Giữ nghề dệt lụa truyền thống

NDO -

Trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa tơ là một trong những nghề truyền thống lâu đời và phát triển bậc nhất của Việt Nam. Xã Phùng Xá (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) vốn được mệnh danh là “Thủ đô dâu tằm” của miền bắc. Mang trong tim một niềm tự hào mãnh liệt, nghệ nhân Phan Thị Thuận vẫn luôn miệt mài giữ gìn và nâng tầm nghề truyền thống của quê hương.

Nghệ nhân Phan Thị Thuận.
Nghệ nhân Phan Thị Thuận.

Sinh ra trong một gia đình có nghề canh cửi, ngay từ 6 tuổi, cô bé Phan Thị Thuận đã được mẹ dạy cho cách trồng dâu, nuôi tằm. Đến nay ở tuổi 70, độ tuổi mà nhiều người dân trong xã chỉ muốn nghỉ ngơi, bà Thuận vẫn chưa chịu rời xa những nong tằm đang nhả kén vàng óng ả.

Xã Phùng Xá vốn một thời lừng danh là “Thủ đô dâu tằm” của miền bắc trong thập kỷ 70, với hàng nghìn ha đất trồng dâu trải dài theo dòng chảy của con sông Đáy tốt tươi dưới bàn tay chăm bón của hầu hết người dân các xã tại huyện Mỹ Đức. Đến năm 1884, trồng dâu, nuôi tằm đã không còn được “ưa chuộng”, người dân chuyển đổi sản xuất sang trồng lúa để mưu sinh và lãng quên dần nghề truyền thống.

Tấm lụa to tằm dệt nên truyền thống -0
Tấm lụa to tằm dệt nên truyền thống -0
Xưởng dệt của nghệ nhân Phan Thị Thuận góp phần đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình trong xã.

Đau đáu với nghề cha ông truyền lại, thấp thỏm vì nguy cơ mai một của nét văn hóa truyền thống lịch sử lâu đời, và ẩn chứa trong tâm khảm là niềm thương với thân phận con tằm, bà Thuận âm thầm từng bước dày công khôi phục lại nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Nghề truyền thống từ ấy dần hồi sinh trên vùng đất quê hương Phùng Xá.

Từ những sản phẩm lụa tơ tằm do bàn tay người dân dệt nên một cách công phu và tinh xảo, đến nay bà Thuận đã cho ra đời thêm những tấm vải đặc biệt và độc đáo do chính những “người thợ” tằm tơ “sản xuất”. Thông thường, vào mùa thu, một con tằm chứa trong bụng khoảng 400-450 m tơ. Còn vào mùa hè thì tằm chứa khoảng 300 m tơ trong bụng. Những tấm vải trắng được trải phẳng là nơi để hàng nghìn, hàng vạn con tằm cần cù nhả tơ, dệt nên những tấm kén phẳng vàng óng và bền chắc.

Tấm lụa to tằm dệt nên truyền thống -0
Những kén tơ vàng óng.
Tấm lụa to tằm dệt nên truyền thống -0
Người thợ kéo sợi từ kén tơ.
Tấm lụa to tằm dệt nên truyền thống -0
Những sợi tơ tằm nguyên liệu nằm chờ công đoạn dệt.
Tấm lụa to tằm dệt nên truyền thống -0
Bức rèm được dệt nên từ những sợi tơ tằm.

Sau khi được tẩy chuỗi, những tấm tơ vàng sẽ trở thành những tấm bông xốp trắng phau, mềm mại và dịu êm mỗi lần đưa tay chạm vào.

Phương pháp nuôi tằm thành “thợ dệt” góp phần tiết kiệm được nhiều công đoạn so với cách làm truyền thống cũ. Những tấm kén phẳng do tằm tự dệt cũng có độ gắn kết bền chắc tự nhiên, được đông đảo người tiêu dùng trên thế giới yêu chuộng và săn đón, từ những quốc gia châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc... cho tới Đức, Bỉ, A-rập Xê-út..

Tấm lụa to tằm dệt nên truyền thống -0
Tấm kén phẳng được dệt nên từ chính những "thợ dệt" tằm tơ bằng phương pháp mới.

Một sản phẩm lụa tinh xảo và có giá trị cao khác gắn liền với tên tuổi của nghệ nhân Phan Thị Thuận là lụa tơ sen. Một chiếc khăn quàng cổ tơ sen được dệt nên từ 4.800 cuống sen và phải mất hơn 1 tháng trời để hoàn thiện. Từng sợi tơ sen đều mỏng mảnh và rất dễ đứt đoạn, đòi hỏi người thợ một sự chuyên tâm cao độ. Quá trình tạo tơ sen hoàn toàn thủ công, được thao tác một cách cầu kỳ và tỉ mẩn, nên những sản phẩm lụa tơ sen thường có giá thành rất cao.

Sau nhiều lần thất bại, những tấm vải lụa tơ sen cũng dần được hoàn thiện, không chỉ nhẹ, thoáng, mà còn phảng phất hương thơm của loài hoa thanh nhã này trong từng sợi tơ.

Tấm lụa to tằm dệt nên truyền thống -0
Sợi tơ sen được sản xuất một cách kỳ công và tỉ mẩn.
Tấm lụa to tằm dệt nên truyền thống -0
Sản phẩm của nghệ nhân Phan Thị Thuận rất được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới.

Ngoài những nỗ lực phổ biến kiến thức và các kỹ thuật mới trong nghề tới người dân trong xã, để từng hộ gia đình đều có thể tạo dựng được kinh tế vững vàng, nghệ nhân Phan Thị Thuận cũng luôn canh cánh một niềm mong mỏi “truyền lửa nghề” cho những bạn trẻ đam mê. Từng sản phẩm tơ sen của các bạn trẻ được học tập và thực hành một cách thuần thục và chuyên tâm.

Không chỉ giúp bà con trong xã có nguồn thu nhập ổn đỉnh từ nghề làm lụa, mà nghệ nhân Phan Thị Thuận luôn đau đáu về một ước mơ nâng tầm nghề truyền thống của ông cha, đưa những sản phẩm lụa Phùng Xá thành một niềm tự hào của dân tộc. Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, nghệ nhân Phan Thị Thuận dần trở thành người thổi lửa đam mê, tiếp thêm động lực cho các thế hệ làm lụa mai sau.

Tấm lụa to tằm dệt nên truyền thống -0
Chuẩn bị cho công đoạn nhuộm vải.
Tấm lụa to tằm dệt nên truyền thống -0
Thao tác đều tay và thuần thục của người nghệ nhân trong dáng hình nhỏ bé, nhưng đau đáu một nỗi niềm lớn với nghề truyền thống của ông cha.
Tấm lụa to tằm dệt nên truyền thống -0
Truyền lửa nghề cho những thế hệ làm lụa mai sau là điều mà nghệ nhân Phan Thị Thuận luôn tâm niệm trong từng thước vải.