Để kết nối thành công giữa doanh nghiệp FDI và trong nước

Theo TS Đậu Tuấn Anh, VCCI liên kết yếu giữa doanh nghiệp dân doanh và FDI chủ yếu do ba yếu tố. Thứ nhất là chất lượng nguồn nhân lực. Kế tiếp là trình độ công nghệ và khả năng hấp thụ đầu tư của doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Nhà máy Samsung sử dụng hàng trăm nghìn lao động trong nước. Ảnh: Anh Tuấn
Nhà máy Samsung sử dụng hàng trăm nghìn lao động trong nước. Ảnh: Anh Tuấn

Cuối cùng là khoảng cách địa lý giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa. Để tăng kết nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp FDI và khu vực tư nhân hơn nữa cần thực hiện các giải pháp cụ thể như cải thiện hiệu quả hoạt động đào tạo nguồn nhân lực. Để thực hiện điều này rất khó kỳ vọng vào nỗ lực tự thân của chính doanh nghiệp, mà cần vai trò dẫn dắt của Nhà nước như cải thiện chất lượng các trường đào tạo nghề, kết nối hoạt động đào tạo nghề và thực tiễn phát triển công nghệ, khuyến khích đầu tư tư nhân trong và ngoài nước vào hoạt động đào tạo nghề…

Để giảm khoảng cách về công nghệ giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội địa cần có giải pháp đột phá để cải thiện như cung cấp dịch vụ tư vấn công nghệ cao hiệu quả, vận hành quỹ phát triển công nghệ, sử dụng các chính sách về thuế, tài chính để khuyến khích đầu tư công nghệ cao.

Khoảng cách địa lý cũng có tác động đến sự kết nối này. Việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất riêng biệt, tách biệt các doanh nghiệp FDI, có thể giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và xuất khẩu, tuy nhiên nó lại hạn chế hiệu ứng lan tỏa tích cực đối với khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Một nghiên cứu của VCCI đã mô hình hóa vị trí địa lý đặt nhà máy của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân trong nước đã chứng minh được khoảng cách địa lý ảnh hưởng đến mức độ kết nối giữa hai khu vực này. Vì vậy, khi thiết kế các khu công nghiệp dành riêng cho đầu tư FDI cũng phải tính đến sự kết nối các khu, cụm công nghiệp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Để kết nối thành công giữa doanh nghiệp FDI và trong nước -0

Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam. 

Khai thác động lực từ các FTA

Theo Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, một yếu tố quan trọng thúc đẩy xuất nhập khẩu tăng trưởng là do chúng ta đã và đang thực thi hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, nhất là các FTA thế hệ mới như FTA Việt Nam - EU (EVFTA) hay Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Sau 31 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, EU đã trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, đầu tư, đồng thời cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của chúng ta sau Hoa Kỳ. Ðặc biệt sau khi EVFTA chính thức thực thi (1-8-2020) đã mở ra ngày càng nhiều cơ hội hơn cho hoạt động thương mại giữa hai bên. Tính chung 4 tháng đầu năm, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU cũng thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho gần 3.585 lô hàng với trị giá hơn 10,88 triệu USD được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA cho thấy cơ hội đến từ EVFTA đang được doanh nghiệp của ta tận dụng tương đối hiệu quả.

CPTPP cũng đang là bước ngoặt quan trọng, tạo ra xung lực mới để thúc đẩy hợp tác thương mại giữa Việt Nam và các nước đối tác thành viên nói chung và các nước châu Mỹ nói riêng. Năm 2020, trong bối cảnh cả thế giới phải trải qua một năm nhiều biến động và suy thoái, dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới thương mại toàn cầu, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang khu vực châu Mỹ vẫn đạt được kết quả đáng khích lệ. Theo đó, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và châu Mỹ năm 2020 đạt gần 111,5 tỷ USD, tăng 16% so năm 2019; trong đó xuất khẩu đạt 89,7 tỷ USD, tăng 21,7% và chiếm tỷ trọng 31,7% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam. Những con số này khẳng định, CPTPP đã và đang trở thành động lực mở rộng đường cho hàng Việt sang thị trường các nước châu Mỹ vốn còn rất mới mẻ và tiềm năng. Theo Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công thương), bên cạnh việc khai thác thị trường CPTPP, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu khả năng tận dụng những ưu đãi, các mối liên kết kinh tế và cơ sở hạ tầng sẵn có của các nước thành viên CPTPP để qua đó đưa hàng Việt Nam thâm nhập và mở rộng sang các thị trường khác thuộc khu vực châu Mỹ. Khu vực này có nhiều khối liên kết kinh tế thông qua các FTA với mối ràng buộc chặt chẽ với nhau. Nếu tận dụng tốt các cơ chế liên kết kinh tế và ưu đãi thương mại này, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tìm thấy những cơ hội kinh doanh thuận lợi, đa dạng hóa mặt hàng và thị trường xuất khẩu trong bối cảnh dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu như hiện nay.