Phát triển du lịch bền vững hậu Covid-19

NDO -

Đại dịch Covid-19 gây ra những tác hại chưa từng có tiền lệ trong gần 2 năm qua, nhưng mặt khác, được là chất xúc tác khiến họ theo đuổi lối du lịch bền vững hơn trong tương lai.

Phát triển du lịch bền vững hậu Covid-19

Tại Việt Nam, theo khảo sát của Booking.com, du khách đang bắt đầu có nhận thức hơn về tác động môi trường của mình khi khám phá thế giới. Theo Báo Cáo Du Lịch Bền Vững năm 2021 của hãng, có đến 97% du khách Việt Nam cho rằng du lịch bền vững là cực kì quan trọng, và 88% nhìn nhận đại dịch là chất xúc tác khiến họ theo đuổi lối du lịch bền vững hơn trong tương lai. 100% du khách Việt được khảo sát cho biết trong năm tới, họ mong muốn lưu trú tại các cơ sở cam kết du lịch bền vững. Hiểu được tâm lý này, đây là thời điểm thích hợp hơn bao giờ hết để chúng ta chú trọng vào kế hoạch bền vững – một điều bắt buộc cho các doanh nghiệp trong ngành du lịch.

Trong tình hình hiện nay này, điều kiện tồn tại tất yếu của các doanh nghiệp du lịch chính là nhận thức được tầm quan trọng của xã hội, môi trường và chính trị. Trang bị đủ nhận thức và hiểu biết cơ bản về tính bền vững là yếu tố tiên quyết giúp các doanh nghiệp có tầm nhìn xa và ứng phó tốt hơn với các rủi ro tương tự như hậu quả từ đại dịch Covid-19 đang gây ra cho các doanh nghiệp địa phương.

Xây dựng hệ sinh thái thân thiện với môi trường

Theo đó, khi thiết lập các tiêu chí cốt lõi cho du lịch bền vững, một nền tảng vững chắc bắt đầu bằng việc nắm được nguyên lý của năm loại tác động cơ bản: chất thải (bao gồm nhựa sử dụng một lần), nước, năng lượng và khí nhà kính, sự hỗ trợ cộng đồng địa phương và bảo vệ thiên nhiên. Chất thải của các cơ sở sản xuất mang hóa chất độc hại đến các thủy vực và dẫn đến tác động nghiêm trọng cho môi trường.

Thêm vào đó, các loại khí độc hại, năng lượng dự trữ cùng ảnh hưởng tiêu cực của con người với thiên nhiên đều là những tác nhân dẫn đến một đại dịch thầm lặng mà chúng ta đã và đang sống chung. Sự gia tăng nhận thức về vấn đề này đang thay đổi dần cách chúng ta quan sát, sử dụng cũng như phản ứng với môi trường xung quanh.

Có thể thấy rằng, các cá nhân và doanh nghiệp đều đang thực hiện những giải pháp để mang đến một tương lai tốt đẹp hơn, hạn chế các tác hại bằng mọi cách và tuân theo các giá trị bền vững trong du lịch cũng như mọi mặt trong cuộc sống thường nhật của chúng ta.

Thúc đẩy chương trình “Xanh và Sạch”

Chúng ta đã tận mắt chứng kiến cách thế giới tự chữa lành trong giai đoạn đầu của đại dịch, chuỗi tháng dài đóng cửa tại hầu hết các quốc gia trên toàn cầu đã giúp giảm thiểu đáng kể lượng rác thải công nghiệp, sinh hoạt, những hành vi chặt cây vô trách nhiệm cũng như mọi tác động gây nguy hại cho môi trường.

Những thay đổi dù nhỏ như giảm lượng tiêu thụ nhựa hoặc yêu cầu tái sử dụng khăn tắm đều nên được đẩy mạnh Kiến thức về tính bền vững giữa các ngành luôn có sự khác biệt, trong đó nhiều doanh nghiệp còn thiếu các công cụ để áp dụng các biện pháp bền vững hơn, do đó điều quan trọng là chúng ta cần cùng nhau hợp tác thúc đẩy sự thay đổi bền vững trong ngành du lịch.

Phát triển du lịch bền vững hậu Covid-19 -0
(Ảnh minh họa) 

Các thành viên phụ trợ cùng ngành có thể cùng nhau tạo ra các quy cách mới để đo lường, đánh giá và thúc đẩy tính bền vững trong du lịch, duy trì các quy trình an toàn cho khách du lịch đồng thời giảm thiểu việc sử dụng nhựa và quản lý chất thải. Điều này không chỉ liên quan đến việc phát triển chính sách cho con người mà còn cần xem xét các chương trình phúc lợi động vật tại các cơ sở nhằm thể hiện sự tôn trọng đối với sức khỏe và phúc lợi của động vật, bao gồm những loài trong tự nhiên và dưới sự chăm sóc của con người.

Nhận thức tầm quan trọng của du lịch bền vững

Du khách ngày nay mong đợi các doanh nghiệp du lịch cung cấp những lựa chọn du lịch thân thiện và mang tính bền vững nhiều hơn, có thể là chỗ ở, phương tiện đi lại, các tour du lịch hoặc các hoạt động kèm theo. Cuộc khủng hoảng toàn cầu đã khơi gợi sự quan tâm và hứng thú đối với du lịch bền vững của mọi người.

Tuy nhiên 41% du khách Việt Nam tin rằng trong năm 2021, ngành du lịch vẫn chưa cung cấp đủ các lựa chọn du lịch bền vững cho du khách. Chính vì vậy, cần có trách nhiệm khuyến khích các hành động du lịch có tác động tích cực và tuân theo các biện pháp bền vững, cũng như phá bỏ các rào cản du lịch bền vững đang phải đối mặt hiện nay. Mặc dù những việc đơn giản như loại bỏ nhựa đã qua sử dụng hoặc chuyển sang thiết bị đèn LED tiết kiệm năng lượng trông có vẻ không đóng góp gì nhiều, nhưng khi chúng ta cùng chung tay thực hiện, những thay đổi tưởng chừng nhỏ nhoi này có thể tạo nên một giá trị và tác động vượt trội.

Hỗ trợ các cộng đồng địa phương

Đại dịch Covid-19 là một cuộc khủng hoảng về con người – với tổn thất đau đớn về mặt sức khỏe và tinh thần. Cùng với hệ lụy mất thu nhập cùng kế sinh nhai, khủng hoảng khiến cho những bất bình đẳng, thiếu an ninh vốn có từ trước trở nên tồi tệ hơn đối với cộng đồng địa phương dễ bị tổn thương. Những hậu quả này gây ra mức độ ảnh hưởng khác nhau trên thế giới. Chúng ta bắt buộc phải thực hiện các sáng kiến​, mang đến sản phẩm hỗ trợ và phát triển cộng đồng địa phương, giảm tình trạng du lịch quá tải, bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường. Những nỗ lực này sẽ thu hút sự quan tâm lớn từ 84% du khách Việt Nam mong muốn có những trải nghiệm chân thực, mang nét đặc trưng văn hóa của nơi mà họ sẽ đến. Giờ đây, hơn bao giờ hết, du lịch bền vững, có trách nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc đưa các nền văn hóa trở lại gần nhau và hỗ trợ những cộng đồng phụ thuộc vào du lịch.

Ông Anthony Lu, Giám đốc khu vực Mekong và Trung Quốc của Booking đánh giá: “Không phủ nhận những dấu hiệu tích cực mà chúng ta đã đạt được, nhưng hành trình này vẫn còn nhiều điểm cần cải thiện hơn nữa khi hơn một nửa du khách chưa thực sự nghĩ đến cộng đồng địa phương trong các chuyến du lịch của họ, hoặc chú ý giảm thiểu các tác động cá nhân đến môi trường. Những bước đi đầu tiên trong hành trình giúp mọi người du lịch bền vững dễ dàng hơn không chỉ quan trọng mà còn cấp thiết hơn bao giờ hết, bởi vì đây là một thay đổi mang tính cộng đồng để đảm bảo tương lai dài hạn của du lịch bền vững.

Du lịch là một trong những con đường để mọi người trải nghiệm thế giới, và với vai trò to lớn trong hệ sinh thái, loài người chúng ta phải đóng góp vào việc bảo tồn một thế giới đáng trải nghiệm, trong nhiều năm tới!”.