Hiện trường vụ phá rừng tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc (Bắc Kạn).

Nguy cơ rừng bị phá do thiếu kinh phí khoán bảo vệ

Hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên có diện tích rừng tự nhiên lên tới gần 350 nghìn ha, trong đó, có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, rừng sản xuất quy hoạch là rừng tự nhiên. Mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp bảo vệ, nhưng thời gian qua, tình trạng phá rừng tự nhiên ở hai tỉnh này vẫn diễn ra.

Thảm họa cháy rừng đe dọa sự sống của nhiều loài động vật, thực vật.

Hành động khẩn cấp vì môi trường

Một nhóm gồm hơn 50 chuyên gia về môi trường mới đây cảnh báo, nhân loại đang đối mặt một cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học, với hàng triệu loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Tình trạng mất đa dạng sinh học trầm trọng hiện nay gióng lên hồi chuông thúc giục các quốc gia có những hành động cấp bách và thiết thực hơn vì môi trường trước khi quá muộn.

Đàn voọc mũi hếch ở Khau Ca (Hà Giang). Ảnh: Lê Khắc Quyết

Cần bảo tồn khẩn cấp quần thể các loài linh trưởng

Khu vực Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng hiện là nhà của 44 loài linh trưởng, trong đó 25 loài sinh sống tại Việt Nam. Thế nhưng, loài động vật tuyệt đẹp và độc đáo này lại đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa sinh tồn: sinh cảnh bị mất hoặc chia cắt, biến đổi khí hậu và săn bắt do nhu cầu tiêu thụ và buôn bán bất hợp pháp.

Sông Năng đoạn chảy qua thị trấn Chợ Rã, đi qua nhiều đất sản xuất nhưng chưa hoàn thiện kè bảo vệ, chống sạt lở.

Bắc Kạn đề xuất xây kè sông để giảm bồi lắng hồ Ba Bể

Vừa qua, Báo Nhân Dân đã phản ánh về tình trạng bồi lắng hồ Ba Bể ở Bắc Kạn. Để khắc phục tình trạng này, ngày 6/12, UBND tỉnh Bắc Kạn đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ tỉnh xây dựng kè sông để chống sạt lở bờ, giảm bồi lắng vào hồ Ba Bể và bảo vệ an toàn cho khoảng 650 hộ dân.

Cháy rừng tại tỉnh British Columbia. Ảnh REUTERS

Canada tích cực ứng phó biến đổi khí hậu

Trong một báo cáo mới đây của tạp chí Lancet, các nhà khoa học ghi nhận sự tích cực của Chính phủ Canada trong ứng phó biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo Canada cần hành động nhiều hơn, bởi với tốc độ trung bình khử carbon được quan sát từ năm 2015 đến năm 2019, Canada sẽ cần hơn 188 năm để loại bỏ hoàn toàn carbon trong hệ thống năng lượng của đất nước.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio phát biểu tại COP26. (Ảnh: Reuters)

Nhật Bản và Đức cam kết tăng viện trợ cho mục tiêu cắt giảm carbon

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh) ngày 2/11, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio thông báo nước này cam kết viện trợ bổ sung 10 tỷ USD trong vòng 5 năm tới nhằm hỗ trợ các nước châu Á hoàn thành mục tiêu trung hòa carbon.

Nhiều nước công bố kế hoạch giảm phát thải ròng về mức 0. Ảnh: REUTERS

Tăng hỗ trợ các nước nghèo ứng phó biến đổi khí hậu

Ngày 28/10, Liên hợp quốc nhấn mạnh, tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) sắp tới diễn ra ở Glasgow (Anh), các nước cần tăng cường tài trợ cho các nước đang phát triển để nâng cao năng lực ứng phó những tác động của biến đổi khí hậu. Đây là cách tiếp cận có ý nghĩa vô cùng quan trọng ở các nước đang phát triển. 

Nhiều nước đẩy nhanh nỗ lực giảm lượng khí thải. Ảnh: Reuters

Chung tay hành động vì khí hậu

Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) sắp diễn ra tại Anh vào tháng 11 tới. Hiện, nhiều nước đang tăng tốc trong triển khai các nỗ lực giảm lượng khí phát thải, nhằm góp phần tạo những bước tiến đột phá và thực chất cho hội nghị quan trọng này.

Loài sao la của Việt Nam.

Cơ hội lịch sử để phục hồi đa dạng sinh học, bảo vệ sao la

Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) Việt Nam và Google, ngày 6/10, đã khởi động giai đoạn hai của chiến dịch Giữ lại dấu chân sao la, trong đó nhấn mạnh vai trò của các cá nhân trong việc cứu lấy loài động vật quý hiếm này bằng cách chặn đứng sự mất mát đa dạng sinh học diễn ra với tốc độ chưa từng có trên hành tinh. 

Một con gấu túi bị thương được điều trị tại đảo Kangaroo, Australia vào ngày 19/12020. Ảnh: Reuters.

Australia mất 1/3 số gấu túi trong ba năm qua

Ngày 21/9, tổ chức Koala Australia cho biết, nước này đã mất khoảng 30% số gấu túi trong ba năm qua do hạn hán, cháy rừng và phá rừng, đồng thời kêu gọi chính phủ làm nhiều hơn nữa để bảo vệ loài gấu túi và môi trường sống của chúng.

Bàn giao mẫu giám định sừng tê giác giữa cơ quan quản lý Cites Việt Nam và Cơ quan quản lý Cites Nam Phi.

Chung tay bảo vệ loài tê giác

Trong những năm gần đây, nỗ lực ngăn chặn tình trạng săn bắn và buôn bán trái phép sừng tê giác trên thế giới đã đạt được một số kết quả tích cực. Đáng chú ý, số lượng cá thể tê giác bị xâm hại hàng năm ở Nam Phi đã giảm từ hơn 1.000 cá thể vào năm 2017 còn khoảng gần 400 cá thể vào năm 2020.

back to top