Người Nga nuôi ong trên cây

NDO -

Để khai thác được loại mật ong tự nhiên mang thương hiệu Bashkir, người dân Cộng hòa Bashkortostan (LB Nga) có cách chăm sóc ong trên cây vô cùng độc đáo. 

Làng Ivano-Kazanka ở vùng Iglinsky (CH Bashkortostan, LB Nga) ngày càng nổi tiếng với những gia đình nhiều thế hệ nuôi ong trên cây sống. Trong số đó, có gia đình ông Fanis Khalilov (trong ảnh).
Làng Ivano-Kazanka ở vùng Iglinsky (CH Bashkortostan, LB Nga) ngày càng nổi tiếng với những gia đình nhiều thế hệ nuôi ong trên cây sống. Trong số đó, có gia đình ông Fanis Khalilov (trong ảnh).
Người Nga nuôi ong trên cây -0
 Làng Ivano-Kazanka ở vùng Iglinsky (Cộng hòa Bashkortostan, LB Nga) ngày càng nổi tiếng với những gia đình nhiều thế hệ nuôi ong trên cây sống. Trong số đó, có gia đình ông Fanis Khalilov (trong ảnh).
A2-1626076690683.jpg
 Để chuẩn bị những tổ ong nhân tạo, hay còn gọi bộng ong, ông Fanis chọn những cây thông lớn tại những khu vực rìa rừng không quá rậm rạp, tránh làm bầy ong di chuyển khó khăn. Trên mỗi thân cây, ông khắc chữ “F” (tiếng Nga) để đánh dấu.
A3-1626076690480.jpg

Ông Fanis cho biết, nếu người khác nhìn thấy dấu hiệu chữ “F”, họ tự biết đây là cây của ông. Cũng theo ông Fanis, không có văn bản nào hết, song người nuôi ong tự hiểu, không ai được động vào bầy ong của người khác.

A4-1626076690277.jpg
 Bộng ong trên cây cách mặt đất khoảng 7m. Nơi khúc gỗ vuông thò ra là lối vào “tổ ong nhân tạo”. Ở mặt bên cạnh, một lớp lá khô phủ lên một tấm gỗ dài khoảng 50 cm, rộng 10 cm. Đây là vị trí mà ông Fanis khoét bộng từ đầu, sau cũng thành cửa để khai thác mật.
A5-1626076690074.jpg
Đàn ong thường vào tổ từ cuối tháng 5. Để kéo đàn ong đến làm tổ, ông Fanis treo vào bộng những tấm sáp ong và các loại cỏ thơm tự nhiên. 
A6-1626076689855.jpg

Hiểu đặc tính đàn ong hay làm tổ trong các thân cây bị sét đánh, những người nuôi ong đã dùng lửa để khò bộng. Tổ ong nhân tạo phải để khô ít nhất sáu tháng. Ông Fanis và những người nuôi ong trên cây ở Bashkortostan phải chuẩn bị bộng từ trước cả năm.

A8-1626076689637.jpg
Cộng hòa Bashkortostan (LB Nga) nằm tại khu vực phía nam dãy Ural, dãy núi được xem là đường phân giới giữa châu Âu và châu Á. Nơi đây có hơn 300 loại thực vật ra hoa cho ong kiếm mật. 
A9-1626076689465.jpg
Mỗi năm, ông Fanis thu khoảng 10 kg mật ong trên mỗi cây sống. Những người như ông Fanis chỉ khai thác mật một lần trong năm, sau ngày 15/9. Trong mật ong ông Fanis khai thác từ trên cây tự nhiên, có lẫn cả phấn hoa, được xem rất có lợi cho sức khỏe con người. Cũng theo ông, cả vùng Bashkortostan chỉ được khoảng 5 tấn mật dạng này, nên sản phẩm có giá cao. Ong sống trong cây thông hầu như không bị bệnh. 
A10-1626076691090.jpg
Để tăng năng suất mật, ông Fanis cũng như nhiều người khác ở Bashkortostan đã xử lý các thân cây khô thành nơi cho ong làm tổ, tạo ra các trang trại nuôi ong. Với sự hỗ trợ của Trung tâm Phát triển du lịch Cộng hòa Bashkortostan (LB Nga), ông Fanis đã phát triển trang trại ong thành một khu sinh thái. 
A11-1626076689071.jpg
Cộng hòa Bashkortostan (LB Nga) đang tích cực thúc đẩy kế hoạch tăng sản lượng mật ong bằng cách tạo ra các trang trại lớn chuyên nuôi ong, với chỉ tiêu nâng tổng số đàn ong trong vùng từ hơn 325 nghìn đàn năm 2019, lên 460 nghìn đàn năm 2030, qua đó nâng khối lượng mật ong xuất khẩu lên mức 500 tấn. Phát triển nghề nuôi ong truyền thống cũng là cách để địa phương thu hút du khách, phát triển du lịch.