Hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Sáng 26/11, tại Hà Nội, Ðại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an chủ trì hội nghị giao ban đánh giá tình hình, kết quả công tác công an tháng 11/2021, do Bộ Công an tổ chức.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu, trong tháng 12, lực lượng công an nhân dân cần tiếp tục triển khai các phương án của Bộ về tăng cường phòng, chống tội phạm trong và sau dịch Covid-19; phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm ma túy trên các tuyến trọng điểm. Tập trung hoàn thành mục tiêu giảm 5% số tội phạm về trật tự, an toàn xã hội so với năm 2020 và mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo đảm an ninh, trật tự dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng đề nghị, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội bảo đảm chất lượng và tiến độ trả căn cước công dân cho người dân; tiếp tục thúc đẩy triển khai phần mềm VN-eID ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vào công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tăng cường kiểm tra toàn diện cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trong toàn quốc; triển khai cao điểm về tấn công trn áp ti phm và vi phm pháp lut v vũ khí, vt liu n, công c h tr và pháo trong dp Tết Nguyên đán 2022.

* Ngày 26/11, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã làm việc với Thành ủy Ðà Nẵng về công tác tư tưởng, tuyên giáo. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Trung ương Ðảng, Bí thư Thành ủy Ðà Nẵng.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa biểu dương và đánh giá  cao công tác tuyên giáo của Thành ủy Ðà Nẵng. Thời gian qua, người dân thành phố Ðà Nẵng đã đồng thuận rất cao với các chủ trương, đường lối chống dịch của thành phố, điều này cho thấy công tác thông tin tuyên truyền đã được thực hiện kịp thời, bài bản. Công tác tuyên giáo của thành phố Ðà Nẵng đã tập trung tuyên truyền về chính trị, tư tưởng, đạo đức gắn với xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Việc tuyên truyền, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức bầu cử Quốc hội và HÐND các cấp trong bối cảnh tình hình an ninh, chính trị rất phức tạp cũng đạt nhiều thành tích nổi bật.

Về nhiệm vụ thời gian tới, đồng chí yêu cầu tiếp tục tập trung tuyên truyền và cảnh giác trên tất cả các lĩnh vực thông tin. Bên cạnh việc xử lý các thế lực chống phá từ bên ngoài thì cần cẩn trọng với các thế lực chống phá ngay trong nội bộ, trong quần chúng nhân dân. Ðối với thành phố Ðà Nẵng, sau dịch bệnh, chắc chắn các lĩnh vực du lịch, kinh tế của thành phố sẽ phục hồi mạnh mẽ, cần có sự chuẩn bị sẵn sàng trong công tác thông tin, truyền thông. Ðối với ngành tuyên giáo thành phố, công tác xây dựng Ðảng cần tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ; tiếp tục triển khai cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị của Ðảng để thống nhất trong Ðảng bộ và có sự đồng thuận trong nhân dân; cần định hướng thông tin tuyên truyền, tháo gỡ điểm nghẽn đối với các vấn đề còn tồn tại, các “điểm nóng” trong dư luận...

* Sáng 26/11, ti Ph Ch tch, Phó Ch tch nước Võ Thị Ánh Xuân, Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam chủ trì cuộc họp Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam để đánh giá kết quả hoạt động năm 2021 và thảo luận thống nhất quy chế làm việc, chương trình hoạt động giai đoạn 2022-2026.

Phát biểu ý kiến tại cuộc họp, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân  đánh giá cao những đổi mới, sáng tạo trong công tác huy động nguồn lực của Quỹ trong những năm vừa qua. Ðồng thời đề nghị, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, cơ quan chủ quản của Quỹ cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động của Quỹ cũng như việc bố trí nhân sự cho phù hợp để phát huy cao nhất hiệu quả trong công tác hỗ trợ trẻ em.

Ðồng chí cho rằng, thời gian tới, Quỹ cần có quy chế hoạt động chặt chẽ đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới. Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng đưa ra tầm nhìn dài hạn về sự phát triển kinh tế-xã hội, trong đó, nhấn mạnh nguồn nhân lực được xác định là một trong ba đột phá và trẻ em là nguồn nhân lực tương lai.

Trong bối cảnh đất nước hiện nay, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, trẻ em là một trong những đối tượng bị tác động. Vì vậy, Hội đồng Bảo trợ Quỹ cần phát huy hơn nữa vai trò trong công tác bảo trợ trẻ em; tăng cường đổi mới công tác thông tin truyền thông, bởi đây là cách vận động hữu hiệu và minh bạch hóa hoạt động, lan tỏa tấm lòng, tình yêu thương, truyền thống nhân ái trong các chủ trương của Ðảng, Nhà nước và xã hội đối với trẻ em, góp phần bảo đảm quyền trẻ em, quyền con người.