Ngược đãi giúp việc gia đình bị phạt đến 75 triệu đồng

Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 

Ảnh minh họa. Ảnh: Getty Image
Ảnh minh họa. Ảnh: Getty Image

Cụ thể, phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, hoặc dùng vũ lực đối với người lao động là người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người sử dụng lao động không thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác hoặc kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm, trừ trường hợp hai bên không thỏa thuận được; …sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Ngoài ra, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp làm giả, làm sai lệch nội dung nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 17/1/2022.