Chặn nạn trùng tu thực dụng và phi thẩm mỹ

Việc chặt bỏ cây đa trước đình Chèm ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội, theo lý giải của cơ sở, tưởng bình thường. Rằng cây mới trồng năm 1996 thôi, lại mọc ở vị trí không được về... phong thủy, cây cũng có tình trạng bị ngấm nước nên mỗi năm lại nghiêng một chút về phía đình... Thôi thì không phải là cây lâu năm, lâu đời, lại gây ra sự bất tiện như thế, thì... chặt bỏ đi, cũng là hợp lý!

Nhưng đó thật sự là một tiếng chuông cảnh báo cho hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích vốn đã quá lắm chuyện buồn tiếc lâu nay. Cảnh báo về tâm lý thực dụng đến thô thiển, và hành vi can thiệp ở mức độ thô bạo đối với chính di sản đang được bảo tồn, tôn tạo với mục đích để cho bền vững hơn, đẹp đẽ hơn.

Ở đây, cho thấy một cách làm theo kiểu sẵn sàng loại bỏ, thay đổi ngay mà không tìm phương án tối ưu nhất. Đặt một gợi mở: Tại sao không thể di dời cây đa đã phát triển um tùm, cho bóng mát đó sang vị trí khác trong khu vực di tích đình Chèm để tiếp tục phát huy giá trị của cây. Thực tế, khu vực này và địa bàn lân cận vẫn còn rộng chỗ! Thực tế, từng có những cổ thụ trong các khu di tích được di dời thành công.

Đáng băn khoăn nữa như trường hợp trùng tu đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu ở Thiệu Hóa, Thanh Hóa cũng vừa được gióng lên. Để giải quyết không gian cho những hạng mục khác mà người ta sẵn sàng... làm nhỏ lại, xây lại chiếc giếng nằm trong quần thể đền, kèm theo lập luận, rằng đó không phải là giếng cổ! Phải chăng khi thực hiện việc này, lãnh đạo địa phương và đơn vị thi công đã yên tâm tin rằng như thế là nhất cử... tam, tứ tiện-giếng vẫn giữ được mà đường đi qua cổng đền thêm rộng rãi, khang trang!

Những thí dụ như thế gợi nhớ đến việc trùng tu chùa Phật Tích ở Tiên Du, Bắc Ninh nhiều năm trước. Khi đào xuống nền chùa, dấu tích chân móng của tháp cổ được phát lộ. Ngay sau đó, một số viên gạch mới đã được trát kèm vào móng tháp một cách khó hiểu. Khi thông tin lan rộng, móng tháp được dư luận và nhiều chuyên gia quan tâm, tranh luận, để cuối cùng, đành phải chọn phương án che mặt kính phía trên để làm vị trí tham quan, bảo đảm việc tiếp tục trùng tu, xây dựng các hạng mục của chùa. Hoặc như lòng suối Giải Oan ở khu thắng tích Yên Tử, Quảng Ninh, cũng từng bị… khoét rộng để xây dựng một tòa lầu với cầu bê-tông bề thế.

Những kiểu can thiệp, xâm hại thô bạo vào di tích, hoặc được biện minh với mục đích rằng tôn tạo cảnh quan, hoặc đưa ra những cơ sở là các bộ hồ sơ xin tu bổ di tích đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có chính quyền địa phương làm chủ đầu tư một cách… cẩn thận, đúng quy trình! Nhưng thực tế trong quá trình hạ giải, sửa sang, thay cấu kiện, tôn tạo..., đã nảy sinh rất nhiều những biến tướng mà nếu không được kiểm soát chặt chẽ, thì cho đến khi cắt băng khánh thành, vỗ tay hoan hỉ, không ít giá trị kiến trúc, mỹ thuật, không gian văn hóa, cảnh quan... ở các di tích đã bị mất đi, suy giảm.

Việc chặt bỏ cây đa trước đình Chèm ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội, theo lý giải của cơ sở, tưởng bình thường. Rằng cây mới trồng năm 1996 thôi, lại mọc ở vị trí không được về... phong thủy, cây cũng có tình trạng bị ngấm nước nên mỗi năm lại nghiêng một chút về phía đình... Thôi thì không phải là cây lâu năm, lâu đời, lại gây ra sự bất tiện như thế, thì... chặt bỏ đi, cũng là hợp lý!

Nhưng đó thật sự là một tiếng chuông cảnh báo cho hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích vốn đã quá lắm chuyện buồn tiếc lâu nay. Cảnh báo về tâm lý thực dụng đến thô thiển, và hành vi can thiệp ở mức độ thô bạo đối với chính di sản đang được bảo tồn, tôn tạo với mục đích để cho bền vững hơn, đẹp đẽ hơn.

Ở đây, cho thấy một cách làm theo kiểu sẵn sàng loại bỏ, thay đổi ngay mà không tìm phương án tối ưu nhất. Đặt một gợi mở: Tại sao không thể di dời cây đa đã phát triển um tùm, cho bóng mát đó sang vị trí khác trong khu vực di tích đình Chèm để tiếp tục phát huy giá trị của cây. Thực tế, khu vực này và địa bàn lân cận vẫn còn rộng chỗ! Thực tế, từng có những cổ thụ trong các khu di tích được di dời thành công.

Đáng băn khoăn nữa như trường hợp trùng tu đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu ở Thiệu Hóa, Thanh Hóa cũng vừa được gióng lên. Để giải quyết không gian cho những hạng mục khác mà người ta sẵn sàng... làm nhỏ lại, xây lại chiếc giếng nằm trong quần thể đền, kèm theo lập luận, rằng đó không phải là giếng cổ! Phải chăng khi thực hiện việc này, lãnh đạo địa phương và đơn vị thi công đã yên tâm tin rằng như thế là nhất cử... tam, tứ tiện-giếng vẫn giữ được mà đường đi qua cổng đền thêm rộng rãi, khang trang!

Những thí dụ như thế gợi nhớ đến việc trùng tu chùa Phật Tích ở Tiên Du, Bắc Ninh nhiều năm trước. Khi đào xuống nền chùa, dấu tích chân móng của tháp cổ được phát lộ. Ngay sau đó, một số viên gạch mới đã được trát kèm vào móng tháp một cách khó hiểu. Khi thông tin lan rộng, móng tháp được dư luận và nhiều chuyên gia quan tâm, tranh luận, để cuối cùng, đành phải chọn phương án che mặt kính phía trên để làm vị trí tham quan, bảo đảm việc tiếp tục trùng tu, xây dựng các hạng mục của chùa. Hoặc như lòng suối Giải Oan ở khu thắng tích Yên Tử, Quảng Ninh, cũng từng bị… khoét rộng để xây dựng một tòa lầu với cầu bê-tông bề thế.

Những kiểu can thiệp, xâm hại thô bạo vào di tích, hoặc được biện minh với mục đích rằng tôn tạo cảnh quan, hoặc đưa ra những cơ sở là các bộ hồ sơ xin tu bổ di tích đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có chính quyền địa phương làm chủ đầu tư một cách… cẩn thận, đúng quy trình! Nhưng thực tế trong quá trình hạ giải, sửa sang, thay cấu kiện, tôn tạo..., đã nảy sinh rất nhiều những biến tướng mà nếu không được kiểm soát chặt chẽ, thì cho đến khi cắt băng khánh thành, vỗ tay hoan hỉ, không ít giá trị kiến trúc, mỹ thuật, không gian văn hóa, cảnh quan... ở các di tích đã bị mất đi, suy giảm.

Rõ ràng, ngoài nạn trùng tu thiếu hiểu biết, không bảo đảm chuyên môn, dẫn đến làm sai lệch, làm hỏng di tích, đang rõ hơn tình trạng trùng tu thực dụng và phi thẩm mỹ. Thực ra hai "cái nạn" đó cũng chỉ là những hệ lụy khác nhau của tình trạng lạm dụng, lợi dụng việc trùng tu di tích; của sự thiếu cái gốc đào tạo chính quy và đạo đức nghề nghiệp trong khoa học bảo tồn, trùng tu di sản; thiếu cả hoạt động giám sát, phản biện, góp ý cần thiết của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu văn hóa, mỹ thuật và người dân sở tại chung quanh hoạt động của các ban quản lý di tích, các đơn vị thi công, cùng những người thợ xây, thợ đục ở từng di tích cụ thể.

õ ràng, ngoài nạn trùng tu thiếu hiểu biết, không bảo đảm chuyên môn, dẫn đến làm sai lệch, làm hỏng di tích, đang rõ hơn tình trạng trùng tu thực dụng và phi thẩm mỹ. Thực ra hai "cái nạn" đó cũng chỉ là những hệ lụy khác nhau của tình trạng lạm dụng, lợi dụng việc trùng tu di tích; của sự thiếu cái gốc đào tạo chính quy và đạo đức nghề nghiệp trong khoa học bảo tồn, trùng tu di sản; thiếu cả hoạt động giám sát, phản biện, góp ý cần thiết của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu văn hóa, mỹ thuật và người dân sở tại chung quanh hoạt động của các ban quản lý di tích, các đơn vị thi công, cùng những người thợ xây, thợ đục ở từng di tích cụ thể.