Nhóm nguyên liệu công nghiệp và dầu thô giảm mạnh

NDO -

Kết thúc phiên giao dịch 18/5, sắc đỏ áp đảo trên bảng giá 31 loại hàng hóa nguyên liệu đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở, khiến cho chỉ số MXV-Index quay đầu giảm mạnh sau 3 phiên tăng liên tiếp và một lần nữa đánh mất mốc hỗ trợ 3.000 điểm. Đóng cửa, chỉ số này giảm 2,12% về 2.977,52 điểm.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Nhóm nguyên liệu công nghiệp và dầu thô giảm mạnh -0
 
Ở diễn biến ngược lại, tâm lý chốt lời của giới đầu tư, cùng khả năng có thể tìm kiếm cơ hội ngay cả khi giá cả đi xuống, khiến cho dòng tiền một lần nữa chảy rất mạnh vào thị trường hàng hóa. Giá trị giao dịch toàn Sở đã tăng mạnh hơn 20% lên xấp xỉ 8.700 tỷ đồng.
Nhóm nguyên liệu công nghiệp và dầu thô giảm mạnh -0
 
Giá cà-phê Arabica giảm hơn 4%
Lực bán áp đảo đối với hầu hết các mặt hàng trong nhóm nguyên liệu công nghiệp trong phiên hôm qua, đáng chú ý nhất là mức giảm rất mạnh dẫn đầu toàn nhóm của cà-phê Arabica.
Đúng như dự đoán trước đó của giới chuyên gia, nhiệt độ tại Brazil trong đợt lạnh đầu mùa này vẫn chưa giảm về mức có thể hình thành sương giá. Thời tiết cũng sẽ ấm dần trở lại từ hôm nay, khiến cho Arabica bị bán mạnh trong suốt phiên hôm qua, đẩy giá giảm hơn 4% về 217,6 cents/pound. 
Đồng Real Brazil quay đầu giảm sau phiên tăng mạnh, do tác động từ mức tăng của đồng Dollar, cũng góp phần thúc đẩy lực bán từ nông dân nước này. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Mỹ bất ngờ sụt giảm về mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021. 
Người tiêu dùng tại Mỹ đang bắt đầu phải sử dụng các khoản tín dụng cho việc thanh toán nhiên liệu và thực phẩm do tác động bởi lạm phát, một tín hiệu cho thấy nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Vốn là các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu, giá các mặt hàng cà-phê và cacao thường suy yếu mỗi khi chứng khoán đi xuống, và đây cũng là yếu tố tác động lớn đến các mặt hàng này trong phiên hôm qua.
Nhóm nguyên liệu công nghiệp và dầu thô giảm mạnh -0
 
Đối với bông, thời tiết tại Mỹ dự báo sẽ có mưa ở phía tây Texas trong vài ngày tới, giúp cải thiện tình trạng khô hạn ở các khu vực sản xuất bông đang trong giai đoạn nảy mầm. Bên cạnh đấy, lực bán kỹ thuật ở vùng kháng cự 150 cents cũng khiến cho giá sụt giảm mạnh 2,7%, về 144,47 cents/pound.
Bên cạnh việc thời tiết được cải thiện ở Brazil, giá dầu thô thế giới quay đầu giảm sau khi tăng lên mức cao nhất 2 tháng đã tác động tiêu cực lên giá đường, chấm dứt chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp trước đó của mặt hàng này. Nhập khẩu đường của Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm đạt 1,36 triệu tấn, giảm 4% so cùng kỳ năm ngoái. Với vai trò là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới, nhu cầu của Trung Quốc bị ảnh hưởng do đại dịch cũng vẫn là yếu tố hạn chế với giá đường trong trung hạn.
Giá dầu thô giảm 2 phiên liên tiếp
Nhóm nguyên liệu công nghiệp và dầu thô giảm mạnh -0
 

Hợp đồng dầu WTI tháng 6 (CLM) đã trải qua ngày thông báo đầu tiên 18/5, và sẽ đáo hạn vào ngày mai, 20/5. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đây là giai đoạn thường có những biến động bất thường đối với giá dầu, nên các nhà đầu tư có thể chuyển sang giao dịch hợp đồng dầu WTI tháng kế tiếp, là tháng 7/2022 với mã CLN2022.

Diễn biến của giá dầu trong tối và đêm qua đem đến khá nhiều bất ngờ đối với thị trường. Sau khi Viện dầu khí Mỹ (API) dự báo tồn kho dầu của nước này sẽ giảm 2,4 triệu thùng trong tuần trước, số liệu chính thức từ Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) vào lúc 21 giờ 30 phút thậm chí còn đưa ra mức giảm mạnh hơn. 
Cụ thể, trong tuần kết thúc ngày 13/5, tồn kho dầu thương mại tại Mỹ giảm tới 3,39 triệu thùng, trái ngược hoàn toàn với các dự báo của giới phân tích. Tuy chấm dứt chuỗi 3 tuần tăng tồn kho liên tiếp, nhưng tồn kho tại Mỹ vẫn đang ở mức cao nhất trong vòng 1 tháng, cũng là lý do được giới phân tích đưa ra để lý giải cho sự “bất ngờ” trong ngày hôm qua. 
Lực bán trong ngày hôm qua chủ yếu đến từ lo ngại về nền kinh tế Mỹ khi thị trường chứng khoán giảm điểm và sự mạnh lên của đồng Dollar Mỹ. Bên cạnh đó, việc Mỹ đang có kế hoạch nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Venezuela cũng mang đến sự lạc quan hơn về nguồn cung, vốn đang là yếu tố tích cực (bullish) đối với thị trường trong suốt 2 tháng qua.