Sáng ngời
từ những ngày đầu
(*)

*****

Nhà báo HÀ XUÂN TRƯỜNG

Trước hết, tôi xin thay mặt những anh em lòng thành và những đồng chí đã xây dựng báo Đảng từ những ngày đầu, rất cảm ơn Ban Biên tập đã dành cho chúng tôi vinh dự được nhận Huy chương Vì sự nghiệp báo Đảng hôm nay. Xin cảm ơn tất cả các anh, các chị. Ở đây có mặt nhiều đồng chí đã công tác ở Báo Nhân Dân từ thời ấy, nhưng cũng nhiều đồng chí đã mất đi.


Chúng ta nhớ các anh Thôi Hữu, Thép Mới, Lê Đăng Linh (phụ trách nhà in) và nhiều đồng chí khác.

Phải nói rằng người xây dựng tờ báo của Đảng trước hết là đồng chí Tổng Bí thư Trường-Chinh. Gần như đồng chí làm Tổng Biên tập của tờ báo của chúng ta đến mãi năm 1954 về Hà Nội mới thôi. Tuy là thôi giữ chức phụ trách, nhưng đồng chí Trường-Chinh vẫn theo dõi rất sát sự phát triển của tờ báo. Đối với tờ báo của Đảng, đây là một điều hết sức quan trọng. Các đồng chí Tổng Bí thư trong các nhiệm kỳ đều chú ý săn sóc vaà còn viết bài cho báo nữa. Tôi chỉ nói một vài chuyện lúc chuẩn bị ra tờ Báo Nhân Dân số 1. Ở đây còn có các anh Phan Kế An, Vũ Oánh, các anh Trần Việt, Anh Vũ… thì về sau một chút. Việc ra số 1 Báo Nhân Dân chuẩn bị rất đầy đủ, không những chỉ nội dung tờ báo, và rất chú ý in ấn. Xin nhắc lại là đồng chí Trường-Chinh trực tiếp phụ trách tờ báo. Tấm ảnh ở Phòng truyền thống báo ta là anh Thép Mới với tôi làm việc với đồng chí Trường-Chinh. Hôm đó là làm việc về tờ báo nói chung, nhưng tôi nhớ là đồng chí Trường-Chinh chỉ dẫn anh Thép Mới viết bài tường thuật Đại hội II của Đảng ta. Tôi là người nắm tình hình chung và sửa mo-rát. Nhà in hồi đó không ở Chợ Chu nữa, mà đã chuyển về gần Đèo Khế, gọi là nhà in Việt Hưng và Giám đốc là anh Dương Văn Tường, một đồng chí hoạt động lâu năm ở Hà Tĩnh. Còn nhà in cũ vẫn ở Chợ Chu chuyển sang in sách.

Các nhà văn, nhà báo chứng kiến cảnh Bệnh viện Bạch Mai bị bom Mỹ tàn phá năm 1972. Ảnh: TRỊNH HẢI

Các nhà văn, nhà báo chứng kiến cảnh Bệnh viện Bạch Mai bị bom Mỹ tàn phá năm 1972. Ảnh: TRỊNH HẢI

Đề phòng địch ném bom nơi làm việc, cho nên phải giữ bí mật các địa điểm, Ủy viên Ban Biên tập phải đến tận nhà in chữa bài tại chỗ. Có một điều, nhiều người rất lấy làm ngạc nhiên là trên tờ Báo Sự Thật và Báo Nhân Dân thời trước, gần như không sai một chữ.

Có lúc đồng chí Trường-Chinh gặp tôi nói rằng các anh phải phạt, nếu sai nhiều trên báo. Phạt đây là vì người đọc. Hồi đó trong chiến tranh ác liệt có người đọc hôm nay, nhưng ngày mai không còn nữa. Cho nên báo không được có lỗi sai. Đó là một điều tôi nhớ mãi. Hồi ấy ở Việt Bắc làm Báo Nhân Dân ít người thôi. Đến năm 1954 về Hà Nội rồi Trung ương tập trung một số đồng chí bây giờ là lão thành, nhưng hồi ấy còn rất trẻ, đến tòa soạn Báo Nhân Dân làm việc, giữ những chức vụ ở trong Ban Biên tập. Anh Nguyễn Thành Lê, anh Như Phong về đây. Trong Ban Văn nghệ còn điều động cả các nhà văn Bùi Hiển, Nguyễn Văn Bổng, Phạm Lê Văn và một số đồng chí khác.

Đồng chí Trường Chinh, Thép Mới và Hà Xuân Trường duyệt bản thảo đăng Báo Nhân Dân số đầu tiên năm 1951. Ảnh Tư liệu

Đồng chí Trường Chinh, Thép Mới và Hà Xuân Trường duyệt bản thảo đăng Báo Nhân Dân số đầu tiên năm 1951. Ảnh Tư liệu

Ngoài những trang chính trị, quốc tế, trang văn hóa văn nghệ thì phải nói là gần như là tờ báo dẫn đầu ! Anh Thép Mới có một sáng kiến - được Ban Biên tập đồng ý là tuyển những đồng chí học sinh tốt nghiệp lớp 10 về làm báo. Học làm báo tại chỗ. Một số anh chị em lớp đó đã trưởng thành, vừa học, vừa làm, vừa đi bán báo. Như thế để nói rằng Đảng rất chú ý đến việc đào tạo cán bộ. Còn làm báo thì mọi người đều bình đẳng cả. Nhưng mà ai cũng phải có trách nhiệm trước tờ báo Đảng. Đây là tờ báo của Trung ương Đảng, một Đảng lãnh đạo. Cho nên, rất có ý thức là tờ báo phải phấn đấu đứng hàng đầu. Đó không phải là tự kiêu gì cả. Đứng hàng đầu, đi tiên phong trên mặt trận báo chí, nghĩa là đi thẳng vào những vấn đề gai góc trên lĩnh vực tư tưởng. Không có một cuộc đấu tranh tư tưởng nào mà tờ Báo Nhân Dân không dẫn đầu cả! Kể cả cuộc chiến đấu chống “nhân văn giai phẩm”. Đúng tờ Báo Nhân Dân luôn dẫn đầu! Và cả những vấn đề khác. Một số đồng chí thời đó đã mất đi, nhưng tờ báo mãi mãi sống trong lòng dân tộc, có truyền thống sáng ngời. Có đồng chí nhắc đến tranh Bác Hồ mà anh Phan Kế An vẽ bằng bút sắt. Người vẽ đã giỏi rồi, nhưng mà hồi đó không có máy phô-tô. Phải khắc gỗ. Khắc rất giỏi, khắc không đứt một sợi râu. Hồi đó sao có những người giỏi như thế. Đồng chí Phạm Cao Tăng, người khắc bức tranh đó, sau được điều động về làm giấy bạc. Tiền thời kháng chiến còn khắc bằng tay, gọi là tờ giấy bạc ngân hàng.

Xin chúc các anh, các chị, những người làm báo Đảng, luôn đứng trên các mặt trận của đất nước ta, đặc biệt là mặt trận gay gắt, nóng bỏng hiện nay là cuộc sống.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Báo Nhân Dân (ngày 9/6/2012). Ảnh Tư liệu

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Báo Nhân Dân (ngày 9/6/2012). Ảnh Tư liệu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm, làm việc với Báo Nhân Dân ngày 5/3/2018.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm, làm việc với Báo Nhân Dân ngày 5/3/2018.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng với các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải A. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng với các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải A. 

Item 1 of 3

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Báo Nhân Dân (ngày 9/6/2012). Ảnh Tư liệu

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Báo Nhân Dân (ngày 9/6/2012). Ảnh Tư liệu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm, làm việc với Báo Nhân Dân ngày 5/3/2018.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm, làm việc với Báo Nhân Dân ngày 5/3/2018.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng với các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải A. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng với các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải A. 

(*) Bài phát biểu tại lễ trao tặng Huy chương “Vì sự nghiệp Báo Nhân Dân” cho các đồng chí nhà báo lão thành của Báo Nhân Dân, ngày 10/3/1999.

Trình bày: ĐĂNG PHI
Ảnh: Tư liệu Báo Nhân Dân