Cầu ngói Thanh Toàn trước và sau trùng tu, tôn tạo

NDO -

Sau hơn một năm "hạ giải" để tiến hành trùng tu, mới đây cây cầu ngói Thanh Toàn đã hoàn tất quá trình tôn tạo, bảo tồn, chính thức được bàn giao lại cho người dân và thành phố Huế sử dụng. Cùng nhìn ngắm lại vẻ đẹp cây cầu ngói đặc biệt này với chùm ảnh trước - sau ngày hoàn thành việc tu bổ, trùng tu lần thứ năm trong suốt chiều dài 245 năm lịch sử của cây cầu.

Cầu ngói Thanh Toàn trước và sau trùng tu, tôn tạo
1_cau_ngoi_thanh_toan_sau-1622338415687.jpeg -1 1_cau_ngoi_thanh_toan_truoc-1622338416153.jpeg -0

Mang vẻ đẹp tiêu biểu cho bức tranh yên bình của làng quê xứ Huế, cây cầu ngói Thanh Toàn hiện nay nằm tại làng Thanh Thủy Chánh, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy. Đây là cây cầu cổ có giá trị lớn về kiến trúc cũng như văn hóa, đặc biệt quý hiếm bởi giá trị nghệ thật được xếp vào hàng cao nhất trong tất cả các cây cầu cổ ở Việt Nam.

2_cau_ngoi_thanh_toan_sau-1622338820106.jpeg -1 2_cau_ngoi_thanh_toan_truoc-1622338820530.jpeg -0

Cầu ngói Thanh Toàn được xây theo kiến trúc "thượng gia hạ kiều", trên nhà và dưới cầu, vừa có tác dụng là cầu bắc qua sông, vừa là nơi nghỉ ngơi cho khách bộ hành, một hình thái giao thông độc đáo của thế giới. Ở Việt Nam hiện nay, ngoài cầu ngói Thanh Toàn còn có vài cây cầu có kiến trúc tương tự vậy, là Chùa Cầu (Hội An), cầu ngói ở xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định), cầu ngói Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình), hai cây cầu ngói ở Chùa Thầy (Hà Nội).

[Ảnh so sánh]: Cầu ngói Thanh Toàn trước và sau trùng tu, tôn tạo -1 [Ảnh so sánh]: Cầu ngói Thanh Toàn trước và sau trùng tu, tôn tạo -0

Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng vào năm 1776, đến nay được 245 tuổi, với kích thước ban đầu là chiều dài 18,75m, rộng 5,82m. Sau bốn lần trùng tu trước và ảnh hưởng của thời gian, thiên nhiên, chiến tranh, cây cầu ngày nay chỉ còn dài 16,85m, rộng 4,63m.

[Ảnh so sánh]: Cầu ngói Thanh Toàn trước và sau trùng tu, tôn tạo -1 [Ảnh so sánh]: Cầu ngói Thanh Toàn trước và sau trùng tu, tôn tạo -0

Kiến trúc "thượng gia" của cây cầu khiến người ta liên tưởng kiến trúc một ngôi nhà với mái che, phủ ngói lưu ly. Bên dưới chia làm bảy gian với cách bố trí như bảy gian trong một ngôi nhà lớn. Mỗi gian có hai bục gỗ và hai lan can để ngồi tựa lưng, vừa là chiếc ghế cho người dân dừng chân, vừa là chiếc phản để nằm nghỉ ngơi khi cần.

[Ảnh so sánh]: Cầu ngói Thanh Toàn trước và sau trùng tu, tôn tạo -1 [Ảnh so sánh]: Cầu ngói Thanh Toàn trước và sau trùng tu, tôn tạo -0

Chính giữa là gian thờ bà Trần Thị Đạo, người đã có công lớn xây dựng cây cầu này. Tương truyền bà là con cháu dòng họ Trần có chồng làm quan dưới thời vua Lê Hiển Tông, để cầu tự bà đã bỏ tiền của mình ra làm phúc cho dân làng bằng việc xây lên một cây cầu ngói, giúp nhân dân trong vùng và khách tha phương vừa thuận tiện đi lại, vừa có chỗ nghỉ chân.

Một số hình ảnh mới của cầu ngói Thanh Toàn sau ngày bàn giao đưa vào sử dụng trở lại:

[Ảnh so sánh]: Cầu ngói Thanh Toàn trước và sau trùng tu, tôn tạo -0
 Cầu ngói Thanh Toàn trong đêm đẹp lung linh bởi hệ thống đèn điện mới lắp đặt bên trong cầu, ngoài lan can, kết hợp với đèn led ở các gốc cây chung quanh.
7_cau_ngoi_thanh_toan-1622428674708.jpeg
 Chảy qua chân cầu là một khúc sông nhỏ, là nhánh của dòng sông Như Ý.
8_cau_ngoi_thanh_toan_2-1622428675471.jpeg
 Hệ thống ván sàn và kết cấu khung chính bằng gỗ lim đã được sơn lại, chi tiết gỗ nào mục rỗng đều được thay thế. Ở phía trên phục hồi lại mái lợp bằng ngói âm ống men Thanh Lưu Ly.
8_cau_ngoi_thanh_toan_1-1622428676571.jpeg
 Hai câu đối đầu cầu và các chi tiết sành sứ được sơn lại và phục hồi như nguyên gốc.
9_cau_ngoi_thanh_toan-1622428676135.jpeg
 Chợ quê của làng Thanh Thủy Chánh, nơi có mái đình được che phủ bởi những gốc đa cổ thụ, nằm ngay cạnh cầu ngói Thanh Toàn, tất cả hòa với nhau thành một bức tranh làng quê tuyệt đẹp của Huế.