Kiên Giang sẵn sàng cho giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16

NDO -

Từ 0 giờ ngày 19/7, toàn tỉnh Kiên Giang sẽ thực hiện theo quy định của Chỉ thị số 16/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Lấy mẫu tầm soát SARS-CoV-2 tất cả những người có mặt tại Bệnh viện đa khoa Kiên Giang.
Lấy mẫu tầm soát SARS-CoV-2 tất cả những người có mặt tại Bệnh viện đa khoa Kiên Giang.

Ngày 18/7, Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) tỉnh Kiên Giang tổ chức họp báo thông tin công tác chuẩn bị để thực hiện giãn cách xã hội theo văn bản 969, ngày 17/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, “Về việc giãn cách xã hội phòng chống dịch tại một số địa phương”. Theo đó, từ 0 giờ ngày 19/7, toàn tỉnh Kiên Giang sẽ thực hiện theo quy định của Chỉ thị số 16/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung thông tin, hiện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có tám ổ dịch nằm ở các huyện Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, An Biên, Giồng Riêng và hai thành phố Rạch Giá, Hà Tiên. Trong số này, có năm ổ dịch cơ bản đã được kiểm soát khống chế, ba ổ dịch mới phát hiện, các cơ quan đang tiến hành làm rõ nguồn lây, tiến hành truy vết, cách ly, xử lý theo quy định.

Đủ sức điều trị bệnh nhân Covid-19

BS Hà Văn Phúc, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang cho biết, về công tác điều trị bệnh Covid-19, hiện tuyến tỉnh có hai bệnh viện là Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang và Bệnh viện lao và các bệnh phổi Kiên Giang. Ở tuyến huyện mỗi huyện có một trung tâm y tế thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19. Riêng Trung tâm y tế thành phố Rạch Giá, huyện Giang Thành, Kiên Hải và U MinhThượng cơ sở vật chất chưa đáp ứng điều trị bệnh nhân Covid-19, nên bệnh nhân các địa phương này điều trị tại trung tâm y tế các địa phương lân cận.

Hiện đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành y tế cảu Kiên Giang có hơn 8.000 người, trong đó trên dưới 3.000 người có trình độ đại học và trên đại học, đầy đủ các chuyên môn.

“Như tình hình dịch bệnh từ lúc mới xuất hiện đến giai đoạn hiện nay, thì ngành y tế Kiên Giang đã đáp ứng được yêu cầu. Nếu tình hình diễn biến phức tạp hơn, số ca mắc nhiều hơn, tăng nhanh trong cộng đồng thì ngành y tế Kiên Giang mới nhờ đến sự hỗ trợ về chuyên môn của tuyến trên”, Bs Hà Văn Phúc nói thêm.

Kiên Giang có bốn phòng xét nghiệm khẳng định Covid-19, với công suất 2.000 mẫu/ngày. Hiện nay, tỉnh đã phân cấp điều trị bệnh nhân nặng và rất năng tại Bệnh viện đa khoa Kiên Giang (100 giường và 10 giường ICU), Trung tâm Y tế Hà Tiên (70 giường, 10 giường ICU) và Trung tâm Y tế Phú Quốc (60 giường, 20 giường ICU). Hiện nay sinh phẩm, vật tư y tế phục vụ cho công tác phòng chống dịch Covid-19 đầy đủ.

Đến thời điểm hiện tại, tổng số bệnh nhân Covid-19 điều trị tại Kiên Giang là 156 trường hợp, trong đó đang điều trị là 71 trường hợp, đã xuất viện 75 trường hợp, không có trường hợp tử vong. Bệnh viện đa khoa Kiên Giang đang điều trị 28 trường hợp, trong đó ổ dịch tại đây là 14 ca. Các Trung tâm Y tế huyện đang điều trị gồm: Vĩnh Thuận 11 ca, Giồng Riềng 3 ca; An Biên 2 ca, Tân Hiệp 2 ca, An Minh 2 ca, Gò Quao 1 ca…

45.000 lao động tự do được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người

Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang, Đặng Hồng Sơn cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 68 và Quyết định 23 của Chính phủ và Thủ tướng chính phủ chung quanh việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tỉnh Kiên Giang đã xây dựng xong kế hoạch và tiến hành triển khai. Theo đó, có 12 nhóm đối tượng có liên quan trực tiếp được hỗ trợ, với tổng số đối tượng thụ hưởng khoảng 215.000 người, số tiền hỗ trợ tương đương 480 tỷ đồng.

Trong các nhóm đối tượng, nhóm 12 là người lao động tự do, mua bán nhỏ lẻ, bán hàng rong, nhặt rác, mua phế liệu, chạy xe gắn máy chở khách, bán vé số… có khoảng 45.000 người, số tiền hỗ trợ tương đương 67,5 tỷ đồng. Trong số này, người bán vé số dạo có khoảng 7.700 người, với số tiền hỗ trợ tương đương 11 tỷ đồng.

“Nhóm đối tượng thứ 12, ngành lao động, thương binh, xã hội kết hợp với chính quyền các địa phương đã lên danh sách hỗ trợ, với số tiền hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người/lần, nguồn kinh phí hỗ trợ do ngân sách địa phương cân đối. Riêng nguồn tiền hỗ trợ cho người bán vé số dạo, tỉnh giao cho Công ty Xổ số kiến thiết Kiên Giang trích từ nguồn quỹ phúc lợi của doanh nghiệp để chi thông qua cơ quan Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các địa phương. Dự kiến trong tuần sau tiền hỗ trợ sẽ đến tay người thu hưởng”, ông Đặng Hồng Sơn thông tin thêm. 

Để bảo đảm cho hoạt động lưu thông hàng hoá, bảo đảm lương thực, thực phẩm, nhu cầu thiết cho người dân trong những ngày thực hiện Chỉ thị 16, Kiên Giang đã cho rà soát, sắp xếp tổ chức lại hoạt động tại các chợ, siêu thị, các chợ đầu mối, cảng cá... 

Những nơi bảo đảm quy trình, quy định phòng, chống dịch thì hoạt động bình thường, đối với các nơi không đủ điều kiện bảo đảm an toàn thì kiên quyết tạm dừng hoạt động.

Phương tiện vận tải chở hàng từ các tỉnh vào Kiên Giang qua bốn cửa ngõ: Quốc lộ N1, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, Quốc lộ 61 và Đường hành lang ven biển. Theo đó các cửa ngõ này đã có các chốt chặn để kiểm tra phương tiện và người điều khiển phương tiện theo quy định. Phương tiện và người lái phương tiện đủ điều kiện mới được vào tỉnh.

Ông Lê Việt Bắc - Giám đốc Sở Giao thông vận tại Kiên Giang