Khu vực nông thôn Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển, có nguồn nguyên liệu dồi dào, nhiều đặc sản phong phú như bưởi phúc trạch, nhung hươu Hương Sơn, cam Bù..., có nhiều làng nghề truyền thống như làng nghề mộc Thái Yên, làng rèn Trung Lương, làng chiếu cói Nam Sơn, nghề chế biến nước mắm... Nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên bản địa (nguồn nguyên liệu, lao động địa phương), thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững, nâng cao đời sống người dân, tạo hệ sinh thái khởi nghiệp ở nông thôn, thì việc triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nói chung và khu vực nông thôn nói riêng.

Xã Hương Trà, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh.

Xã Hương Trà, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh.

Triển khai thực hiện Chương trình OCOP, với phương châm: "CHỦ TRƯƠNG ĐÚNG - TƯ TƯỞNG THÔNG - HÀNH ĐỘNG QUYẾT LIỆT", Hà Tĩnh đã ban hành Đề án, kế hoạch, chính sách và tập trung cao trong chỉ đạo tổ chức thực hiện.

Tỉnh đã sớm hình thành hệ thống tổ chức bộ máy chỉ đạo, điều phối và đội ngũ cán bộ chuyên trách, chuyên nghiệp đồng bộ từ cấp tỉnh, huyện, xã để thực hiện Chương trình.

Công tác tuyên truyền, đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham mưu các cấp và các chủ thể tham gia Chương trình được đẩy mạnh theo các chuyên đề chuyên sâu. Qua đó đã xây dựng nền tảng tư tưởng, tinh thần cho cộng đồng, khát vọng vươn lên và cách làm bài bản.

Trong quá trình thực hiện Chương trình, Cấp ủy, Chính quyền các cấp thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ, hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho cơ sở trong quá trình thực hiện từ khâu xây dựng Phương án sản xuất kinh doanh, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc trang thiết bị, xây dựng quy trình sản xuất,...

Hằng năm, tỉnh đã tổ chức các cuộc tọa đàm, đối thoại trực tiếp với các cơ sở, đơn vị để giải quyết các vấn đề khó, những rào cản, đặc biệt là vấn đề đất đai, mặt bằng, cơ chế chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho người dân sáng tạo, phát triển sản xuất.

Bên cạnh các cơ chế, chính sách của Trung ương, Hà Tĩnh đã ban hành chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm đồng bộ, tạo động lực, dẫn dắt cho các cơ sở sản xuất đầu tư xây dựng hạ tầng, công nghệ, thiết bị, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường và từng bước khẳng định chất lượng, thương hiệu sản phẩm OCOP.

Hương trầm Đỉnh Gia, xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh

Hương trầm Đỉnh Gia, xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh

Cam Thượng Lộc Xuân Hòa, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Cam Thượng Lộc Xuân Hòa, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Kẹo Cu Đơ Hiền Võ.

Kẹo Cu Đơ Hiền Võ.

Trà gừng hòa tan.

Trà gừng hòa tan.

Item 1 of 4

Hương trầm Đỉnh Gia, xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh

Hương trầm Đỉnh Gia, xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh

Cam Thượng Lộc Xuân Hòa, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Cam Thượng Lộc Xuân Hòa, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Kẹo Cu Đơ Hiền Võ.

Kẹo Cu Đơ Hiền Võ.

Trà gừng hòa tan.

Trà gừng hòa tan.

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm ở Hà Tĩnh bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng, tạo sức lan tỏa lớn, góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, gia tăng giá trị sản phẩm. Các chủ thể tham gia Chương trình đã được nâng lên về nhận thức, năng lực sản xuất, nhất là về quản trị kinh doanh, tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, tiếp cận thị trường...

Nhiều cơ sở đã mạnh dạn đầu tư nâng cấp nhà xưởng, hệ thống máy móc, trang thiết bị để mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Đến nay, Hà Tĩnh đã có 249 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có 235 sản phẩm 3 sao, 14 sản phẩm 4 sao. Các sản phẩm khi đưa ra thị trường tiêu thụ đều được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và truy xuất nguồn gốc.

Thời gian vừa qua, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng hầu hết các sản phẩm đều tăng về doanh số bán hàng, bình quân tăng từ 20-30%/năm, có sản phẩm tăng hơn 2-4 lần, điển hình như: nước mắm Phú Khương, mật ong Cường Nga, nem chua Ý bình, trầm hương Tâm Thiên Hương,...

Nhiều sản phẩm trước đây chỉ có trong làng, xã nay đã được tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, có sản phẩm đã xuất khẩu ra nước ngoài, như: Bánh đa vừng Nguyên Lâm, Bánh ram Anh Thu, sứa Thạch Trị...

Bưởi Phúc Trạch.

Bánh đa vừng Nguyên Lâm.

Bưởi Phúc Trạch.

Bánh đa vừng Nguyên Lâm.

Để quản lý các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đạt chuẩn, tỉnh đã ban hành Quy chế quản lý các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất, nhất là vấn đề chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, định kỳ lấy mẫu kiểm nghiệm độc lập. Năm 2021, Hà Tĩnh đã kiểm tra và thu hồi chứng nhận sản phẩm của 5 cơ sở và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng do vi phạm các quy định của Chương trình.

Hà Tĩnh cũng đã sớm triển khai thực hiện chuyển đổi số trong thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm với mục tiêu số hóa toàn diện từ việc hiện đại hóa công tác quản lý nhà nước; phát triển kinh tế số sản phẩm OCOP, xúc tiến thương mại, truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng công nghệ Blockchain và đến nay đã có hơn 70 cơ sở OCOP tham gia thực hiện.

Chương trình đã làm thay đổi nhận thức của người dân, người sản xuất từ chỗ "thụ động, trông chờ, ỷ lại" sang "tự lực, tự chủ, sáng tạo" và đã khơi dậy được khát vọng vươn lên làm giàu; biến những người nông dân tự ti thành những Chủ cơ sở sản xuất đầy tự tin, sáng tạo. Đến nay, có thể khẳng định rằng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm đã có một sức lan tỏa mạnh mẽ, đã khơi dậy sự tự tin, sáng tạo trong cộng đồng, đã thu được kết quả làm nền tảng quan trọng và là làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn.

Kết quả đạt được là rất lớn, tuy vậy so với yêu cầu thì vẫn còn nhiều vấn đề trăn trở cần phải nỗ lực khắc phục và làm tốt, cụ thể như: Nhận thức của một bộ phận cán bộ các cấp có lúc, có nơi vẫn chưa đáp ứng so với yêu cầu, chưa thấy được lợi ích, ý nghĩa to lớn, chiến lược của Chương trình OCOP mang lại; công tác quản lý chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn cần được quan tâm; phần lớn các cơ sở có quy mô còn nhỏ, năng lực quản trị yếu, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị; nếp nghĩ, cách làm cũ, tư tưởng trông chờ ỷ lại vẫn còn; đội ngũ tư vấn chủ yếu là chuyên ngành hẹp, chất lượng tư vấn chưa cao; sự tham gia hướng dẫn, hỗ trợ của cán bộ ở một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu; sản phẩm chế biến, chế biến sâu chưa nhiều; chưa phát huy, khai thác hết tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong việc phát triển sản phẩm OCOP...

Để Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tiếp tục có bước phát triển mới, đi vào chiều sâu, thúc đẩy tạo ra đội ngũ “Doanh nhân OCOP” dẫn dắt nông dân phát triển kinh tế, thật sự làm trụ cột cho phát triển kinh tế nông thôn, Cấp ủy, Chính quyền các cấp nhất là người đứng đầu cần xác định trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước Đảng, hãy dành những quan tâm chỉ đạo sâu sát, động viên cổ vũ cộng đồng và ưu tiên nguồn lực để thực hiện Chương trình một cách tốt nhất.

Đối với các sản phẩm đã đạt chuẩn OCOP và bước đầu đã khẳng định được thương hiệu, Cấp ủy, Chính quyền các cấp cần tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện bố trí mặt bằng, đất đai mở rộng quy mô sản xuất; xây dựng chuỗi liên kết, vùng nguyên liệu, tổ chức liên kết sản xuất giữa các cơ sở OCOP có cùng loại sản phẩm để dần hình thành và xây dựng thượng hiệu lớn, thượng hiệu tập thể...

Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ, kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm OCOP của địa phương; tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm đã đạt chuẩn OCOP, để tạo niềm tin, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP trong lòng người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, cần thúc đẩy cộng đồng đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ trong sản xuất, chế biến và bảo quản; quan tâm hơn nữa công tác quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm. Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm vào công tác quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và thương mại điện tử.

Giai đoạn 2021-2025, Hà Tĩnh rất vinh dự được Trung ương chọn làm thí điểm xây dựng tỉnh nông thôn mới, trong đó tỉnh tiếp tục khẳng định vai trò của Chương trình OCOP sẽ là trụ cột trong phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống người dân góp phần xây dựng thành công tỉnh nông thôn mới.

Hà Tĩnh nhìn từ trên cao.

Hà Tĩnh nhìn từ trên cao.

Tổ chức thực hiện: Quốc Việt
Nội dung: Văn phòng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh
Trình bày: Phương Nam, Biện Diệu
Ảnh: nongthonmoihatinh.vn, hatinh.dcs.vn, baohatinh.vn