Mùa nghỉ đông châu Âu

Bóng đá châu Âu bước vào kỳ nghỉ đông. Đó là điều tất yếu, nhưng cũng là câu chuyện gây tranh cãi, và khiến giới khoa học mất rất nhiều công nghiên cứu. Để làm gì khi đó là chuyện hiển nhiên? Không đơn giản như vậy. Bởi đó là một hệ thống mà người ta cần nhiều dữ liệu để chứng minh, nó ảnh hưởng thế nào tới bóng đá.

Thi đấu dưới tuyết sẽ giảm chất lượng và dễ chấn thương. Ảnh | Reuters
Thi đấu dưới tuyết sẽ giảm chất lượng và dễ chấn thương. Ảnh | Reuters

1 Bóng đá là một môn thể thao giải trí, mà đã là giải trí thì luôn có những nguyên tắc rất riêng. Nhưng dù có thế nào thì nó vẫn phải tuân theo những quy luật đương nhiên. Đầu tiên là luật lao động. Họ phải chấp hành những quy tắc cơ bản dành cho lao động, trong đó cầu thủ được coi là một người lao động. Ở Đức, giải Bundesliga luôn tuân thủ nguyên tắc nghỉ đông. Vì thế, kỷ lục nghỉ đông của Đức là mùa 1986/87, họ nghỉ tới tận 77 ngày. Mùa 1996/97, Bundesliga nghỉ 70 ngày. Trước đó, mùa 1982/83 lần đầu tiên Bundesliga không thi đấu mùa đông 42 ngày, mùa 1984/85 là 51 ngày.

Khi các giải đấu quá nhiều, EURO, World Cup cần thời gian chuẩn bị kỹ hơn thì Bundesliga cũng rút dần ngày nghỉ, nhưng nguyên tắc tối thiểu là Bundesliga phải nghỉ ít nhất 25 ngày. Điều đó dẫn đến một sự kiện độc nhất vô nhị, có lẽ lịch sử bóng đá chưa bao giờ xảy ra: Mùa 1969/70, Bundesliga công bố lịch thi đấu từ tháng 8-1969, nghỉ đông gần một tháng rưỡi. World Cup 1970 ở Mexico sau đó công bố khai mạc ngày 31-5, thời điểm khai mạc sớm nhất trong lịch sử. Theo lịch thì Bundesliga kết thúc ngày 30-5. Vấn đề nghiêm trọng xảy ra và họ phải rút ngắn nghỉ đông, thi đấu vào ngày 10-1-1970, bất chấp tuyết rơi dày, có lúc -17 độ. Tính ra như vậy vẫn không kịp. Và phương án cuối cùng được đưa ra: các trận ở Cúp Quốc gia phải lùi hết, vòng 2 sẽ đá sau khi World Cup kết thúc, từ giữa tháng 7 đến tháng 8, và chung kết Cúp Quốc gia Đức năm đó rơi vào mùa giải 1970/71, ngày 29-8.

Mùa nghỉ đông châu Âu ảnh 1

Nghỉ đông là cần thiết, nhưng nó vẫn gây tranh cãi. Ảnh | Getty

2 Người Đức luôn làm việc dựa trên tính khoa học. Họ nghiên cứu trong hơn 1.000 trận đấu chuyên nghiệp và đưa ra kết luận: Chất lượng trận đấu sẽ giảm 20% khi đá trong thời tiết lạnh dưới 5 độ C. Khả năng chấn thương cầu thủ tăng 10% khi đá thời tiết lạnh dưới 10 độ C, tăng thêm 5 đến 10% nữa đến có băng tuyết trên sân. Đó là chưa kể phí tổn nếu phải hoãn trận đấu, sẽ làm lịch dày thêm và mất chi phí cỡ khoảng nửa triệu euro mỗi trận bị hoãn. Vậy thì đá làm gì? Đó cũng là lý do mà khi sang Anh dẫn dắt Man City, Pep Guardiola nhiều lần than phiền rằng, lịch thi đấu không nghỉ đông của EPL là mối nguy hiểm có thể giết chết cầu thủ.

Nhưng không phải lúc nào tính khoa học cũng được đặt lên hàng đầu. Thi đấu vào mùa đông đã trở thành chuyện bình thường ở Anh, và nó thật sự là ngày hội khi các CLB thi đấu cống hiến hơn. Cụ thể là tháng 12 năm 1963, các giải chuyên nghiệp ở Anh đã đánh dấu kỷ lục vô tiền khoáng hậu khi một vòng đấu có 39 trận và đã có 157 bàn thắng. Chỉ tính 10 trận ở giải Vô địch Quốc gia đã có 66 bàn. Trong đó đáng chú ý có những trận như giao hữu giữa một đội bóng làng và một đội chuyên nghiệp: Fulham-Ipswich: 10-1; Liverpool-Stoke: 6-1; West Brom-Tottenham: 4-4; Blackpool-Chelsea: 1-5; Burnley-MU: 6-1; West Ham-Blackburn: 2-8... Một thống kê nữa cũng đáng chú ý: tỷ lệ bàn thắng trung bình trong quãng thời gian cuối tháng 12 đến đầu tháng 1 của bóng đá Anh là 3,15 bàn/trận, cao hơn 21% so với các trận đấu ở thời điểm khác.

Đó chính là yếu t gây tranh cãi. Bi nhng trn đấu ca Gii Ngoi hng Anh ti thi đim mùa đông này là nhng trn đấu thu hút được li nhun cao nht, có t l bàn thng cao nht, đồng nghĩa vi tính gii trí cao nht. Khi c châu Âu được ngh, dĩ nhiên, ngun thu đổ v nhng trn đấu ti Anh. Và vì thế, tt c mi tính toán, nghiên cu khoa hc đều b vt sang mt bên. Nhưng nó có tht s điu tt?

3 Cách đây hơn nửa thế kỷ, câu chuyện về những rắc rối trên sân cỏ những ngày mùa đông đã xảy ra. Sự kiện năm 1963 ở Anh đã để lại những kỷ niệm mà đến tận bây giờ người ta vẫn nhắc lại, như những ký ức có một chút vui vui, một chút bồi hồi và... cực kỳ lạnh cóng. Vòng 3 FA Cup ấn định vào ngày 5-1-1963 và chỉ có thể kết thúc sau đó... 66 ngày, vào 6-3-1963. Trong suốt quãng thời gian mà nước Anh bị phủ trắng bởi tuyết, có tới tổng cộng 261 lần các trận đấu bị hoãn. Trong đó trận đấu giữa Lincoln City và Coventry bị hoãn tới 15 lần, trận Stoke City gặp Leeds hoãn 12 lần. Hãy thử tưởng tượng, 15 lần ra sân, 15 lần CĐV đến sân, rồi tất cả cùng nhau đi về. Đó thật sự là bi kịch. Điều ấy gây ức chế đến nỗi, khi đá thật chẳng còn CĐV nào hào hứng đi xem nữa, vài trận đấu còn phải trả lại tiền cho khán giả, mở cửa miễn phí mà chẳng ai nào đến xem.

Năm 2016, Giải Ngoại hạng Anh được định giá cao hơn cả ngành công nghiệp điện ảnh Hollywood, với lợi nhuận một năm cỡ 1,5 tỷ bảng, cao gần gấp rưỡi. Việc phục vụ khán giả trong ngày nghỉ lễ mùa đông là nhu cầu tất yếu. Và thực tế nó mang về cho các CLB lợi nhuận cao từ 15 đến 25% so với những thời điểm khác.

Ngày nay, chỉ có duy nhất Premier League thi đấu không nghỉ đông. Người ta cho rằng Ngoại hạng Anh câu khách vào ngày lễ. Điều đó hoàn toàn đúng. Và bên cạnh ý nghĩa kinh tế, việc các CLB phải đá cả mùa đông cũng là kết quả của nhiều sức ép, từ các tỷ phú, các nhà tài trợ, các tổ chức, tập đoàn kinh tế ăn theo, các đơn vị nắm bản quyền truyền hình và cả các phương tiện truyền thông. Năm 1997, đã có một cuộc họp nghiêm túc để xem xét có nên nghỉ đông và xóa bỏ thi đấu ngày boxingday lẫn ngày đầu năm mới. Nhưng cuối cùng kết quả chẳng liên quan đến mục đích cuộc họp, khi 90% ủng hộ quyết định tiếp tục thi đấu xuyên mùa đông. Và những người ủng hộ nhiệt tình nhất chính là giới truyền thông.

Sự thật vô cùng trớ trêu và... “đau lòng” là nếu như giải EPL nghỉ Đông chỉ 15 ngày thôi, họ sẽ phải hủy ít nhất ba vòng đấu, tương đương 30 trận. Các nhà kinh tế học và cả những nhà kinh doanh đã nói rằng, số tiền họ mất đi sẽ rơi vào khoảng nửa tỷ bảng. Và họ cũng đưa ra một lý lẽ không thể chối cãi: các CĐV khắp thế giới sẽ rất buồn. Và giới truyền thông cũng sẽ “thất thu” đáng kể. Chính vì yếu tố này nên việc nghỉ đông dù cần thiết nhưng nó vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi.