Hà Tĩnh trình diễn khinh khí cầu chào mừng SEA Games 31

NDO -

Sáng 7/5, tại công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) phối hợp Công ty cổ phần Đầu tư xuất nhập khẩu thương mại dịch vụ Sài Gòn Chiến Thắng tổ chức trình diễn khinh khí cầu chào mừng SEA Games 31.

Hàng nghìn người dân địa phương và du khách háo hức khi lần đầu chứng kiện sự kiện lớn chào mừng SEA Games 31.
Hàng nghìn người dân địa phương và du khách háo hức khi lần đầu chứng kiện sự kiện lớn chào mừng SEA Games 31.

Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31), Ban tổ chức đã chọn hình ảnh Sao la, hay còn được gọi là "Kỳ lân châu Á", một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới được các nhà khoa học tìm thấy tại Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) vào tháng 5/1992, làm biểu tượng linh vật của SEA Games 31.

Việc tổ chức trình diễn khinh khí cầu tại Vũ Quang thể hiện niềm tự hào của Hà Tĩnh nói chung và Vũ Quang khi Sao la được chọn làm linh vật của SEA Games 31. Hoạt động trình diễn khinh khí cầu chào mừng SEA Games 31 và các hoạt động giao lưu nghệ thuật với chủ đề "Vũ Quang - Ngôi nhà của Sao la", đêm hội hoa đăng khinh khí cầu đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân Hà Tĩnh và các địa phương lân cận.

Hà Tĩnh trình diễn khinh khí cầu chào mừng SEA Games 31 -0

Theo Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang Bùi Khắc Bằng, Sao la (tên khoa học là Pseudoryx Nghetinhensis) được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới tại Việt Nam vào tháng 5/1992 trong một chuyến khảo sát được Bộ Lâm nghiệp Việt Nam và Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) tiến hành trong Vườn quốc gia Vũ Quang.

Sao la là một biểu tượng của đa dạng sinh học không những của Việt Nam mà còn cho cả khu vực châu Á. Việc phát hiện ra loài này vào năm 1992 tại Vườn quốc gia Vũ Quang đã làm chấn động cả giới bảo tồn trên toàn thế giới bởi trong vòng 100 năm trước đó, chỉ có 5 loài thú lớn được phát hiện.

Hà Tĩnh trình diễn khinh khí cầu chào mừng SEA Games 31 -0
Hà Tĩnh trình diễn khinh khí cầu chào mừng SEA Games 31 -1
 Giữa núi rừng Vũ Quang, màn trình diễn đêm hội hoa đăng khinh khí cầu để lại nhiều ấn tượng cho người dân.

Việc khám phá ra loài Sao la đã gây chấn động trên thế giới vì giới khoa học đã cho rằng, việc tìm thấy một loài thú lớn vào cuối thế kỷ 20 là chuyện khó có thể xảy ra. Tên Sao la được phiên âm ra từ tiếng Thái và tiếng Lào, có nghĩa là “cặp sừng thẳng vút”. Trên khuôn mặt Sao la có các đốm trắng như những ngôi sao thể hiện sự sáng tỏa trong rừng thẳm, hy vọng của sự tồn tại trong một khu rừng đa dạng và nguyên sinh.

Sao la còn được gọi là “Kỳ lân châu Á”, được biết đến như một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới sinh sống trong núi rừng Việt Nam.

Theo ước tính của các chuyên gia trên thế giới, hiện chỉ còn khoảng vài chục cá thể Sao la có thể được tìm thấy ở các cánh rừng rậm dọc biên giới Việt-Lào.

SEA Games 31 tại Việt Nam