Ngày 3/10, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng lần đầu tiên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và cung cấp thông tin, dữ liệu quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn theo thẩm quyền và quy định.
Trước tình hình cháy nổ như vừa qua ở Hà Nội, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh tính cấp thiết của việc phải cải tạo các khu chung cư cũ ở Thủ đô, cho rằng đây là vấn đề bức xúc, rất cần thiết phải làm.
Đồng Nai là tỉnh có vị trí trọng yếu ở khu vực phía nam, trung tâm công nghiệp và phát triển đô thị. Thế nhưng, những năm gần đây việc phát triển đô thị ở Đồng Nai chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Vậy, đâu là nguyên nhân để phát triển đô thị ở Đồng Nai thời gian tới trong bối cảnh hàng loạt công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia sắp đưa vào hoạt động trên địa bàn, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ khoa học, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, Chuyên gia quy hoạch đô thị.
Tại kỳ họp thứ 15 tổ chức vào ngày 29/3, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa 16, nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ xem xét thông qua đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; trong đó, hai nội dung được cử tri quan tâm là đề xuất áp dụng mô hình “thành phố trong Thủ đô” và định hướng quy hoạch cảng hàng không quốc tế thứ hai của Hà Nội.
Với việc tích hợp nhiều quy hoạch, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 dự báo các kịch bản tăng trưởng, các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, gắn với nhu cầu về đất đai, nguồn lực để xác lập các giải pháp quy hoạch, khắc phục các bất cập, tạo cơ hội Hà Nội phát triển nhanh, bền vững trong tương lai.
Chiều 19/3, một lãnh đạo thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Biên Hòa đến năm 2045. Theo đó, Biên Hòa sẽ được chuyển từ mô hình “đô thị công nghiệp” sang “đô thị dịch vụ và công nghiệp”.
Lãnh đạo và cộng đồng doanh nghiệp tại Vùng Auvergne-Rhone-Alpes, vùng kinh tế trọng điểm lớn thứ 2 ở Pháp, bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ và niềm tin đối với những cơ hội hợp tác giữa hai nước; đồng thời mong muốn thúc đẩy hợp tác với tỉnh Thái Bình trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, hạ tầng cơ sở xanh và môi trường.