Tâm, tầm, tài

Nói đến cái tâm là nói đến lòng trong sáng, không tơ hào vụ lợi, vì hạnh phúc của nhân dân mà cống hiến hết mình, nhất là những con người chân chính đã giơ tay thề trước Ðảng, nguyện hy sinh phấn đấu hết mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Tâm sáng tỏ đó là thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh không khoan nhượng. Tấm gương sáng của Bác Hồ và các vị lãnh đạo tiền bối khác đã chứng minh cho điều đó và mọi người chúng ta phải noi theo. Nhiều gương sáng được tuyên dương các thời kỳ chiến tranh và xây dựng chủ nghĩa xã hội là thể hiện sinh động cho việc học tập gương sáng về cái tâm của các lãnh đạo tiền bối. Những tấm gương người tốt,

Tầm là tầm nhìn xa, trông rộng, biết tính toán trước sau, không vì cái lợi trước mắt mà làm cho cái lâu dài bị sa sút, bị mai một, bị kém hiệu quả. Tầm nhìn xa trông rộng rất cần thiết cho mọi lãnh đạo.

Với phương châm “7 lần đo - 1 lần cắt” như Bác Hồ đã dạy là một bài học quý giá mãi mãi cho mọi người. Tầm nhìn của cán bộ phải phù hợp với tầm nhìn của thời đại mà Việt Nam đã hội nhập với khu vực và thế giới, không vì lợi ích cục bộ nào đó mà làm hại cho các địa phương khác, cho cả nước, cho toàn xã hội. Thời đại ngày nay khi đất nước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại càng rất cần những cán bộ có tầm nhìn xa chiến lược để lãnh đạo đất nước và lãnh đạo các doanh nghiệp. Trong điều kiện Việt Nam là một nước mới thoát ra khỏi thu nhập thấp, trở thành một nước có thu nhập trung bình thì càng đòi hỏi sự phấn đấu nỗ lực và tầm nhìn xa của các cấp, các ngành. Làm sao để tiến kịp bạn bè trong khu vực và thế giới, đòi hỏi phải có tầm nhìn khoa học, biện chứng đem lại lợi ích thiết thực cho Tổ quốc.

Tâm, tầm, tài luôn luôn đi cùng với nhau, có tâm, có tầm nhưng người cán bộ cần có những tài năng nhất định ở một lĩnh vực nào đó mà mình được đảm nhiệm, phân công. Tài ở đây trước hết là phải đem lại lợi ích cho sự nghiệp chung của đất nước và phúc lợi của nhân dân. Chữ tài có nội hàm rất rộng, bao gồm tài lãnh đạo, tài cầm quân, tài ứng biến với những khó khăn nảy sinh trong quá trình tiến hành công việc. Tài đột biến đem lại những thành quả lớn đặc biệt cho mỗi vị trí công tác của từng cán bộ. Vật chất là hữu hạn, còn tài năng con người là vô hạn. Vậy nên những con người đó cần phải được giáo dục và rèn luyện, tu dưỡng một cách đầy đủ.

Quá trình dựng nước và giữ nước của Việt Nam không thiếu những anh hùng, những cán bộ xuất chúng lãnh đạo đất nước chống ngoại xâm, giành lại độc lập tự do và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xã hội cần tôn vinh những cá nhân có tâm, tầm, tài như vậy. Trước đây cũng như hiện nay, nhiều cán bộ tốt là những đầu tàu để kéo theo những toa tàu của toàn xã hội, xây dựng những cái mới, cái tốt giảm bớt những cái suy thoái trong xã hội.

Chúng ta tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Ðảng và học tập, làm theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại, đất nước chúng ta sẽ ngày càng xuất hiện nhiều gương tốt, có đủ tâm, tầm, tài phụng sự đất nước và phấn đấu vì hạnh phúc lâu dài của nhân dân.