'Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam'

NDO -

Không gian triển lãm "Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam" đã chính thức khai mạc sáng nay (18/1) tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, kết hợp cùng Khu di tích Lịch sử Đền Hùng và một số bộ sưu tập tư nhân, nhằm chào đón Xuân Nhâm Dần 2022.

'Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam'
'Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam' ảnh 1
Hình tượng hổ đã xuất hiện từ rất lâu đời trong văn hóa của người Việt Nam.
'Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam' ảnh 2
 Cách đây trên 2.000 năm, hình tượng hổ đã được tìm thấy trên các đồ đồng Đông Sơn. Hình tượng hổ được đắp nổi khối trên nắp thạp đồng Vạn Thắng (Cẩm Xuyên, Phú Thọ) mang tính ước lệ thẩm mỹ, nhưng vẫn thể hiện sinh động sức mạnh bí ẩn.
'Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam' ảnh 3
 Ở thế kỷ 13, trong quan niệm đương thời, hổ đại diện cho cái ác, sự trừng phạt, tạo cảm giác ghê sợ, do vậy, cho đến nay chưa phát hiện được hình tượng hổ nào trong nghệ thuật của thời kỳ này. Ảnh chụp gạch trang trí hổ và sóng nước (thế kỷ 13-14).
'Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam' ảnh 4
 Trang trí hình hổ đang đuổi bắt ngựa trên lưng có cắm cờ hiệu, được tìm thấy trên thạp được làm từ chất liệu gốm hoa nâu (thế kỷ 13-14).
'Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam' ảnh 5
Hình tượng hổ trên đĩa gốm hoa lam Chu Đậu (Hải Dương) có niên đại từ thế kỷ 15. 
'Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam' ảnh 6
 Hình tượng hổ trên gốm hoa lam Chu Đậu (Hải Dương) có niên đại từ thế kỷ 15.
'Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam' ảnh 7
 Tượng hổ gốm Bát Tràng, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786).
'Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam' ảnh 8
 Bức chạm hổ trên ô thoáng cửa, thế kỷ 17, Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội.
'Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam' ảnh 9
 Tượng hổ đá, thế kỷ 17-18. Thời Lê-Trịnh (thế kỷ 17-18), sự nới lỏng của việc ban phong chức tước và hậu đãi với tầng lớp quan lại đã dẫn đến thời kỳ nở rộ của các loại hình kiến trúc lăng mộ. Hình tượng hổ thời kỳ này được coi như hộ môn thú, canh gác cửa cho các khu lăng mộ.
'Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam' ảnh 10
Thời Nguyễn (thế kỷ 19-20), hình tượng hổ biểu trưng cho sức mạnh, được sử dụng rộng rãi trên các tấm bổ tứ phẩm phục võ quan, trên các bức trướng, tranh thêu, đồ gỗ, chạm khảm, đồ ngọc, đồ pháp lam, bình phòng,.. Ảnh chụp tượng 12 con giáp (Thập nhị chi, thế kỷ 19-20).
'Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam' ảnh 11
Chân đèn trang trí hình hổ (Đồng tháp lam, thế kỷ 20).
'Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam' ảnh 12
Hình tượng hổ trong nghệ thuật thêu thời Nguyễn mang ý nghĩa cát tường chúc phúc, trừ tai...
'Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam' ảnh 13
Hình tượng hổ thời nhà Nguyễn được thể hiện đa sắc, đa dạng, mang hơi thở từ cung đình cho đến dân gian, từ các biểu tượng tôn giáo, tín ngưỡng bước ra tới đời sống sinh hoạt thường nhật...
'Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam' ảnh 14
Nhắc đến không gian tín ngưỡng không thể không nhắc tới hình tượng hổ trong dòng tranh dân gian Hàng Trống. Hổ được xem như một linh vật uy nghiêm, oai linh và có sức mạnh phi phàm. Màu sắc trong tranh hổ Hàng Trống được vận dụng kỹ lưỡng nguyên lỹ ngũ hành khiến cho bức tranh càng trở nên ý nghĩa.