Ðọc “Cõi mê” của Triệu Xuân

Nhà văn Triệu Xuân.
Nhà văn Triệu Xuân.

Gần đây, trong nhiều hội thảo, “sách ăn khách” đã được coi là hiện tượng đã có và đáng khuyến khích trong đời sống văn học Việt Nam. Sách ăn khách không đồng nghĩa với sách có giá trị văn học cao nhưng cũng không hoàn toàn trái nghĩa với tính hữu ích, với sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu của người đọc.

Chủ đề mà tác giả hướng tới là sự phân rã trong gia đình, trong cơ cấu xã hội và sự tha hóa khó kìm hãm của con người.

Gia đình ông Hoàng, gồm ông và các con trai là những người có năng lực, có tâm huyết với sự đổi mới nhưng nhiều lúc đã chịu thất bại cay đắng bởi cỗ máy bảo thủ và sự tranh giành quyền lực của những kẻ xấu.

Nhà văn Triệu Xuân quê Ninh Giang, Hải Dương. Năm 1973, sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn ÐHTH Hà Nội, anh vào nam làm phóng viên mặt trận, trải qua đời làm báo dài nhất tại Ðài phát thanh Giải Phóng, sau đó là Ðài Tiếng nói Việt Nam. Hiện công tác tại Nhà xuất bản văn học.

Trực diện với cuộc sống, mong muốn được đứng ở hàng đầu của những xung đột và tham gia giải quyết những xung đột ấy là thế sống, là điểm đích của ngòi bút Triệu Xuân trong văn chương cũng như báo chí.

Tính từ 1985 đến nay, Triệu Xuân đã có sáu tiểu thuyết: “Giấy trắng” (1985); “Ðâu là lời phán xét cuối cùng” (1987); “Nổi chìm trong dòng xoáy” (1987); “Trả giá” (1988); “Bụi đời” (1990); “Sóng lừng” (1991); “Cõi mê” (2004) và “Hồn rừng” (2005).

Anh đã được Giải thưởng văn học giai đoạn 1986-1990 của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam bằng tiểu thuyết “Trả giá”. 

Gia đình ông Nguyễn Kỳ Hòa, hay là gia đình cụ Nguyễn (bố ông Hòa, tuổi đã tròn trăm) là một gia đình yêu nước có truyền thống, đời đời theo Trương Ðịnh, Nguyễn Tri Phương chống thực dân Pháp xâm lược. Ông Hòa là bộ đội tập kết, lên đến chức đại tá. Anh em ông, các con trai ông đều là liệt sĩ, chỉ để lại đứa cháu nội là thằng Thăng.

Do sự cưng chiều và dựa cậy thần thế, thằng Thăng, cái hạt giống duy nhất của một gia đình yêu nước, trượng nghĩa, chưa đến tuổi mười lăm đã đua xe cán chết người, đã làm nát đời con gái người ta rồi tiếp đó là du nhập băng đảng xã hội đen, lao vào dòng đời thác loạn. Sự sa ngã, đúng hơn là lối sống mất dạy, rất nguy hiểm cho xã hội của bọn choai choai như thằng Thăng không chỉ vì sự cưng chiều mà còn vì xã hội còn có mảnh đất cho lối sống ấy.

Cái tha hóa của ông Hòa lại ở dạng khác: vì không xin việc được cho thằng Thăng, vì thấy ông Hoàng không tiếp mình, khinh mình nên đã lạm dụng cương vị công tác và uy tín hùa nhau khép tội cho cha con ông Hoàng, những người trung thực và có nhiều tư tưởng đổi mới, đẩy xã hội tiến lên.

Cụ Nguyễn đã trụ vững qua nhiều giai đoạn lịch sử để giữ lấy trung nghĩa, nhân đức, sự thanh khiết kể cả dưới chế độ Mỹ - ngụy, cuối cùng đã gục ngã. Sự gục ngã của một trụ cột gia đình, sự thối rữa của một hạt giống duy nhất còn sót lại khiến người đọc bàng hoàng. Liệu rồi dòng máu yêu nước, những đạo lý truyền thống sẽ chảy từ đâu, về đâu?

Chỉ ra những chiều hướng xấu trong xã hội, miêu tả sự tha hóa, băng hoại đến tột cùng và những nguy hại nhãn tiền, nguy hại lâu dài cho cả một dân tộc, với tinh thần trách nhiệm và tính chiến đấu cao, tiểu thuyết “Cõi mê” của Triệu Xuân đã góp một tiếng nói thức tỉnh, cảnh giác đối với một thời đoạn lịch sử, đối với tương lai. Dường như nhiều người, nhiều khi chúng ta đang rơi vào cõi mê, đang bị sự quyến rũ chết người nhấn xuống tận đáy của nhơ nhớp lại cứ ngỡ mình đang thăng hoa, đang vinh quang, đang khôn  khéo hoặc tuyệt vời sung sướng.

Văn học Việt Nam đang tìm đường để tự đổi mới mình, đang hướng tới những tác phẩm làm tròn thiên chức cao cả của mình là góp phần cải biến xã hội.

Có những nhà văn viết về lịch sử, viết về một cuộc sống nào đó trong tư duy chủ quan của mình, nhưng tôi coi trọng hơn những nhà văn viết về cái hôm nay. Triệu Xuân là một nhà văn như vậy. Anh có hiểu biết am tường về lịch sử lẫn mọi ngóc ngách của cuộc sống hôm nay, biết đặt vấn đề hôm nay trong một tiến trình để các sự kiện, vấn đề được soi sáng hơn có ý nghĩa hơn. Tác phẩm “Cõi mê” ngồn ngộn chất liệu đời thực, với những chi tiết chính xác của báo chí, các sự kiện và nhân vật như vừa gặp đâu đó, như đang sống, đang vây lấy người đọc, đòi hỏi anh phải bộc lộ thái độ chứ không chỉ “thưởng thức”...

“Cõi mê” đã thật sự thành công khi nói  về sự tha hóa của một số người, sự phân rã trong một số cơ tầng xã hội, đưa ra những vấn đề  bức xúc về lối sống, về giáo dục gia đình, quản lý xã hội, sử dụng con người nhưng chưa mấy thành công khi nói về tương lai, về cái mới với sự mỏng mảnh của  những nhân vật đại diện cho cái mới như Ngọc Bắc, Phương Thảo.

Tôi cũng không thích đoạn kết có hậu: mọi người trong hai gia đình “thù địch” lại giảng hòa, vui vẻ ềcả làngể, lại bắt tay cùng xây dựng một cuộc sống mới và sự thanh khiết một cách quá dễ dàng, không đúng ềtôngể với các phần trước đó của cuốn sách, cũng không đúng quy luật của cuộc sống. Cái chết của Ngọc Tiên, sự trả giá của thằng Thăng đã là cái chết của một lối sống trục lợi, chụp giật, thiếu lý tưởng, đã là sự chiến thắng của cái thiện, không cần viết thêm đoạn kết gượng ép.