PGS, TS Trần Đắc Phu cho rằng, Việt Nam cần một giai đoạn chuyển tiếp để quan sát và theo dõi diễn biến dịch Covid-19 trên toàn cầu, để xác định dịch đi theo hướng nào và quyết định áp dụng phòng, chống dịch theo kịch bản nào.
PGS, TS Trần Đắc Phu cho rằng, Việt Nam cần một giai đoạn chuyển tiếp để quan sát và theo dõi diễn biến dịch Covid-19 trên toàn cầu, để xác định dịch đi theo hướng nào và quyết định áp dụng phòng, chống dịch theo kịch bản nào.
Biến chủng Delta có mặt tại TP Hồ Chí Minh cuối tháng 5, và chỉ cần nửa tháng đã tấn công vào 22 quận, huyện của thành phố, ngấm sâu vào cộng đồng, khu công nghiệp, các bệnh viện, rồi theo dòng người hồi hương lan ra các tỉnh miền nam và cả nước. Mọi sự chủ động, kinh nghiệm có được từ 3 đợt dịch trước, trở nên bối rối và không phù hợp trước sự nguy hiểm của biến chủng mới virus SARS-CoV-2, khiến cho sự lây lan và tác hại của nó dường như có lúc không thể kiểm soát...
Đề nghị bác sĩ Từ Bá Hải gửi một số tấm ảnh thì chúng tôi nhận được lời nhắn: “Chúng tôi vào bản Pa Thanh bây giờ, anh em đang bận lắm, chưa trao đổi thông tin được đâu. Mong nhà báo thông cảm”!
Xét nghiệm trên diện rộng với trọng tâm, trọng điểm là việc làm cần thiết trong chống dịch thời gian qua. Với việc đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam đã phát hiện và can thiệp kịp thời các F0, giúp giảm được tỷ lệ tử vong, giảm thời gian giãn cách xã hội.
Số bệnh nhân Covid-19 tử vong ghi nhận quanh mốc 150 ca trong 1 tuần qua, giảm mạnh so với thời điểm 1 tháng trước đây. Thực hiện quyết liệt giãn cách xã hội và phân tầng điều trị bệnh nhân hiệu quả, xét nghiệm trên diện rộng và tăng tốc tiêm chủng là yếu tố tạo nên thành quả bước đầu này.
Đợt dịch thứ tư đã kéo dài hơn năm tháng, để lại hệ lụy lớn cả về đời sống sinh hoạt, vấn đề sức khỏe người dân (số người mắc, chết cao) cũng như những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
Nếu không can thiệp kịp thời để bệnh nhân Covid-19 tiến triển nặng nhanh, phải chuyển lên tầng 3 điều trị, cơ hội để cứu sống rất mong manh. Trong khi đó, các bệnh viện dã chiến ở tầng 2 được cho là có ý nghĩa “đánh chặn từ xa” vẫn đang đối mặt với thiếu thốn cả về nhân lực và trang thiết bị y tế.
Việt Nam đã có hơn 21 triệu người tiêm 1 mũi và hơn 3 triệu người được tiêm 2 mũi vaccine Covid-19. Trước khi đạt được miễn dịch cộng đồng với 70% dân số được tiêm chủng, một số chuyên gia cho rằng cần tính tới biện pháp "nới lỏng" cho những đối tượng này trong việc đi lại làm việc và các hoạt động khác trong điều kiện giãn cách.
Sự mong manh ở lằn ranh sinh tử của mỗi người bệnh Covid-19 khiến nhân viên y tế không cho phép mình gục ngã. Mỗi ngày trôi qua, họ vực dậy tinh thần bằng những tín hiệu tích cực của bệnh nhân, dù nhỏ từng chút, từng chút một.
Bảo quản chất lượng vaccine và vận chuyển vaccine nhanh nhất tới các điểm tiêm, bảo đảm "tiêm đến đâu an toàn đến đó" tại 19.000 điểm tiêm chủng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tiêm chủng là những điểm mới trong chiến dịch tiêm chủng cho khoảng 70% dân số Việt Nam, nhằm tạo ra miễn dịch cộng đồng trước đại dịch Covid-19.
©2022. Bản quyền thuộc về Báo Nhân Dân
Tổng Biên tập: Lê Quốc Minh
Trụ sở chính: 71 Hàng Trống - Hà Nội.
Tel: (84) 24 382 54231/382 54232 Fax: (84) 24 382 55593.
E-mail: nhandandientu@nhandan.vn - nhandandientutiengviet@gmail.com