Tăng sự quan tâm của xã hội đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS

Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021 (từ ngày 10/11 đến 10/12) được Ủy ban quốc gia Phòng, chống AIDS và Phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm lựa chọn có chủ đề “Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19”.

Nhiều hoạt động truyền thông diễn ra trong Tháng Hành động phòng, chống HIV/AIDS hằng năm.
Nhiều hoạt động truyền thông diễn ra trong Tháng Hành động phòng, chống HIV/AIDS hằng năm.

Chủ đề của Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay nhằm mục đích tăng cường sự quan tâm của toàn xã hội đến công tác phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh dịch Covid-19, để tiếp tục tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Tháng hành động cũng là chiến dịch nhằm đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để bảo đảm cho người bệnh HIV được tiếp cận liên tục, kịp thời các dịch vụ điều trị thuốc kháng vi-rút (ARV) và các chất thay thế dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một báo cáo dựa trên dữ liệu giám sát lâm sàng từ 37 quốc gia về nguy cơ chuyển nặng khi mắc Covid-19 của người nhiễm HIV cho thấy: nguy cơ bệnh chuyển nặng hoặc tử vong cao hơn bình thường đến 30% so với những người không bị nhiễm HIV. Từ báo cáo này, WHO muốn nhấn mạnh rằng người nhiễm HIV cần áp dụng các biện pháp can thiệp tiếp cận sớm và điều trị bằng thuốc ARV sớm, tuân thủ điều trị, ngăn ngừa và quản lý các bệnh lý tiềm ẩn...

Theo Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), năm 2021, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, dịch đã và đang có những ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng, chống và điều trị HIV/AIDS. Theo báo cáo của các địa phương, trong chín tháng đầu năm 2021 dịch HIV/AIDS tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng tại nhiều địa phương so với cùng kỳ năm 2020. Đường lây truyền HIV cũng có sự thay đổi, tỷ lệ nhiễm HIV tăng nhanh trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới.

Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp dẫn tới hạn chế các sự kiện trực tiếp và đông người, cho nên Ủy ban quốc gia Phòng, chống AIDS và Phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đề nghị các địa phương tăng cường các hoạt động truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng và trên nền tảng mạng xã hội để hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12). Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương tăng cường các mô hình, sáng kiến và các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; nhất là các sáng kiến để vượt qua thách thức của đại dịch Covid-19. Việc tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo chuyên môn và khoa học về HIV/AIDS theo hình thức trực tuyến hoặc trực tuyến kết hợp với trực tiếp. Ngoài ra, tiếp tục triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác như: Xây dựng kế hoạch và các mô hình cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS trong các tình huống khác nhau tùy theo diễn biến dịch Covid-19 để bảo đảm người có hành vi nguy cơ cao và người nhiễm HIV không bị gián đoạn trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

Các địa phương ưu tiên vận động, hỗ trợ người nhiễm HIV tiếp cận và được tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 cũng như tiếp cận các dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS, nhất là tại các địa phương, địa bàn bị giãn cách xã hội hoặc phong tỏa do dịch Covid-19. Mở rộng việc cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng; điểm cấp phát thuốc Methadone và điểm cấp phát thuốc ARV tại các trạm y tế xã... Vận động các doanh nghiệp tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động, bảo đảm cho người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế một cách liên tục, nhận người lao động là người nhiễm HIV, người đang được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế...

Các địa phương có những giải pháp tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Rà soát, chấn chỉnh, giám sát hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ, bảo đảm tính sẵn có, tính dễ tiếp cận của các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, nhất là các dịch vụ can thiệp giảm thiểu tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cũng như việc cung cấp các dịch vụ điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở y tế. Vận động những người tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số, tôn giáo, dòng họ (già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, trưởng họ, trưởng tộc...), người nổi tiếng tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong đồng bào vùng dân tộc và miền núi. Vận động các tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội khác và mạng lưới người nhiễm HIV tại địa phương tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động nhân tháng hành động n

Nhân Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021 (từ ngày 10/11 đến 10/12), Cục Phòng, chống HIV/AIDS khởi động chiến dịch: “Yêu mới khó. Phòng chống HIV có ngại gì”. Chiến dịch nhằm mục tiêu đẩy lùi sự kỳ thị dành cho những người sống cùng với HIV, đồng thời nâng cao nhận thức về dự phòng và điều trị HIV bằng việc sử dụng thuốc kháng vi-rút (ARV) và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm, nhất là trong cộng đồng nam quan hệ tình dục đồng giới.