Năm Mùi nói chuyện những cái nhất của loài dê

NDO -

NDĐT- Một trong 12 con giáp đã gắn liền với lịch sử và văn hóa thế giới từ lâu đời. Càng thân thuộc hơn khi người ta gọi chúng với tên gọi dân dã “dê” chứ không phải những cái tên mang âm hưởng Hán Việt như dương, sơn dương… Nhiều loài dê mang những đặc điểm không thể có ở những loài khác kể cả trong tự nhiên và xã hội…

Hình ảnh dê núi Sumatra trên Bộ tem do Công ty Tem Việt Nam phát hành.
Hình ảnh dê núi Sumatra trên Bộ tem do Công ty Tem Việt Nam phát hành.

Loài mang ý nghĩa tinh thần lớn

Trong các loài gia súc, con dê là loài có ý nghĩa tinh thần phong phú và có giá trị biểu tượng cao. Nó thể hiện vai trò gần gũi mà quan trọng, tạo ra những ảnh hưởng mạnh mẽ, đa dạng, tích cực tới đời sống văn hoá của nhiều nước. Dê luôn được coi là biểu tượng của sự phồn thực, phồn thịnh, sinh sôi và phát triển của tự nhiên và những khía cạnh đạo đức của xã hội. Hình ảnh dê cũng được đưa vào sách vở và trên các con tem, một biểu tượng mang thông điệp văn hóa toàn cầu.

Loài có khả năng thích nghi rộng về khí hậu và địa hình

Dê có khả năng thích nghi rộng với nhiều vùng khí hậu và sinh thái khác nhau, kể cả vùng khô cạn khắc nghiệt (do có khả năng sử dụng nước tiết kiệm) hay địa thế hiểm trở (nhờ khả năng leo trèo giỏi). Dê có thể sống ở những nơi khó khăn và khô hạn, thậm chí các gia súc nhai lại khác có thể không chịu đựng được. Do đó, có thể thấy dê có mặt ở tất cả các châu lục trên thế giới.

Châu Á là lục địa có quần thể dê hoang dã lớn nhất

Quần thể dê hoang dã ở châu Á chiếm tới 90% dê hoang dã thế giới. Đặc biệt, châu Á cũng là lục địa có nhiều loài dê nguy cấp nhất thế giới với các loài thuộc Phụ lục I CITES:

(1) Dê núi Sumatra Capricornis sumatraensis

Năm Mùi nói chuyện những cái nhất của loài dê ảnh 1

Trên thế giới, loài dê này chỉ phân bố ở một số nước châu Á như Indonesia, Malaysia, Thái-lan và Việt Nam. Chỉ trong vòng 21 năm, loài dê này đã suy giảm hơn 30% số lượng quần thể và có chiều hướng tiếp tục suy giảm trong thời gian tới.

Đặc điểm của loài dê quý này là chỉ sống ở những vùng núi có độ cao từ 200 - 3.000m. Chúng thường đi kiếm ăn lúc sáng sớm và chiều muộn. Tại Việt Nam, dê núi Sumatra có mặt ở các tỉnh Sơn La, Cao Bằng, Lai Châu, Lạng Sơn, Hòa Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đác Lắc, Lâm Đồng. Con trưởng thành nặng hơn 150kg. Hình dáng gần giống nai, trên đỉnh đầu có đám lông dài tạo thành bờm, có những chùm lông dài phủ từ tai đến góc miệng. Cả đực và cái đều có sừng ngắn không dài quá 30cm, sừng hình ống hình tròn có nhiều nếp ngang úp vào xương sừng, mút sừng nhọn cong về phía sau. Sừng không phân nhánh. Toàn thân phủ lông dầy, dài, cứng mầu xám đen hoặc xám tro. Từ trán đến vai lông rất dài tạo thành bờm. Đuôi rất ngắn.

(2) Dê núi Pakistan Capra falconeri

Năm Mùi nói chuyện những cái nhất của loài dê ảnh 2

Loài dê này phân bố ở phía đông bắc Afghanistan, miền bắc Pakistan, một số khu vực Kashmir thuộc kiểm soát của Pakistan, Jammu và Kashmir thuộc kiểm soát của Ấn Độ, phía nam Nam Tajikistan và Uzbekistan Nam.

Đây cũng loài nguy cấp với hơn 2.500 cá thể trưởng thành và con số này tiếp tục giảm với mức ước tính khoảng 20% ​​so với hai thế hệ. Dê núi Pakistan trưởng thành cao 65-115 cm và nặng tối đa 110 kg. Dê núi Pakistan là lưỡng hình tình dục. Con đực có mái tóc dài trên cằm, cổ họng, ngực và ống chân. Con cái có mầu đỏ hơn, với mái tóc ngắn, một bộ râu đen ngắn. Cả hai giới có sừng xoắn ốc. Sừng của con đực có thể tăng lên đến 160 cm và sừng của con cái lên đến 25 cm. Một số nhà nghiên cứu cho rằng dê núi Pakistan là tổ tiên của một số giống dê thuần chủng. Đặc biệt, Charles Darwin thừa nhận rằng dê hiện tại phát sinh từ việc lai giống dê núi Pakistan với dê hoang dã.

(3) Dê núi Trung quốc Capricornis milneedwardsii

Năm Mùi nói chuyện những cái nhất của loài dê ảnh 3

Loài dê này còn có tên gọi khác là Sơn dương lục địa, phân bố ở Myanmar, Campuchia, phía nam và miền trung Trung Quốc, Lào, Thái-lan và Việt Nam. Chúng sống ở vùng đồi dốc hiểm trở và những núi đá, đặc biệt là các khu vực núi đá vôi lên đến 4.500m so với mực nước biển.

Dê núi Trung Quốc khá lớn và đã có nghiên cứu công bố cho thấy, cá thể trưởng thành nặng hơn 150kg. Loài dê này thường sống một mình hoặc theo nhóm nhỏ trong một khu vực nhỏ chỉ có một vài dặm vuông, nơi chúng gặm cỏ, cành và lá từ con đường dọc theo đánh đập. Dê núi Trung quốc đánh dấu lãnh thổ của mình với phân và dấu hiệu. Chúng hoạt động nhiều nhất vào lúc bình minh và hoàng hôn, và dành phần còn lại của ngày trong thảm thực vật dày. Loài dê này có thời kỳ mang thai khoảng tám tháng và sinh ra một cá thể duy nhất vào tháng chín hoặc tháng mười.

(4) Dê núi đỏ Capricornis rubidus

Năm Mùi nói chuyện những cái nhất của loài dê ảnh 4

Đây là loài đang đứng bên bờ vực của sự tuyệt chủng, có phân bố trong các khu rừng nhiệt đới vùng đồi núi ở đông bắc Ấn Độ (phía nam của sông Brahmaputra), Bangladesh (phía đông của sông Jumuna), và phía bắc Miến Điện.

Loài dê núi này có chiều dài cơ thể khoảng 140–155 cm, cao từ 85–95 cm và nặng 110–160 kg. Chúng có một bộ lông đặc biệt mầu nâu đỏ. Trên lưng của chúng có một vằn đen chạy dọc sống lưng từ phần vai tới tận đuôi. Phần đầu cổ có lông bờm, có thể dựng lên khi bị kích động. Phần cổ họng lại có phần lông mầu trắng như một chiếc yếm. Mỗi cá thể dê núi đỏ có mắt to đen, đôi tai dài nhọn hình nón trong khi cặp sừng cong và dài 15–25 cm được tìm thấy ở cả con đực và cái (con cái thường có cặp sừng dài hơn). Đuôi của chúng ngắn, chỉ dài từ 8–15 cm.

Cũng giống như nhiều loài dê núi khác, dê núi đỏ hoạt động về ban ngày, nhất là vào sáng sớm và chiều muộn. Chúng sống trong những hang động và vách đá. Khi cảnh báo đối thủ, dê núi đỏ phát ra âm thanh kêu như còi hoặc một cái khịt mũi. Dê núi đỏ sống đơn độc hoặc thành từng nhóm nhỏ từ 2-5 cá thể. Thức ăn của chúng bao gồm cỏ và lá cây.

Mối đe dọa đối với dê núi đỏ bao gồm báo hoa, đại bàng nhưng trên hết là từ tình trạng mất nơi sống và săn bắt của con người khiến dê núi đỏ đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng. Hiện nay, người ta không ước tính được số lượng của chúng.

(5) Dê núi Himalaya Capricornis thar

Năm Mùi nói chuyện những cái nhất của loài dê ảnh 5

Loài dê núi này có phân bố ở phía đông và đông nam Bangladesh, Bhutan, Nepal, miền bắc Ấn Độ, Tây Tạng và có thể ở phía tây Myanmar. Chúng sống ở ngọn đồi gồ ghề và dốc nơi đất đá sỏi, nhất là các vùng đá vôi lên đến 3.000m so với mực nước biển. Số lượng còn rất ít và ngày càng suy giảm. Theo một nghiên cứu mới nhất, mật độ phân bố của dê núi Himalaya là 1,6 cá thể trên 1km2. Các mối đe dọa chủ yếu gồm săn bắn, hủy hoại sinh cảnh, xâm lấn đất nông nghiệp và khai thác chất đốt.

Loài được thuần hóa sớm nhất

Đã có hơn 350 giống dê được ghi nhận trên thế giới. Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau song các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng, dê là một trong những loài vật được con người thuần hóa sớm nhất, sau này mới đến chó. Giống như các vật nuôi khác, sau khi thuần hóa, đầu tiên dê được nuôi để lấy thịt, sau đó được nuôi để lấy sữa. Nguồn gốc của dê nhà chính là dê rừng.

Loài gia súc quan trọng nhất và đem lại nhiều nguồn thực phẩm nhất

Nói đến gia súc được gây nuôi, người ta thường nghĩ ngay đến trâu, bò, lợn… Nhưng ít ai biết rằng chính dê, chứ không phải các loài khác, được nuôi nhiều và đóng vai trò quan trọng ở trong nền kinh tế sản xuất của các nước đang phát triển, đặc biệt là châu Á và châu Phi. Trong quần thể dê thế giới với 921 triệu con, dê được nuôi nhiều nhất ở châu Á (chiếm 26% với các nước dẫn đầu gồm Trung Quốc: 173 triệu con), Ấn Độ: 125 triệu con và Pakistan: 53 triệu con…), ở châu Phi là 174 triệu con.

Nguồn dinh dưỡng mà dê mang lại không hề nhỏ. Quần thể dê châu Âu chỉ chiếm 3% tổng quần thể dê thế giới, nhưng sản xuất gần 20% tổng sản lượng sữa dê thế giới. Ngược lại, các nước châu Á và châu Phi sản xuất chiếm gần 90% tổng sản lượng thịt dê toàn cầu. Lông và da dê có thể dùng làm áo, mũ và các tư trang khác. Sừng và xương có thể dùng làm đồ mỹ nghệ, vật trang trí. Ngoài ra, chăn nuôi dê còn cung cấp một nguồn phân bón có giá trị cho cây hay làm nguồn thức ăn cho cá.

Dê là con vật có giá trị tương đối rẻ hơn so với trâu bò nên thường dễ mua hơn, đặc biệt là đối với người nghèo vừa thoát khỏi các thảm hoạ như lụt, bão hay chiến tranh. Mahatma Gandhi, nhà lãnh đạo nổi tiếng của Ấn Độ đã khẳng định: "Dê là con bò của nhà nghèo". R. M. Acharay, Chủ tịch Hội chăn nuôi dê Thế giới, cũng đã khẳng định "Dê chính là cơ quan bảo hiểm đáng tin cậy của người nghèo".

Từ lâu, người dân Việt Nam đã coi việc nuôi dê là nghề để phát triển kinh tế, thu lợi nhuận nhanh và cao do dê mắn đẻ và có thời gian mang thai ngắn (5 tháng). Dê là con vật dễ nuôi, dễ thích ứng, ít bệnh tật, lại tận dụng được các điều kiện tự nhiên và không tranh chấp lương thực với người. Việt Nam đã nhập ba giống dê sữa từ Ấn Độ (Beetal, Jumnapari, Barbari), hai giống chuyên sữa (Alpine, Saanen) và một giống siêu thịt (Boer) từ Mỹ nhằm nuôi thuần và lai tạo với đàn dê địa phương (gồm dê Cỏ và dê Bách Thảo) nhằm nâng cao năng suất của chúng. Theo số liệu mới nhất, cả nước sản xuất hàng năm trung bình khoảng 20.000 tấn thịt dê từ tổng đàn dê hiện nay là 1.345,3 triệu con với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,38%/năm.

Loài động vật bướng bỉnh nhất

Trông vẻ ngoài hiền lành nhưng thực chất thì dê là động vật có tính khí bất thường và hiếu động. Chúng rất phàm ăn và khi tìm thức ăn, chúng vừa ăn vừa phá, đôi khi phá cả hoa màu và cây cối. Ngay cả với dê nuôi, chúng rất bướng: khi người chăn dê muốn đi đường này thì chúng lại đi đường khác.

Loài động vật ăn thực vật nhiều nhất

Thuộc Bộ Guốc ngón chẵn và Bộ phụ nhai lại, dê ăn suốt ngày, thậm chí cả khi ngủ chúng cũng nhai. Dê ăn vào ban ngày và nhai lại vào ban đêm (khoảng từ 10 giờ đêm đến 3 giờ sáng) hoặc nhai lại vào lúc nghỉ ngơi xen kẽ giữa các lần gặm cỏ trong một ngày đêm. Trong một ngày đêm, cá thể trưởng thành nhai lại từ 6 - 8 đợt, cá thể con non nhai lại từ 15 - 16 đợt. Do tập tính nhai lại, dê có thể ăn 170 loài cây chiếm 80% cây hoang dại. Thức ăn chủ yếu là cỏ, lá cây, cành cây nhỏ, mầm cây, quả cây, rêu và địa y trên vách đá, gồm hầu hết các loại lá cây cỏ tự nhiên và cây trồng. Dê có thể ăn những loài cây đắng mà các thú khác không sử dụng được. Dê rất phàm ăn, nhưng luôn luôn tìm thức ăn mới. Dê là con vật thích hoạt động nhanh nhẹn, chúng di chuyển rất nhanh khi ăn chung quanh cây và bứt lá búp ở phần ngon nhất rồi nhanh chóng chuyển sang cây và bụi khác.

Dê thích ăn ở độ cao 0,2-1,2m. Chúng có thể đứng bằng hai chân rất lâu để bứt lá, thậm chí còn trèo lên cây để chọn phần ngon để ăn. Môi và lưỡi dê rất linh hoạt để ngoạm thức ăn và chọn loại thức ăn nào nó ưa thích nhất.

Dê khó ăn thức ăn ở sát mặt đất, thường phải quỳ chân trước xuống để ăn. Đây cũng là con vật có khả năng chịu khát rất giỏi. Nhà nghiên cứu Devendra khẳng định, dê nặng 18-20 kg thì một ngày cần uống 680ml nước vào mùa hè và 454ml nước vào mùa xuân. Dê là loài gia súc rất sạch sẽ, không ăn các thức ăn thừa, bẩn hay lên men thối rữa; thức ăn rơi vãi dê thường bỏ, không ăn lại.

Tập tính nhai lại ở dê có vai trò quan trọng trong tiêu hóa: thức ăn được thấm nước bọt nghiền nát tạo nên độ pH dạ cỏ 5,5 đến 6,5, tạo điều kiện cho vi sinh vật dạ cỏ hoạt động. Tại những nơi dê gặm cỏ, lớp thực vật được thay thế bởi lớp khác và có điều kiện phát triển tốt hơn. Nơi chăn thả dê dưới tán cây lâm nghiệp, cây ăn quả chúng còn giúp làm hạn chế cỏ dại, cây bụi không có lợi phát triển, phân dê thải ra lại là nguồn phân bón tốt cho cây trồng.

Loài có tính cộng đồng cao nhất

Dê thường tập trung sống bầy đàn và mỗi con trong đàn có một vị trí xã hội nhất định. Ở những đàn dê rừng có thể lên đến vài trăm con. Trong đàn có thể có dê dẫn đầu. Trên bãi chăn thả, đàn dê di chuyển gặm cỏ theo con đầu đàn, thỉnh thoảng lại nghển có ngó nhìn xung quanh. Dê ở trong đàn thì tỏ ra rất yên tâm, nếu tách đàn chúng tỏ ra rất sợ hãi. Tính cộng đồng cao ở dê chính là sự bảo đảm hoạt động riêng lẻ của từng cá thể không tách rời với hoạt động chung của cả bầy, sự tồn tại và phát triển của nòi giống dựa trên cơ sở sự tồn tại của từng cá thể. Mặc dù, con mồi của các loài thú săn mồi nhưng không vì thế mà dê luôn bị động. Trong một số trường hợp, khi bị dồn vào bước đường cùng, dê núi đã xuất thần đánh tan tác cả bầy sói để bảo vệ bản thân và bầy đàn. Khi ốm dê thường vẫn cố theo đàn cho đến khi kiệt sức ngã quỵ xuống mới chịu.

Loài hiếu động và rất thích leo trèo

Dê là loài vật hiếu động, thích chạy nhảy và leo trèo rất giỏi. Trung bình hàng ngày dê đi lại chạy nhảy từ 10 - 15km. Chúng có thể leo lên những vách núi, mỏm đá cheo leo nguy hiểm cạnh vực sâu, có thể di chuyển dễ dàng trên những mỏm đá cheo leo nhất. Trong trường hợp cần thiết, cá thể đực trưởng thành có thể đứng rất lâu trên một mỏm đá bên bờ vực thẳm với diện tích chỉ chừng 200 - 300cm2. Bám móng vào những gò đá hơi nhô lên một chút, dê có thể leo lên những sườn dốc gần như thẳng đứng. Ngay cả dê con chỉ mới 12 - 15 ngày tuổi cũng đã có thể nhảy lên những mỏm đá cao 1 - 2m.

Loài mang biểu tượng tính dục cao và thể hiện sức sinh sản lớn

Trong văn hóa, sừng dê cái biểu tượng sức sản sinh phồn thịnh. Dê đực tượng trưng cho mãnh lực và nhu cầu tính dục vì loài dê vốn tràn đầy sinh lực tình dục. Trong thực tế, một con dê đực có thể giao phối với cả đàn dê cái và cũng từ đây con dê lại bị nhìn nhận là đại diện cho thói dâm đãng với hình tượng con dê già hay máu dê của đàn ông.

Thực tế, dê có tuổi đẻ lứa đầu tương đối sớm (11-13 tháng tuổi), mỗi năm trung bình mỗi cá thể dê cái sinh sản 1,5-1,7 lứa, mỗi lứa 1,4-1,8 con. Do đó, nếu so sánh mua một dê cái mới sinh ra cùng với một bê cái thì sau bốn năm dê đẻ ra được 23 con với tổng khối lượng là 500 kg; trong khi đó một con bò chỉ đẻ ra được một con với khối lượng khoảng 350 kg. Do vậy chăn nuôi dê cho phép tăng đàn và thu hồi vốn nhanh hơn chăn nuôi trâu bò.

Tuy dê nhỏ con nhưng khả năng sản xuất sữa khá cao. Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nếu tính chỉ số năng suất sữa/thể trọng thì ở dê Barbari là cao nhất: 3,41, dê Bách Thảo: 2,4 trong khi đó bò sữa nuôi tại Ba Vì là 2,1.