Ngày 1-5: Hà Nội ghi nhận gần 500 ca mắc SXH, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2016.
Nhận diện sốt xuất huyết 2017
NDĐT – Sốt xuất huyết “tấn công” người dân khắp cả nước sớm hơn hẳn ba tháng so với cùng kỳ mọi năm. Số ca tăng nhanh không kiểm soát với 80.555 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 24 trường hợp tử vong. Chu kỳ SXH đang ngắn lại. Chưa lúc nào, câu chuyện sốt xuất huyết lại trở nên nóng bỏng khi đỉnh dịch được dự báo còn chưa tới, tiếp tục là mối đe dọa cho sức khỏe người dân.
Sự bất thường của SXH
với những con số tăng vọt
Quá tải bệnh nhân SXH tại Bệnh viện Thanh Nhàn
Số liệu: Cục Y tế dự phòng.
Quá tải khám SXH tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Ngày 1-5: Hà Nội ghi nhận gần 500 ca mắc SXH, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2016.
Ngày 19-5: Hà Nội ghi nhận 700 ca mắc SXH.
Ngày 4-6: Hà Nội ghi nhận 1.281 bệnh nhân mắc SXH, một trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2016, số trường hợp mắc bệnh đã tăng 2,6 lần.
Ngày 2-7: Hà Nội ghi nhận 3.250 trường hợp mắc SXH.
Ngày 4-8: Thành phố ghi nhận đã có 8.982 trường hợp mắc SXH, bốn trường hợp tử vong.
Ngày 10-8: Thành phố ghi nhận 13.982 trường hợp mắc SXH, bảy trường hợp tử vong.
Ngày 14-8: Thành phố ghi nhận 15.300 trường hợp mắc SXH, bảy trường hợp tử vong.
Bệnh viện quá tải
Trực chiến là tình trạng chung nhất tại các khoa truyền nhiễm của các bệnh viện thời gian này. Nhiều nơi, bệnh nhân phải nằm ghép, ba người nằm co quắp, tráo đầu đuôi trên một giường 1m2 chật chội. Có những bệnh nhân mang thai cũng vẫn phải chịu cảnh nằm ghép.
Bệnh nhân SXH nằm ghép tại Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai.
Số liệu: Cục Y tế dự phòng.
Số liệu: Cục Y tế dự phòng.
Nguy cơ mắc bệnh “không chừa một ai”
Hiện nay, chẩn đoán SXH tương đối đơn giản, cho kết quả nhanh sau một giờ bởi xét nghiệm sàng lọc test nhanh, có thể phát hiện kháng nguyên NS1Ag ngay từ ngày đầu tiên của bệnh khi phát hiện sốt.
Xét nghiệm này có sẵn tại các cơ sở y tế với độ nhạy cao. Những ngày sau có thể khẳng định bằng xét nghiệm phát hiện kháng thể IgM, IgG cũng cho kết quả nhanh. Tuy nhiên, để chẩn đoán một người mắc bệnh SXH cần phải dựa vào các biểu hiện lâm sàng kết hợp với xét nghiệm công thức máu để đánh giá tình trạng hạ tiểu cầu, cô đặc máu… giúp bác sĩ phân loại mức độ nặng nhẹ để có phác đồ điều trị phù hợp.
Hỏi: Muỗi nào truyền bệnh SXH?
Hỏi: Hiện nay, có mấy tuýp virus gây bệnh SXH?
Hỏi: Cách lây truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue?
Hỏi: Những lưu ý khi điều trị SXH?
Hỏi: Những đối tượng sẽ gặp nguy hiểm khi mắc SXH?
Các triệu chứng cơ bản của SXH và cách chăm sóc trẻ bị SXH.  Đồ họa: ĐỨC DUY
Quyết liệt phòng và dập dịch
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số mắc SXH trong 50 năm qua đã gia tăng gấp 30 lần và lan rộng ở 128 quốc gia trên thế giới với 3,9 tỷ người (hơn 40% dân số toàn cầu) có nguy cơ mắc bệnh. Hằng năm, có 390 triệu người nhiễm bệnh, 96 triệu trường hợp có triệu chứng. SXH là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng trẻ em nhập viện ở 8/10 quốc gia ASIAN. SXH khủng bố áp đảo ngân sách dành cho y tế ở những quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe mong manh, ở cả những nước đang phát triển.
Tại buổi họp trực tuyến về phòng, chống dịch bệnh SXH, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phân tích rõ, tình hình dịch bệnh SXH giữa 2 miền nam - bắc có sự khác biệt về đối tượng mắc. Theo đó, với miền bắc, các ca mắc SXH chủ yếu là người lớn với biểu hiện xuất huyết nặng. Phần lớn người mắc SXH là đang trong độ tuổi lao động, từ 15-35 tuổi (chiếm 51%) và thường bị muỗi đốt vào buổi sáng khi đi làm việc ; tỷ lệ trẻ em mắc SXH chỉ chiếm 5% và người già chiếm 7%. Trong khi đó, tại miền nam, đối tượng mắc SXH chủ yếu là trẻ con với biểu hiện là giảm tuần hoàn.
Hà Nội quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết. (Video: Truyền hình Nhân Dân)
Hiện nay bệnh SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc-xin phòng bệnh, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt lăng quăng, bọ gậy, muỗi và phòng muỗi đốt. Để phòng bệnh, mọi người thực hiện các biện pháp cụ thể như sau:
Để diệt lăng quăng, bọ gậy:
Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn hoặc đậy kín không cho muỗi vào đẻ trứng.
Lật úp các dụng cụ không chứa nước, thường xuyên thay nước bình hoa, bình bông, loại bỏ vật liệu phế thải…
Để diệt muỗi:
Người dân cần phối hợp ngành y tế trong đợt phun hóa chất
Để bảo vệ bản thân và gia đình, người dân dùng các biện pháp khác để diệt muỗi như sử dụng vợt điện, đốt hương muỗi...
Để phòng muỗi đốt:
Cần ngủ màn (kể cả ban ngày).
Mặc quần áo dài.
Dùng kem xua muỗi...
Phun thuốc diệt muỗi chống SXH ở Hà Nội. (Ảnh: Sức khỏe đời sống)
Vì thế, muốn phòng chống dịch bền bỉ, vẫn là câu chuyện cần có sự chung tay của cả cộng đồng. Do đó, ngoài biện pháp mạnh tay từ ngành y tế, từ chính quyền các địa phương trong hành động quyết liệt « Hạ hỏa SXH bằng chiến dịch phun thuốc », thì người dân cũng cần thay đổi hành vi để tự bảo vệ bản thân, bảo vệ gia đình mình trước diễn biến còn phức tạp của SXH năm nay.