Để miền núi tiến kịp miền xuôi

Với Kế hoạch 253/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô giai đoạn 2021-2030, trong mười năm tới, thành phố tập trung thực hiện chín nội dung chính để tạo đột phá cho khu vực miền núi của Thủ đô, như đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phát triển giáo dục-đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch...

Thành phố chú trọng giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt khu vực miền núi. Đồng thời quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; phát triển sản xuất, nông, lâm nghiệp, du lịch, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cơ bản bằng mức thu nhập bình quân khu vực nông thôn ngoại thành; cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của thành phố; tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 75 đến 80%... Trước mắt, tổng số vốn đầu tư giai đoạn 2021-2025 là hơn 2.100 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 1.600 tỷ đồng; nguồn vốn sự nghiệp là hơn 496 tỷ đồng.

Trên thực tế, với quyết tâm rút ngắn khoảng cách giữa miền núi và thành thị, những năm qua, thành phố Hà Nội đã dành hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, thiết chế văn hóa, cơ sở y tế, giáo dục và hỗ trợ sản xuất cho đồng bào các xã vùng dân tộc miền núi của Thủ đô. Bộ mặt các xã nông thôn miền núi đã có sự phát triển rõ rệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm của khu vực này đạt hơn 12%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, đến nay đã không còn thôn, xã đặc biệt khó khăn. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc, miền núi còn 3,7%, đến năm 2020 đã giảm xuống còn 0,96%. Thu nhập bình quân đạt 40 triệu đồng/người/năm, có xã đạt hơn 50 triệu đồng/người/năm. Hà Nội hiện đã có 8/13 xã vùng dân tộc miền núi của thành phố đã đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn, mục tiêu tổng quát mà Hà Nội hướng đến là phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô toàn diện, bền vững; phát huy được tiềm năng, lợi thế của vùng và tinh thần tự lực của đồng bào dân tộc thiểu số. Việc triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch 253 của thành phố sẽ góp phần thu hẹp, dần tiến tới không còn khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội n