Đến với xóm Thu Lu, du khách không chỉ thoải mái hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, trong lành, làm quen với bà con dân tộc Tày thân thiện, gần gũi mà còn có cơ hội khám phá bản sắc văn hóa của người dân nơi đây từ trang phục đến phong tục, tập quán, trải nghiệm sinh hoạt hằng ngày của bà con trong những nếp nhà sàn, mái lá cọ truyền thống.

Hôm nay, mời độc giả cùng Báo Nhân Dân đến thăm căn nhà sàn hơn 30 năm tuổi của gia đình ông Xa Văn Vì, xóm Thu Lu, xã Giáp Đắt, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

Gia đình ông Xa Văn Vì sum vầy bên mâm cơm cuối năm- mở đầu cho cái Tết đầm ấm- trong căn nhà sàn hơn 30 năm tuổi.

Gia đình ông Xa Văn Vì sum vầy bên mâm cơm cuối năm- mở đầu cho cái Tết đầm ấm- trong căn nhà sàn hơn 30 năm tuổi.

Căn nhà được xây từ năm 1990, đến nay đã hơn 30 năm tuổi. Nhà được chia làm 5 gian, giữa các gian được phân cách bằng các cột nhà - chủ yếu được làm từ gỗ sến, rủ, chò chỉ. Mái nhà lợp bằng lá cọ.

Ông Xa Văn Vì cho biết, để xếp lá phủ hết mái nhà phải mất hơn 1 ngày. Ở đây mỗi khi có nhà nào xây nhà, người làng chung quanh đều “cho mượn” lá cọ nhà mình và sang hỗ trợ lợp mái. Mỗi hộ giúp từ 100-300 tàu trở lên. Đến khi nhà khác làm thì mình là trả lá cọ và sang giúp.

Mỗi khi có nhà nào xây nhà, người làng chung quanh đều “CHO MƯỢN” LÁ CỌ nhà mình và sang hỗ trợ lợp mái. MỖI HỘ GIÚP TỪ 100-300 TÀU LÁ trở lên. Đến khi nhà khác làm thì mình là trả lá cọ và sang giúp.
---------------

Trong nhà sàn có nguyên tắc riêng là phân hướng thượng cấp và hạ cấp, thí dụ con dâu không được quay lưng vào hướng thượng cấp. Các cửa không phải muốn ra cửa nào cũng được chỉ được ra phía cửa ở hạ cấp. Sự trình bày trong gia đình, từ tủ, tivi, chăn… đều ở phía hướng thượng cấp.

Nhà sàn của người Tày Đà Bắc bắt buộc phải có khu bếp. Đó là nơi gia đình nấu ăn, cùng như đốt lửa sưởi ấm.

Item 1 of 3

Căn nhà là nơi sinh sống của 3-4 thế hệ gia đình ông Vì trong nhiều thập kỷ. Tối đến các gia đình nhỏ cùng ngủ chung trên sàn, phân cách nhau bằng màn đen (một loại màn được dệt bằng vải trắng, sau đó nhuộm màu đen nên không nhìn xuyên qua được), bảo đảm không gian riêng tư cho các cặp vợ chồng trong gia đình.

Ông Xa Văn Vì say sưa giới thiệu về căn nhà của gia đình mình.

Ông Xa Văn Vì say sưa giới thiệu về căn nhà của gia đình mình.

Căn nhà sàn mái lá này đã chứng kiến nhiều thế hệ gia đình ông Vì sinh ra và trưởng thành, là vật chứng cho một nếp sống cộng đồng, đoàn kết, ấm áp tình thân của đồng bào dân tộc Tày nơi dẻo cao Đà Bắc.

Tuy nhiên, việc nhà sàn ở trên cao, mỗi lần vận chuyển nước nôi, đồ đạc lên nhà, bà con đều phải leo bậc thang khá bất tiện nên ngày nay một vài gia đình muốn rời nhà sàn truyền thống, xây và ở nhà gạch. Chị Vi Thị Kiều, người dân xóm Thu Lu chia sẻ: "Nếu có tiền, chị cũng muốn xây 1 căn nhà gạch nho nhỏ để sinh hoạt hằng ngày thuận tiện hơn".

Trước thực tế này, chính quyền địa phương hiện đang kêu gọi người dân không phá bỏ nhà sàn để xây nhà gạch, nhằm bảo tồn nét văn hóa cổ truyền của đồng bào dân tộc, cũng như làm cơ sở để phát triển du lịch cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống người dân nơi đây.

Ngày xuất bản: 12/2/2024
Thực hiện: Nhóm phóng viên