XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN
ĐẢNG

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam coi là nhiệm vụ then chốt có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng.

Xây dựng và chỉnh đốn Đảng xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, từ sứ mệnh lịch sử và địa vị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong mọi thời kỳ cách mạng, bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn, hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà đất nước và dân tộc trao cho.

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trăn trở và dành mối quan tâm đặc biệt. Thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn cũng là một quy luật tồn tại và phát triển của Đảng.

Những nhiệm kỳ Đại hội Đảng gần đây, Đảng ta luôn nhấn mạnh “xây dựng Đảng là then chốt”. Các cấp ủy đảng từ trung ương đến cơ sở đã tập trung triển khai quyết liệt nhiệm vụ này.

Xây dựng và chỉnh đốn Đảng chính là yêu cầu của sứ mệnh lịch sử và địa vị lãnh đạo

Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, xây dựng, chỉnh đốn Đảng với mục đích tăng cường sự thống nhất ý chí và hành động.

Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng tập trung vào nhiệm vụ hoạch định đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

Trong công cuộc đổi mới, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực.

Xây dựng gắn liền với chỉnh đốn Đảng, được triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, thường xuyên cả về chính trị tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về
xây dựng Đảng

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin để sáng lập, xây dựng và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng cách mạng chân chính, kiên cường, giàu bản lĩnh và kinh nghiệm trong lãnh đạo cách mạng, thực hiện sứ mệnh lịch sử đối với đất nước và dân tộc.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trăn trở, dành mối quan tâm đặc biệt đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Người sớm chỉ ra những nguy cơ bên trong đối với một Đảng cộng sản cầm quyền, nêu rõ các nguyên tắc xây dựng Đảng, các quy luật tồn tại và phát triển của Đảng nhằm xây dựng Đảng vững mạnh toàn diện.

Hồ Chí Minh đã làm gương mẫu để xây dựng Đảng. Tấm gương của lãnh tụ được sự hưởng ứng tự nguyện và nhiệt tình của toàn Đảng, đã tạo nên khuôn phép chặt chẽ và thiêng liêng, để lại truyền thống tốt đẹp về Đảng và sự lãnh đạo của Đảng.
Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh - tinh hoa và khí phách của dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2019, tr. 179.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các đồng chí lãnh đạo xã và Ban Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp thôn Lạc Trung, xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) về công tác quy hoạch ruộng đất, ngày 25/1/1961. (Ảnh: Tư liệu)

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các đồng chí lãnh đạo xã và Ban Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp thôn Lạc Trung, xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) về công tác quy hoạch ruộng đất, ngày 25/1/1961. (Ảnh: Tư liệu)

Chủ tịch Hồ Chủ Minh nói chuyện với đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, tháng 2/1951. (Ảnh: Tư liệu)

Chủ tịch Hồ Chủ Minh nói chuyện với đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, tháng 2/1951. (Ảnh: Tư liệu)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và trực tiếp giảng bài cho lớp bồi dưỡng đảng viên mới của Đảng bộ Hà Nội, ngày 14/5/1966. (Ảnh: Tư liệu)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và trực tiếp giảng bài cho lớp bồi dưỡng đảng viên mới của Đảng bộ Hà Nội, ngày 14/5/1966. (Ảnh: Tư liệu)

Item 1 of 4

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các đồng chí lãnh đạo xã và Ban Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp thôn Lạc Trung, xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) về công tác quy hoạch ruộng đất, ngày 25/1/1961. (Ảnh: Tư liệu)

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các đồng chí lãnh đạo xã và Ban Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp thôn Lạc Trung, xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) về công tác quy hoạch ruộng đất, ngày 25/1/1961. (Ảnh: Tư liệu)

Chủ tịch Hồ Chủ Minh nói chuyện với đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, tháng 2/1951. (Ảnh: Tư liệu)

Chủ tịch Hồ Chủ Minh nói chuyện với đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, tháng 2/1951. (Ảnh: Tư liệu)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và trực tiếp giảng bài cho lớp bồi dưỡng đảng viên mới của Đảng bộ Hà Nội, ngày 14/5/1966. (Ảnh: Tư liệu)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và trực tiếp giảng bài cho lớp bồi dưỡng đảng viên mới của Đảng bộ Hà Nội, ngày 14/5/1966. (Ảnh: Tư liệu)

Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng bằng những giải pháp quyết liệt

Để có đủ khả năng và điều kiện lãnh đạo cách mạng đúng đắn và có hiệu quả, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức mạnh của Đảng về mọi mặt. Thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn cũng là một quy luật tồn tại và phát triển của Đảng.

Từ khi thực hiện đường lối Đổi mới (Đại hội VI, năm 1986) đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam có hàng chục văn kiện chuyên đề về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Trong các nhiệm kỳ gần đây là Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII “Về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng”; Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII “về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”; Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII “Về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"”.

Nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong mỗi văn kiện chỉ đạo của Trung ương đều gắn với thực tiễn tình hình đất nước Việt Nam trong từng giai đoạn, đề cập những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, công tác tổ chức, cán bộ, kiểm tra, giám sát, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng
trong giai đoạn mới

Mục tiêu tổng quát phát triển đất nước đến giữa thế kỷ XXI nhấn mạnh yêu cầu: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa...”.

Dự báo trong những năm tới, tình hình thế giới và trong nước sẽ có nhiều khó khăn, thử thách, tác động trực tiếp, nhiều chiều đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Toàn Đảng, toàn dân ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, với bốn nguy cơ (tụt hậu xa hơn về kinh tế; chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và tệ quan liêu; “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch); tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” còn diễn biến phức tạp.

Sáng 27/4/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo. (Ảnh: TRÍ DŨNG)

Sáng 27/4/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo. (Ảnh: TRÍ DŨNG)

Để tiếp tục đảm đương vai trò lãnh đạo trong giai đoạn mới, Đảng ta phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn; nâng tầm bản lĩnh và trí tuệ, ngày càng thật sự vững vàng về tư tưởng chính trị, thống nhất cao về ý chí, hành động, trong sạch về đạo đức, lối sống, chặt chẽ về tổ chức và gắn bó mật thiết với nhân dân.

Từ thực tiễn công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nhiệm kỳ qua, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng thống nhất các quan điểm chỉ đạo để tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong đó quan điểm thứ năm là: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy bản chất giai cấp công nhân của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, xây dựng Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; gắn với tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân là những nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”.

Ngày xuất bản: tháng 7/2022
Tổ chức thực hiện: Phương Quyên
Nội dung: Phương Quyên, Ngô Vương Anh
Trình bày: Ngọc Diệp, Chí Trung
Ảnh: Tư liệu, Duy Linh