Trường Sa-Lũy thép, đây là quê hương

NDO -

NDĐT- Chỉ sau nửa tháng công tác tại Trường Sa và gần hai tháng khi trở về đất liền, anh em họa sĩ Đặng Kông Ngoạn và Đặng Kông Ngoãn đã cho ra đời gần 30 tác phẩm tranh sơn dầu về đề tài Trường Sa. Phải có tình cảm đặc biệt lắm, tinh thần dạt dào, say mê lắm thì mới có thể sáng tạo một cách đáng kinh ngạc như vậy.

Đồng chí Thuận Hữu, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam: “Với cảm xúc lớn lao, họa sĩ Đặng Kông Ngoạn cùng anh trai Đặng Kông Ngoãn đã đưa đến cho chúng ta một
Đồng chí Thuận Hữu, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam: “Với cảm xúc lớn lao, họa sĩ Đặng Kông Ngoạn cùng anh trai Đặng Kông Ngoãn đã đưa đến cho chúng ta một

Triển lãm tranh "Trường Sa- Lũy thép- Quê hương 

Họa sĩ Đặng Kông Ngoạn được báo Nhân Dân cử ra công tác tại Trường Sa hồi cuối tháng 4-2013. Được báo trước một tuần, nhà báo mới gấp rút đi mua “đồ nghề” cho chuyến đi đặc biệt. Ngoài sổ sách, máy ảnh của nhà báo, ông còn chuẩn bị đủ các loại bút, màu, giá vẽ dành riêng cho Trường Sa bởi ông biết, ra đó khó tác nghiệp như trên đất liền. Nửa tháng công tác tại quần đảo Trường Sa, họa sĩ đã vẽ hơn 100 bức ký họa trong đó có hơn 50 bức chân dung dành tặng lãnh đạo, cán bộ chiến sĩ tại các đảo ở quần đảo Trường Sa.

Tại lễ khai mạc Triển lãm “Trường Sa – Lũy thép – Quê hương” chiều 24-6 tại Hà Nội, họa sĩ Đặng Kông Ngoạn nhớ lại: “Một buổi sáng, tôi ngồi ở tàu Hải quân HQ 996, thấy trời đẹp quá. Đảo Đá Thị hiện ra đẹp cực kỳ! Lập tức, tôi ngồi ký họa, sau đó rồi về đất liền thể hiện lại. Ra Trường Sa mới thấy biển đẹp lắm! Chỉ tiếc là mình không đủ sức thể hiện hết tất cả: những con sóng vỗ, những tình cảm nồng nhiệt của anh em chiến sĩ ở các đảo nổi, đảo chìm hay nhà giàn...Ra đấy, ngồi vẽ với anh em chiến sĩ, cùng ăn, uống, trò chuyện tâm tình.”

“Tình cảm ấp ủ từ lâu rồi, ra Trường Sa mình phải vẽ, ra Trường Sa là phải gặp chiến sĩ. ! Trong mỗi bức tranh tôi thể hiện đều có hình ảnh các chiến sĩ.” - Kông Ngoạn thổ lộ.

Trường Sa-Lũy thép, đây là quê hương ảnh 1
Anh em họa sĩ Đặng Kông Ngoạn (thứ ba từ trái sang) và Đặng Kông Ngoãn (thứ ba từ phải sang) tại lễ khai mạc triển lãm, ngày 24-6-2013.

Họa sĩ Đặng Kông Ngoãn, anh trai họa sĩ Đặng Kông Ngoạn cùng đi công tác và vẽ tranh tham gia triển lãm bày tỏ: “Không phải ai cũng được đi ra Trường Sa. Với cảm xúc còn nguyên vẹn sau chuyến công tác, anh em chúng tôi gấp rút hoàn thiện các tác phẩm.. Chỉ muốn cho mọi người biết Trường Sa là đây, cuộc sống là đây! Ngoài này cũng có cây cối, chim muông, cũng có các hoạt động sinh hoạt bình thường, có các cháu học sinh và các cô giáo vẫn dạy dỗ các cháu như trong đất liền.”

Triển lãm tranh về Trường Sa của hai họa sĩ Đặng Kông Ngoạn và Đặng Kông Ngoãn đã thu hút đông đảo những người yêu tranh đến thưởng lãm. 30 bức tranh là 30 hình ảnh sống động về cuộc sống lao động, sản xuất, xây dựng kinh tế, hoạt động bảo vệ chủ quyền của bộ đội trên quần đảo Trường Sa.

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, họa sĩ Nguyễn Bằng Lâm, Ủy viên BCH Hội Mỹ thuật Việt Nam nói: “Những bức tranh đã diễn tả tình cảm đặc biệt của hai anh em họa sĩ. Chỉ những người có tình cảm đặc biệt với chiến sĩ mới có sức sáng tạo về Trường Sa mạnh mẽ như vậy. Trong lúc cả nước đang hướng về Trường Sa, anh em họa sĩ đã đem đến sức mạnh tinh thần chung tay cùng với Trường Sa giữ gìn biển đảo của Tổ quốc”.

Trong khi đó, Chuẩn đô đốc Nguyễn Ngọc Tương, Phó Chính uỷ Quân chủng Hải quân chia sẻ: “Chúng tôi khâm phục sự tìm tòi và sức sáng tạo của hai họa sĩ. Xem tranh của hai họa sĩ, chúng tôi cảm thấy một điều rằng, họ dường như đã hòa nhập với cuộc sống Trường Sa. Điều đặc biệt là, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn, các anh đã đến với bộ đội, cùng sống, sinh hoạt, học tập và công tác với bộ đội. Từ đó, các nghệ sĩ đã sáng tạo nên các tác phẩm của mình. Những bức tranh đã phần nào nói lên gian khổ, sự phấn đấu và trưởng thành của người lính Trường Sa. Trường Sa ngày nay đã thay đổi rất nhiều so với Trường Sa của những ngày sau giải phóng (năm 1975). Sau gần 38 năm, Trường Sa của chúng ta đã trưởng thành rất nhiều cả về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc biệt là cuộc sống lao động sản xuất trên đảo. Khi được hỏi động lực từ đâu mà anh em họa sĩ có thể cho ra đời tới 30 tác phẩm chỉ trong vòng hai tháng, họa sĩ Đặng Kông Ngoạn trả lời mộc mạc: “Chính là say sưa, là thích. Thấy ấn tượng quá, hay quá nên phải vẽ. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn, nhiều hôm quên cả ăn để vẽ. Nhưng mà cứ vẽ, vẽ như hối thúc với thời gian, dồn cảm xúc của mình đến tận cùng, chứ không thì phí! Vẽ để gửi gắm rằng, tôi yêu quê hương, tôi yêu biển đảo, tôi yêu Trường Sa. Trường Sa là quê hương tôi.”

Trường Sa-Lũy thép, đây là quê hương ảnh 2

Triển lãm thu hút đông đảo người xem.

Trường Sa-Lũy thép, đây là quê hương ảnh 3

Kiểm tra diễn tập hiệp đồng chiến đấu. Tranh sơn dầu: Kông Ngoạn

Trường Sa-Lũy thép, đây là quê hương ảnh 4

Rừng Sác, căn cứ của Lữ đoàn đặc công nước 174. Tranh sơn dầu: Kông Ngoạn

Trường Sa-Lũy thép, đây là quê hương ảnh 5

Chùa Song Tử Tây. Tranh sơn dầu: Kông Ngoạn

Trường Sa-Lũy thép, đây là quê hương ảnh 6

Nhà sinh hoạt cộng đồng (trong phong trào “Góp đá xây Trường Sa”). Tranh sơn dầu: Kông Ngoạn

Trường Sa-Lũy thép, đây là quê hương ảnh 7

Nhà giàn DK1. Tranh sơn dầu: Kông Ngoãn

Trường Sa-Lũy thép, đây là quê hương ảnh 8

Đảo Cô Lin. Tranh sơn dầu: Kông Ngoạn

Trường Sa-Lũy thép, đây là quê hương ảnh 9

Dưới tán cây phong ba. Tranh sơn dầu: Kông Ngoạn

Trường Sa-Lũy thép, đây là quê hương ảnh 10

Biển. Tranh sơn dầu: Kông Ngoạn

Trường Sa-Lũy thép, đây là quê hương ảnh 11

Sửa chữa ra đa trên đảo Trường Sa Lớn. Tranh sơn dầu: Kông Ngoạn

Trường Sa-Lũy thép, đây là quê hương ảnh 12

Bình minh. Tranh sơn dầu: Kông Ngoạn