Kinh tế số có thể xem là một hình thái kinh tế và xã hội mới, được tạo ra sau khi internet đã phát triển đến giai đoạn trưởng thành, trở thành động lực mới cho tăng trưởng kinh tế.

Vì vậy, các hệ thống chỉ số đo lường của kinh tế số trên thế giới đang trong quá trình thử nghiệm và không ngừng hoàn thiện phương pháp cũng như dữ liệu đầu vào. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có phương pháp thống nhất, kết quả đo lường phần lớn là ước tính và chưa đầy đủ.

Tại Việt Nam hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao là đơn vị chủ trì cập nhật các chỉ tiêu kinh tế số và hằng năm thực hiện điều tra, khảo sát, thu thập, công bố kết quả thống kê, đo lường các chỉ tiêu kinh tế số của quốc gia. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang tích cực phối hợp các chuyên gia trong và ngoài nước chuẩn hoá phương pháp đo lường.

Xây dựng bộ chỉ tiêu kinh tế số

Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Tại Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ đã phân công Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế số.

Thực hiện nhiệm vụ này, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết, đơn vị đã nghiên cứu, phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ban ngành có liên quan xây dựng Bộ chỉ tiêu thống kê kinh tế số. Bộ chỉ tiêu kinh tế số được xây dựng trên nguyên tắc bám sát bộ chỉ tiêu do G20 đề xuất để bảo đảm tính so sánh quốc tế, gồm 54 chỉ tiêu, chia thành 5 nhóm chính.

Trong số các chỉ tiêu kinh tế số, một trong những chỉ tiêu cốt lõi nhất là “Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP”. Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện các kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế số cũng như đóng góp của kinh tế số đối với tăng trưởng chung của nền kinh tế. Để đo lường được quy mô cũng như đóng góp của kinh tế số vào GDP, trước hết cần xác định các hoạt động thuộc phạm vi kinh tế số.

Dây chuyền hàn tự động bằng rô-bốt tại Nhà máy Thaco Mazda, Khu công nghiệp Thaco Chu Lai (Quảng Nam).

Dây chuyền hàn tự động bằng rô-bốt tại Nhà máy Thaco Mazda, Khu công nghiệp Thaco Chu Lai (Quảng Nam).

Công nhân kiểm tra xe điện trước khi xuất xưởng tại nhà máy Vinfast Hải Phòng. (Ảnh: HOÀNG NGỌC)

Công nhân kiểm tra xe điện trước khi xuất xưởng tại nhà máy Vinfast Hải Phòng. (Ảnh: HOÀNG NGỌC)

Item 1 of 2

Dây chuyền hàn tự động bằng rô-bốt tại Nhà máy Thaco Mazda, Khu công nghiệp Thaco Chu Lai (Quảng Nam).

Dây chuyền hàn tự động bằng rô-bốt tại Nhà máy Thaco Mazda, Khu công nghiệp Thaco Chu Lai (Quảng Nam).

Công nhân kiểm tra xe điện trước khi xuất xưởng tại nhà máy Vinfast Hải Phòng. (Ảnh: HOÀNG NGỌC)

Công nhân kiểm tra xe điện trước khi xuất xưởng tại nhà máy Vinfast Hải Phòng. (Ảnh: HOÀNG NGỌC)

Phương pháp đo lường
kinh tế số

Phương pháp đo lường đóng góp của kinh tế số vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đối với các hoạt động kinh tế số cốt lõi được tính toán trực tiếp từ kết quả hoạt động của các doanh nghiệp, các đơn vị, tổ chức thực hiện các hoạt động đã liệt kê ở trên, thể hiện bằng chỉ tiêu giá trị tăng thêm là hiệu số của giá trị sản xuất và chi phí trung gian của các hoạt động đó.

Trong đó, giá trị sản xuất của từng hoạt động trên được tính theo phương pháp tính tương ứng theo quy định của hệ thống tài khoản quốc gia 2008; chi phí trung gian của từng hoạt động được tính toán dựa vào kết quả biên soạn hệ số chi phí trung gian 5 năm một lần do Tổng cục Thống kê thực hiện.

AkaBot (FPT Software) là doanh nghiệp Việt Nam tiên phong mang giải pháp RPA, siêu tự động hóa tới các thị trường lớn trên thế giới.

AkaBot (FPT Software) là doanh nghiệp Việt Nam tiên phong mang giải pháp RPA, siêu tự động hóa tới các thị trường lớn trên thế giới.

Đối với các hoạt động kinh tế sử dụng vào đầu vào số hoặc được tăng cường đáng kể bởi đầu vào số: Trong các hoạt động này, một số hoạt động hoàn toàn dựa vào đầu vào số, đồng thời cũng có nhiều hoạt động dựa một phần vào đầu vào số. Do đó, có sự đan xen lẫn nhau giữa hoạt động mang tính chất số và không mang tính chất số. Vì vậy không áp dụng phương pháp tính toán trực tiếp từ giá trị sản xuất như đối với các hoạt động kinh tế số cốt lõi mà cần tiến hành bóc tách, cân đối cung và cầu của các ngành sản phẩm liên quan tới kinh tế số, để từ đó lượng hóa được kết quả tổng hợp chung của kinh tế số trong toàn bộ nền kinh tế.

Một trong những công cụ hữu hiệu để đo lường kinh tế số là sử dụng bảng vào-ra (bảng IO). Bảng IO sẽ cho phép đo lường, đánh giá tác động trực tiếp, tác động gián tiếp và ảnh hưởng lan tỏa của kinh tế số đối với toàn bộ nền kinh tế. Từ đó sẽ cung cấp một bức tranh toàn cảnh về kinh tế số cũng như thấy được vai trò của kinh tế số trong tăng trưởng kinh tế.

Để đạt được mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để nhận diện và đo lường kinh tế số. Từ đó đề xuất cách thức thực hiện phù hợp thực tế, thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam, đồng thời cần có sự tham gia tích cực, chủ động của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong lĩnh vực này.

Dàn máy gặt của Lộc Trời trên cánh đồng lúa đi EU.

Dàn máy gặt của Lộc Trời trên cánh đồng lúa đi EU.

Sử dụng Drone quản lý mùa vụ-dịch hại.

Sử dụng Drone quản lý mùa vụ-dịch hại.

Item 1 of 2

Dàn máy gặt của Lộc Trời trên cánh đồng lúa đi EU.

Dàn máy gặt của Lộc Trời trên cánh đồng lúa đi EU.

Sử dụng Drone quản lý mùa vụ-dịch hại.

Sử dụng Drone quản lý mùa vụ-dịch hại.

Tạm ước tính để theo dõi
xu hướng phát triển

Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông) Trần Minh Tuấn cho biết, trong quá trình chờ chuẩn hoá phương pháp đo lường của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số, cần thiết phải có số liệu đo lường ước tính để theo dõi xu hướng phát triển của kinh tế số, bảo đảm tính kịp thời của việc ban hành và điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp thực tiễn cũng như mục tiêu phát triển kinh tế.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã nghiên cứu, dưới sự hỗ trợ của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước để tạm tính các số liệu phát triển kinh tế số liên quan đến việc theo dõi 3 chỉ tiêu: (i) Tỷ trọng kinh tế số trên GDP; (ii) Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực; (iii) Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ.

Theo tính toán của Vụ Kinh tế số và Xã hội số, trong suốt 3 quý đầu năm 2022, quy mô nền kinh tế số ghi nhận tăng trưởng trên cả 3 khía cạnh là: kinh tế số ICT, kinh tế số nền tảng và kinh tế số ngành.

Trong đó, hoạt động đóng góp nhiều nhất cho kinh tế số là dịch vụ công nghệ thông tin, chiếm khoảng 30% tổng giá trị đóng góp của kinh tế số; tiếp đến là thương mại điện tử (14%); sản xuất phần cứng (12,83%) và hoạt động có tốc độ tăng trưởng cao nhất là thông tin nội dung số (quý III/2022 tăng trưởng gần 104% so quý I/2022).

Ngoài ngành thông tin và truyền thông, 3 ngành có đóng góp nhiều nhất của công nghệ số là: các hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (23,71%); hoạt động của Đảng, tổ chức chính trị xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc (18,54%) và nghệ thuật, vui chơi giải trí (12,09%).

Xét về mặt giá trị, công nghệ số đóng góp nhiều nhất ở ngành công nghiệp chế biến chế tạo; bán buôn, bán lẻ và các hoạt động chuyên môn khoa học-công nghệ.

Về đo lường tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của các địa phương, hiện nay bảng cân đối liên ngành IO của các địa phương đang được hoàn thiện nên việc đo lường sẽ được thực hiện trong năm 2023.

Ngày xuất bản: 15/4/2023
Chỉ đạo thực hiện: Thu Hà
Thực hiện: Tô Hà, Việt Hải
Ảnh: Trần Hải
Trình bày: Ngô Hương