Hội thảo khoa học về văn học trẻ do Trường đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức. (Ảnh: MỸ HẠNH)

Yếu tố “lạ hóa” trong văn học trẻ hôm nay

Văn học trẻ thường được để ý bắt đầu từ các hiện tượng “lạ”. Tuy vậy, những ồn ào văn chương thường qua nhanh. Để tồn tại và xác lập tên tuổi, các nhà văn trẻ cần phải “lạ” từ nội dung, chủ đề đến tư duy nghệ thuật, lối viết. Đáng mừng là nhìn vào diện mạo văn học trẻ, có thể thấy rõ những lối viết như thế. Đây cũng là một bằng chứng cho thấy văn học trẻ hôm nay vẫn tiếp tục “lạ hóa một cuộc chơi”, thông qua cách “đánh thức và tái cấu trúc quá khứ”.
Hội nghị góp ý Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) tại Hà Nội.

Xây dựng, phát triển nền công nghiệp điện ảnh

Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi). Nhiều nội dung về phát triển công nghiệp điện ảnh; thẩm định và phân loại phim; quản lý, phổ biến, khai thác phim do Nhà nước đầu tư sản xuất... được giải trình, tiếp thu, chỉnh lý.

Xe mô hình các dân tộc bản địa diễu trên các đường phố của thị xã Sa Pa.

Tưng bừng Carnaval đường phố Sa Pa

Tối 2/4, thị xã Sa Pa khai mạc Lễ hội Đền Mẫu Thượng, với nhiều hoạt động tín ngưỡng và văn hóa đậm bản sắc dân tộc bản địa, nhằm kích cầu du lịch ở Khu du lịch quốc gia Sa Pa trong điều kiện bình thường mới.

Nhiều đặc trưng văn hóa truyền thống Huế được đông đảo các tầng lớp phụ nữ, thanh niên tiếp nối và giữ gìn.

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, con người xứ Huế

Là vùng đất cố đô, Huế mang trong mình bao trầm tích văn hóa. Ngoài những di sản vật thể và phi vật thể đã được nhân loại vinh danh, nét văn hóa, đạo đức, lối sống và cốt cách của người Huế cũng là “đặc sản” làm nên bản sắc riêng của vùng đất này. Đây là cơ sở vững chắc cho sự phát triển của Thừa Thiên Huế - cố đô di sản, trên lộ trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Vụ trưởng Vụ Thư viện Phạm Quốc Hùng phát biểu tại lễ phát động.

Phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc và Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022

Sáng 1/4, tại Phố Sách Hà Nội đã diễn ra lễ phát động Phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc và Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022, do Vụ Thư viện - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, với sự tham gia của các em học sinh THCS Tô Hoàng và sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội, cùng đông đảo bạn đọc yêu sách.

KTS Đoàn Thanh Hà (thứ 2 từ trái sang) tại buổi tọa đàm giới thiệu sách. (Ảnh: Ban tổ chức cung cấp)

Trò chuyện về kiến trúc

Cuốn sách “Houses & People” (Nhà cửa và con người) được giới thiệu trong buổi tọa đàm tổ chức tại Viện Pháp tại Hà Nội (24 Tràng Tiền, Hà Nội) của kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà đã mở ra những cánh cửa vào thế giới của kiến trúc, giúp người đọc tìm hiểu thêm về tư tưởng “Kiến trúc vị dân sinh”.

Họp báo phát động Cuộc thi và Triển lãm (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Thể lệ Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia với chủ đề Tự hào một dải biên cương năm 2022

Sáng 31/3, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông và Truyền thông, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch… phát động Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia lần thứ 2 với chủ đề "Tự hào một dải biên cương".

Bìa sách “Phê bình phân tâm học-Phía của những ám ảnh nghệ thuật”.

Hội Nhà văn Việt Nam tạm thu hồi 1 giải thưởng văn học năm 2021

Trong thông báo sáng ngày 30/3 của Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam cho biết: Tạm thu hồi Giải thưởng Tác giả trẻ năm 2021 đối với tác phẩm “Phê bình phân tâm học-Phía của những ám ảnh nghệ thuật” của tác giả Vũ Thị Trang. Cuốn sách này thời gian gần đây bị tiến sĩ Đỗ Hải Ninh khiếu nại vi phạm bản quyền của bà và bị dư luận “soi” ra nhiều chi tiết “sao y bản chính” của nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy.

back to top