Chủ động đẩy lùi dịch bạch hầu

Hơn 60 trường hợp dương tính với bệnh bạch hầu xuất hiện chủ yếu tại bốn tỉnh Tây Nguyên từ đầu tháng 6 ở các đối tượng có độ tuổi đa dạng đã cho thấy sự phức tạp và tốc độ lây lan của dịch bệnh là rất đáng lo ngại.

 Thăm khám lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm sàng lọc giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Thăm khám lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm sàng lọc giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Nếu Kon Tum tồn tại ổ dịch từ ba năm trước, Gia Lai và Đắk Lắk từ năm ngoái đến nay xuất hiện rải rác, thì tỉnh Đắk Nông năm nay mới ghi nhận ca nhiễm bạch hầu đầu tiên kể từ khi thành lập tỉnh năm 2004. Tuy nhiên, tỉnh này hiện đang là địa bàn có tình trạng lây nhiễm diễn biến phức tạp nhất...

Lỏng công tác tiêm chủng, Tây Nguyên dính nạn

Công tác điều tra dịch tễ của cơ quan chuyên môn cho thấy, các ổ dịch chủ yếu được phát hiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng trũng trong công tác triển khai Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia. Đa số các trường hợp bị mắc bệnh đều chưa được tiêm vắc-xin phòng ngừa bạch hầu hoặc không tiêm đúng lịch, không tiêm đầy đủ số mũi yêu cầu, trong đó chủ yếu là người trên bảy tuổi (chiếm 85%). Tuy nhiên, có trường hợp 50-60 tuổi cũng mắc bệnh. Có một điều đáng lo ngại, 50% ca dương tính với bạch hầu được phát hiện qua phương pháp xét nghim sàng lc ch hoàn toàn không xut hin các triu chng lâm sàng. Điu này khiến các nhà chuyên môn khng định, dch bnh đã lây lan trong cng đồng, nguy cơ lây bệnh từ người này sang người khác qua tiếp xúc rất cao.

Ở Việt Nam, mặc dù vắc-xin ngừa bệnh bạch hầu được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng, trẻ em được tiêm chủng miễn phí từ lâu, tuy nhiên hiện vẫn chưa thể loại trừ bệnh này.

PGS, TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia lý giải một phần nguyên nhân bệnh bạch hầu bùng lên thời gian gần đây là do chương trình tiêm chủng có sự chuyển đổi từ vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem sang vắc-xin ComBe Five, bà con có tâm lý không thoải mái khi đưa con em đi tiêm phòng. Thêm vào đó, do dịch Covid-19, đặc biệt trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, bà con quên tiêm mũi nhắc lại hoặc bỏ hẳn.

Xác định bệnh có thể dự phòng bằng tiêm vắc-xin và điều trị khỏi bằng kháng sinh đặc hiu, hin nay, công tác tiêm phòng đang được ráo riết trin khai, trước hết trên địa bàn nóng là Tây Nguyên.

Do đời sống bà con còn nhiều khó khăn, lạc hậu cho nên công tác tiêm chủng ở các tỉnh Tây Nguyên phải cố gắng nhiều hơn. Cán bộ y tế bộc bạch, trong các đợt tiêm chủng, họ cắt cử nhau đi đến từng nhà nhắc nhở, vận động bà con tham gia nhưng tình trạng để sót vẫn không tránh khỏi. Nguyên nhân đa dạng, bà con tiếc việc, tâm lý sợ hãi hoặc thờ ơ với công tác phòng, chống dịch bệnh. Bà con có thói quen, đến lúc ốm đau, bệnh tật mới tìm đến các cơ sở y tế...  Trong điều kiện đó, để đạt được kết quả tốt, công tác truyền thông cần được đẩy mạnh hơn, đa dạng về hình thức, cụ thể về cách làm. Bệnh bạch hầu phải phát hiện sớm. Vì thế điều tra dịch tễ để truy vết rất quan trọng giúp những người đã tiếp xúc được dùng kháng sinh dự phòng.

Chủ động đẩy lùi dịch bạch hầu -0
Chiến dịch tiêm phòng vắc-xin bạch hầu được đẩy mạnh ở các tỉnh Tây Nguyên.

Dồn tổng lực ngăn chặn dịch lây lan

Đánh giá mc độ nguy him ca dch bnh, ngày 8-7, công đin khn ca Th tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố xác định vùng và đối tượng nguy cơ, tổ chức tiêm vắc-xin phòng bệnh, bảo đảm đủ phương tiện, kinh phí, vật tư phòng dịch. Công điện chỉ rõ, Bộ Y tế bảo đảm cung ứng đủ vắc-xin phòng bệnh cho các tỉnh; Bộ Tài chính bảo đảm kinh phí phòng dịch theo yêu cầu của Bộ Y tế; Bộ Giáo dục - Đào tạo triển khai các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở giáo dục, trường học, nhà trẻ; Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, chính quyền địa phương tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh bạch hầu để người dân tích cực, chủ động thực hiện, khi có dấu hiệu mắc bệnh đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã nhanh chóng tổ chức lớp tập huấn tăng cường công tác điều trị bệnh bạch hầu, sốt xuất huyết và dịch Covid-19 tại Đắk Lk cho đội ngũ nhân viên y tế bốn tỉnh Tây Nguyên có dịch. Mới đây, cục tiếp tục ban hành hai công văn khẩn gửi ba bệnh viện tuyến Trung ương và các sở y tế bốn tỉnh Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lk chủ động rà soát và bảo đảm việc đáp ứng đầy đủ các khu cách ly, buồng cách ly, phương tiện, vật tư, thuốc, kháng huyết thanh điều trị bệnh bạch hầu. Cục cũng ban hành công văn yêu cu giám đốc s y tế các tnh tiếp tc trin khai tp huấn lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu cho tất cả các cơ sở y tế trong toàn tỉnh, bao gồm cả hệ thống y tế tư nhân.

Quyền Bộ trưởng Y tế, GS, TS Nguyễn Thanh Long trong buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày 9-7 khẳng định quyết tâm trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng trên quy mô rộng và cho tất cả người dân nhằm ngăn chặn dịch bệnh bạch hầu lây lan và tạo tiền đề vững chắc phòng, chống dịch các năm tiếp theo. GS, TS Nguyễn Thanh Long cũng nhấn mạnh bệnh bạch hầu là bệnh cổ điển, tất cả các cơ chế sinh bệnh học đều đã biết, tử vong chủ yếu do biến chứng. Bệnh này có vắc-xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, Quyền Bộ trưởng yêu cầu các cơ quan tập trung nỗ lực khống chế, quyết liệt ngăn chặn và kiểm soát tốt dịch bệnh này. Theo đó, sẽ khẩn trương tổ chức chiến dịch tiêm vắc-xin bạch hầu trên quy mô lớn, đầu tiên ưu tiên triển khai tại bốn tỉnh Tây Nguyên đang bị dịch hoành hành, rồi mở rộng các tỉnh lân cận Lâm Đồng, Qung Ngãi, Qung Nam. Như vậy, toàn bộ trẻ từ hai tháng tuổi trở lên sẽ được tiêm phòng. Chỉ tính riêng bốn tỉnh Tây Nguyên, dự kiến 4,7 triệu người với hơn 10 triệu liều vắc-xin sẽ được cung ứng trong thời gian tới.

Đội ngũ nhân viên y tế quyết không lơ là, chủ quan, căng mình ngày đêm chống dịch. Các bộ phận liên quan chú trọng tăng cường hoạt động giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm trường hợp mắc mới, ổ dịch mới phát sinh, khoanh vùng, thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn, xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lan rộng và kéo dài.

Việt Nam vừa trải qua đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 và đã đạt được kết quả rất tốt, được bạn bè quốc tế ghi nhận. Giờ là giai đoạn phục hồi kinh tế, nhu cầu đi lại giao thương, du lịch nội địa đang rất lớn, nếu công tác chống dịch và thực hiện tiêm chủng làm lỏng lẻo, lơ là, tình hình dịch bạch hầu có thể bùng phát, gây hậu quả nghiêm trọng cho đời sống xã hội.