng như hiện nay, để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% cả năm 2023 là rất khó, trung bình phải tăng trưởng ít nhất 7,65% trong ba quý còn lại.

Nhìn lại cả giai đoạn phát triển 30 năm qua có thể thấy kinh tế nước ta đang suy giảm với tốc độ cứ 10 năm, tăng trưởng GDP trung bình giảm 0,5 điểm phần trăm.

10 năm lần thứ nhất (1991-2000) tốc độ tăng GDP bình quân là 7,56%;

10 năm lần thứ hai (2001-2010) tốc độ tăng GDP bình quân là 6,61%;

10 năm lần thứ 3 (2011-2020) tốc độ tăng GDP bình quân đạt 6%;

3 năm đầu của 10 năm lần thứ thứ tư (2021-dự kiến tăng trưởng năm 2023) tốc độ tăng GDP bình quân dự kiến là 5,6%.

Nếu muốn đạt mục tiêu nhiệm kỳ (2021-2025) trung bình 7% như Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đã đặt ra, tăng trưởng năm 2024 và 2025 phải đạt trung bình 9%/năm. Đó là nhiệm vụ khó có thể đạt được tại thời điểm hiện nay.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng, nền kinh tế nước ta đã và đang trải qua hai cú sốc liên tiếp. Dó đó, tăng trưởng kinh tế suy giảm và hiện ở mức thấp hơn nhiều so với trước đại dịch; tốc độ tăng trưởng thực tế càng thấp xa so với mục tiêu chiến lược.

Trong bối cảnh đó, cải cách thể chế, cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh đáng lẽ phải là một nhân tố quan trọng không thể thiếu để nền kinh tế vượt qua khó khăn, nhanh chóng phục hồi. Nhưng trong thực tế, nhiệm vụ này chưa được quan tâm đúng mức nên chùng lại, yếu đi nhiều so với trước.

Cải cách môi trường kinh doanh còn xa mới đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn; chưa đúng với mục tiêu và nhiệm vụ cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh đã xác định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030.

Thực tế nói trên cần phải được đảo ngược một cách mạnh mẽ, càng sớm càng tốt.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung

Tôi muốn nhấn mạnh rằng, nền kinh tế nước ta đã và đang trải qua hai cú sốc liên tiếp. Dó đó, tăng trưởng kinh tế suy giảm và hiện ở mức thấp hơn nhiều so với trước đại dịch; tốc độ tăng trưởng thực tế càng thấp xa so với mục tiêu chiến lược.

Trong bối cảnh đó, cải cách thể chế, cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh đáng lẽ phải là một nhân tố quan trọng không thể thiếu để nền kinh tế vượt qua khó khăn, nhanh chóng phục hồi. Nhưng trong thực tế, nhiệm vụ này chưa được quan tâm đúng mức nên chùng lại, yếu đi nhiều so với trước.

Cải cách đột phá tạo luồng sinh khí mới trong môi trường kinh doanh

Phóng viên: Yêu cầu cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh được đề cập rất nhiều trong các báo cáo của các tổ chức nghiên cứu, trong báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội và là mong muốn cháy bỏng của các doanh nghiệp, doanh nhân.

Nhưng trong thực tế, tình thế lại rất khó xoay chuyển. Thậm chí có những chuyên gia đồng hành với cải cách cũng lo ngại rằng khó có thể đem lại những giá trị đột phá trong cải thiện môi trường kinh doanh ở thời điểm hiện nay. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung: Cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là một yếu tố không thể thiếu trong khung khổ tư duy điều hành phát triển kinh tế-xã hội.

Từ đầu năm 2011, Chính phủ đã bắt đầu hình thành khung khổ chính sách điều hành phát triển kinh tế xã hội gồm 3 trụ cột:

- Ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng hợp lý và giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội.

- Cải cách thể chế cải thiện môi trường kinh doanh; tái cơ cấu kinh tế với ba trọng tâm tái cơ cấu, và đổi mới mô hình tăng trưởng.

- Hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng trong đó trọng tâm là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Ba trụ cột nói trên gắn kết chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau tạo thành thế kiềng 3 chân vững chắc của khung khổ chính sách điều hành phát triển kinh tế xã hội quốc gia, đem lại những thành tựu quan trọng để khắc phục khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn 2008-2011 cũng như duy trì ổn định các nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng cao và bền vững trong các giai đoạn tiếp theo.

Song những năm gần đây, chúng ta đang thiếu vắng những cải cách đột phá tạo luồng sinh khí mới trong môi trường kinh doanh. Thực tế này có thể làm xói mòn thành quả cải cách đã xây dựng được trong nhiều năm qua.

Từ thực tế này, tôi kiến nghị Chính phủ sớm khôi phục lại chương trình cải cách liên tục và toàn diện; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tôi kiến nghị Chính phủ sớm khôi phục lại chương trình cải cách liên tục và toàn diện; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung

Chương trình này được thể hiện bằng một nghị quyết riêng, hàng năm của Chính phủ. Ngoài ra, kinh nghiệm thực tế cho thấy Chính phủ rất cần có sự ủng hộ, chia sẻ và đồng hành của quốc hội và toà án nhân dân tối cao trong cải thiện các chỉ số liên quan đến tư pháp trong chất lượng môi trường kinh doanh.

Nội dung chương trình cải cách phải bám sát và cụ thể hóa các phương hướng và yêu cầu đối với cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh đã xác định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030.

Phóng viên: Vậy ông đề xuất giải pháp gì để cải cách vượt bậc, tạo luồng sinh khí mới trong môi trường kinh doanh, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế?

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung: Tôi cho rằng đã đến lúc cần thay đổi cách thức thực hiện cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh quốc gia để tạo ra kết quả đột phá.

Cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh ở nước ta là quá trình cực kỳ khó khăn.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung

Cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh ở nước ta là quá trình cực kỳ khó khăn. Quá trình đó mới chỉ dừng lại ở điểm danh các việc phải làm. Còn ai làm, làm thế nào và làm khi nào, thì hầu như còn bỏ ngỏ. Tôi cho rằng trong giai đoạn này, “ai làm cải cách” mới là yếu tố quyết định thành bại của của quá trình cải cách.

Lâu nay, chúng ta dựa vào bộ máy hành chính, chủ yếu là các bộ ngành để thực hiện cải cách. Phương thức này đã chứng tỏ là không phù hợp, vì họ không làm một cách thực chất hoặc chỉ làm theo cách mà không ảnh hưởng đến vai trò, chức năng, quyền lợi của mình.

Thực tế cũng cho thấy, những cải cách được đề xuất bởi cơ quan độc lập, trung tính không có chức năng quản lý nhà nước đều mang lại kết quả tích cực, có tác động lớn đối với phát triển kinh tế đất nước.

Tôi xin kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổ tư vấn cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh của Thủ tướng Chính phủ.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung

Vậy ai sẽ đưa sáng kiến và làm các đề án cải cách?. Tôi xin kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổ tư vấn cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh của Thủ tướng Chính phủ.

Tổ Tư vấn có nhiệm vụ tham mưu cho Thủ tướng về các đề án cải cách có liên quan, kể các nội dung bổ sung, sửa đổi luật pháp liên quan đến nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đồng thời tư vấn, khuyến nghị với Thủ tướng các sáng kiến, giải pháp thúc đẩy quá trình cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và giám sát kết quả thực hiện các chương trình, đề án cải cách cụ thể.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Căn cứ vào Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội kết hợp với kinh nghiệm thực tế, tôi cho rằng cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh ở nước ta cần tập trung thực hiện 4 nhiệm vụ căn bản như sau:

- Tiếp tục mở rộng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh bằng cách tháo bỏ các rào cản, nhất là rào cản pháp lý đối với hoạt động đầu tư kinh doanh.

- Bảo đảm an toàn trong đầu tư, kinh doanh của người dân, nhà đầu tư và doanh nghiệp.

- Phát triển các loại thị trường nhân tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, trong đó có quyền sử dụng đất nông nghiệp, để các loại thị trường này đóng vai trò chủ yếu trong huy động, phân bố và sử dụng nguồn lực.

- Thay đổi vai trò, chức năng của nhà nước và thị trường trong nền kinh tế. Nhà nước phải cắt giảm chức năng và phải chuyển từ vai trò chỉ huy, kiểm soát và quản lý là chủ yếu sang vai trò kiến tạo phát triển và phục vụ người dân và doanh nghiệp là chủ yếu. Có thể nói, đây là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất. Vì khi vai trò và chức năng của nhà nước thay đổi theo hướng tập trung vào kiến tạo phát triển và phục vụ thì ba nhiệm vụ nói trên sẽ đương nhiên được thực hiện một cách dễ dàng.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung

Chỉ đạo thực hiện: THU HÀ
Thực hiện: TÔ HÀ
Trình bày: BẢO MINH
Ảnh: Báo Nhân Dân