Tuyên Quang
phát triển lợi thế địa phương
thành sản phẩm OCOP

Những cây chè cổ thụ ở thôn Khau Tràng, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, Tuyên Quang, là nguồn nguyên liệu quý để sản xuất chè Sơn Trà.

Những cây chè cổ thụ ở thôn Khau Tràng, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, Tuyên Quang, là nguồn nguyên liệu quý để sản xuất chè Sơn Trà.

Tuyên Quang là một trong những tỉnh thuộc miền núi phía bắc, có thế mạnh về du lịch và sản phẩm nông nghiệp giá trị. Do đó, khi bước vào thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh đã vận dụng được những lợi thế của mình, biến nhược điểm thành ưu điểm, tạo ra nhiều sản phẩm OCOP mang đặc trưng riêng của địa phương.

Bà con dân tộc Mông thôn Nà Mụ , xã Hồng Thái, huyện Nà Hang, thu hái chè búp tươi.

Bà con dân tộc Mông thôn Nà Mụ , xã Hồng Thái, huyện Nà Hang, thu hái chè búp tươi.

Tính đến hết năm 2021, tỉnh Tuyên Quang có 51 sản phẩm của 38 chủ thể, trong đó có 14 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 2 sản phẩm nâng hạng 3 sao lên 4 sao, 35 sản phẩm đạt 3 sao.

Với số lượng sản phẩm OCOP không ngừng tăng, hiện 7/7 huyện, thành phố đã hoàn thành mục tiêu xây dựng được ít nhất một sản phẩm chủ lực cấp huyện để tham gia chương trình OCOP đạt hạng 3 sao, 4 sao.

Xác định tập trung phát triển sản phẩm OCOP ngay từ bước khởi đầu, Hội đồng OCOP tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Quyết định số 01/QĐ-HĐĐG về việc thành lập Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng, nâng hạng sản phẩm tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, ban hành Quyết định số 02/QĐ-HĐĐG về Ban hành Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ của Hội đồng đánh giá, phân hạng, nâng hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP tỉnh Tuyên Quang. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh trọng tâm công tác kiểm tra, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Theo ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang, qua kiểm tra sẽ nắm bắt thực trạng các sản phẩm OCOP và đánh giá kết quả tổ chức đánh giá, phân hạng, nâng hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP của các huyện, thành phố, qua đó, kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo khắc phục những hạn chế, bất cập (nếu có) nhằm thực hiện tốt công tác đánh giá, phân hạng, nâng hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh bảo đảm khách quan, chặt chẽ, đúng quy định.

Cam sành Hàm Yên.

Cam sành Hàm Yên.

Vườn nho đầu tiên tại Tuyên Quang được trồng thành công.

Vườn nho đầu tiên tại Tuyên Quang được trồng thành công.

Mật ong bạc hà.

Mật ong bạc hà.

Chè xanh Ngọc Thúy.

Chè xanh Ngọc Thúy.

Item 1 of 4

Cam sành Hàm Yên.

Cam sành Hàm Yên.

Vườn nho đầu tiên tại Tuyên Quang được trồng thành công.

Vườn nho đầu tiên tại Tuyên Quang được trồng thành công.

Mật ong bạc hà.

Mật ong bạc hà.

Chè xanh Ngọc Thúy.

Chè xanh Ngọc Thúy.

Nhờ xây dựng kế hoạch chi tiết, bài bản, từ khâu chọn sản phẩm làm OCOP đến hỗ trợ, đánh giá, thẩm định, chương trình OCOP của tỉnh đã và đang được đánh giá là đi đúng hướng.

Ghi nhận tại huyện Lâm Bình, một trong những địa phương đang nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, coi OCOP là một trong những động lực quan trọng để hoàn thành mục tiêu huyện nông thôn mới, Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Lâm Bình, Nguyễn Thành Chung, chia sẻ, hiện toàn huyện có 27 sản phẩm OCOP nhưng chưa có sản phẩm đạt chất lượng 4 sao, 5 sao do năng lực của các chủ thể còn hạn chế. Đây cũng là cái khó của Lâm Bình, đòi hỏi phải có nhiều giải pháp hỗ trợ.

Ghi nhận tại hợp tác xã Nông nghiệp Vinh Hoa, đơn vị đang sở hữu hai thương hiệu OCOP 3 sao của tỉnh Tuyên Quang là Chè Giảo Cổ Lam Lâm Bình và Rau Bò Khai Lâm Bình, Phó Giám đốc hợp tác xã nông lâm nghiệp Vinh Hoa, Ma Công Doanh, cho biết: sau khi tham gia Chương trình OCOP, hợp tác xã đã nhận được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương thông qua các chính sách về đất đai, nguồn vốn hỗ trợ khoa học kỹ thuật nên đã nỗ lực xây dựng vùng nguyên liệu theo liên kết chuỗi, đầu tư thiết kế bộ nhãn mác phù hợp để sản phẩm tiếp cận tốt với thị trường.

Hiện, sản lượng một năm của hợp tác xã luôn tăng, với khoảng 16 tấn giảo cổ lam tươi tương đương 1,6 tấn chè Giảo Cổ Lam khô, rau bò khai khoảng 12 tấn. Nhờ đó, thu nhập của các thành viên hợp tác xã đạt trên dưới 10 triệu đồng/tháng.

Homestay A Phủ, thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm (Lâm Bình) phục vụ khách tham quan.

Du khách nước ngoài giao lưu văn nghệ cùng đội văn nghệ thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình.

Cây lê đã trở thành cây trồng cho nhiều hộ dân ở xã Hồng Thái có cuộc sống ấm no.

Cam sành Hàm Yên là một trong những cây trồng chủ lực giúp nhiều người dân địa phương vươn lên thoát nghèo,

Hương sắc hoa lê Hồng Thái.

Hồ Na Hang nhìn từ trên cao.

Homestay A Phủ, thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm (Lâm Bình) phục vụ khách tham quan.

Du khách nước ngoài giao lưu văn nghệ cùng đội văn nghệ thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình.

Cây lê đã trở thành cây trồng cho nhiều hộ dân ở xã Hồng Thái có cuộc sống ấm no.

Cam sành Hàm Yên là một trong những cây trồng chủ lực giúp nhiều người dân địa phương vươn lên thoát nghèo,

Hương sắc hoa lê Hồng Thái.

Hồ Na Hang nhìn từ trên cao.

Bên cạnh việc tận dụng lợi thế về đất đai, giống cây trồng hiện có, huyện Lâm Bình còn đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn với mô hình homestay đang được kết nối, mở rộng.

Huyện Lâm Bình đã xây dựng kế hoạch, phát triển các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao như: cá tầm, dê núi, phục vụ nhu cầu du lịch. Đồng thời, khuyến khích các địa phương, chủ thể, xây dựng, quản lý nhãn hiệu sản phẩm, hình thành nên thương hiệu riêng và trên cơ sở đó hình thành nên các sản phẩm du lịch gắn với thương hiệu”.
Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Lâm Bình, Nguyễn Thành Chung.

Hiện Lâm Bình đang có 3 xã: Khuôn Hà, Lăng Can, Thượng Lâm chọn homestay làm sản phẩm OCOP, như: Homestay Tài Ngào, xã Thượng Lâm, Homestay Nặm Đíp, xã Lăng Can. Các Homestay đang duy trì các mô hình trải nghiệm lý thú như: tham gia du lịch đồi chè, tự tay hái chè theo hướng dẫn của nghệ nhân và sao chè, đóng gói.

Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, những ông chủ homestay là người dân tộc đã bắt kịp với xu hướng du lịch cộng đồng, họ được học hỏi về những quy định đón khách du lịch thế nào cho thật văn minh, lịch sự và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, việc giữ gìn vệ sinh thôn bản, an ninh trật tự để giữ gìn nét đẹp truyền thống của địa phương cũng luôn được chú trọng.

Nhờ được tập huấn, hỗ trợ về chính sách, vốn, người dân làm homestay đã có thể trụ vững và phát triển các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của du khách, từ đó nâng cao thu nhập cho gia đình và cộng đồng tại địa phương.

Chia sẻ về những định hướng trong phát triển OCOP của tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang cho biết, tỉnh đã có những định hướng, kế hoạch dài hơi như: Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, chủ thể tham gia chương trình, phát triển các sản phẩm nông nghiệp theo mô hình liên kết, chuỗi; nhằm phát huy sức sáng tạo và nội lực tiềm năng của các địa phương để nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân và thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Được biết, tỉnh Tuyên Quang đã đặt mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025 với tổng số sản phẩm OCOP toàn tỉnh trên 230 sản phẩm; 138/138 xã, phường, thị trấn có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đạt hạng 3 sao trở lên; Tiêu chuẩn hoá 10 sản phẩm tiềm năng 5 sao. Đồng thời thực hiện hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu Chương trình OCOP hỗ trợ công tác quản lý Nhà nước và kết nối thông tin, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP của tỉnh...

Đây hầu hết là những mục tiêu nằm trong tầm tay của một tỉnh có nhiều lợi thế về du lịch, đặc sản địa phương. Hy vọng rằng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, xã hội, người dân … những nhược điểm và cả những lợi thế của địa phương sẽ nhanh chóng đạt chứng nhận sản phẩm OCOP và đến tay người tiêu dùng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển triển kinh tế địa phương.

Nội dung: HÀ PHƯƠNG
Trình bày: BIỆN DIỆU
Ảnh: baodantoc.vn, sonnptnt.tuyenquang.gov.vn, tuyenquang.gov.vn, baotuyenquang.com.vn