Theo Tiến sĩ Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Phát triển điện ảnh Việt Nam, để ra biển lớn, điện ảnh Việt Nam cần chắt chiu nhiều năm, tìm kiếm, bồi dưỡng, ươm mầm các tài năng trẻ, đồng thời lưu ý yếu tố bản sắc văn hóa Việt - điều làm nên sự mới lạ, độc đáo, vốn là yếu tố thu hút sự chú ý tại các liên hoan phim quốc tế.
***


PV: Sau hai năm ngừng trệ vì dịch Covid-19, trong năm qua điện ảnh Việt Nam đã bắt đầu có những tiếp cận trở lại với điện ảnh thế giới. Xin Tiến sĩ đưa ra một vài đánh giá chung về quá trình này trong năm qua?

Trong hai năm 2020 và 2021, điện ảnh các nước trên cả thế giới đình trệ vì đại dịch Covid-19. Nhiều dự án phim bị hoãn, hủy hoặc lùi ngày phát hành; rạp chiếu phim đóng cửa kéo dài; hầu hết các liên hoan phim phải tổ chức online. May là sang năm 2022, dịch bệnh được kiểm soát và khống chế, mà Việt Nam là một trong những quốc gia sớm kiểm soát được Covid-19. Theo đó, điện ảnh cũng đã từng bước phục hồi.

Nếu như sản xuất phim Việt Nam trong năm 2021 chỉ đạt 20 phim (giảm hơn một nửa so 40-50 phim/năm trước đại dịch), năm 2022 đã lên hơn 30 phim. Rạp chiếu phim đã đông vui trở lại. Một số hoạt động của điện ảnh Việt Nam tại các liên hoan phim quốc tế bắt đầu sôi động, đáng kể là phim truyện “Tro tàn rực rỡ” được chọn dự thi tại Liên hoan phim quốc tế Tokyo và gần đây được trao giải cao tại Liên hoan phim Ba châu lục Nantes (Pháp); phim tài liệu “Những đứa trẻ trong sương” lọt vào danh sách 15 phim đề cử giải Oscar 2022 sau khi được trao hàng loạt giải quan trọng tại các liên hoan phim quốc tế… Ngoài ra, các sự kiện điện ảnh như Cuộc thi phim ngắn Màn ảnh xanh của Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam (8/2022), Cánh Diều vàng của Hội Điện ảnh Việt Nam (9/2022), Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (11/2022) cũng đã được tổ chức thành công.

Phim Việt tiếp cận điện ảnh thế giới năm 2022:

Cô bé Di, nhân vật chính trong phim tài liệu "Những đứa trẻ trong sương".

“Những đứa trẻ trong sương” là phim Việt đầu tiên lọt vào danh sách 15 phim bình chọn đề cử giải Oscar 2022 thể loại phim tài liệu, cùng nhiều giải thưởng tại các Liên hoan phim quốc tế Amsterdam, Hồng Kông, Cork…

Cô bé Di, nhân vật chính trong phim tài liệu "Những đứa trẻ trong sương".

“Những đứa trẻ trong sương” là phim Việt đầu tiên lọt vào danh sách 15 phim bình chọn đề cử giải Oscar 2022 thể loại phim tài liệu, cùng nhiều giải thưởng tại các Liên hoan phim quốc tế Amsterdam, Hồng Kông, Cork…

“Memento Mori: Đất”: Tranh giải mục New Currents (Dòng chảy mới) tại Liên hoan phim Quốc tế Busan 2022, tranh giải Bông sen dành cho nhà làm phim triển vọng tại Liên hoan phim quốc tế Bangkok.

“Những đứa trẻ trong sương” là phim Việt đầu tiên lọt vào danh sách 15 phim bình chọn đề cử giải Oscar 2022 thể loại phim tài liệu, cùng nhiều giải thưởng tại các Liên hoan phim quốc tế Amsterdam, Hồng Kông, Cork…

“Tro tàn rực rỡ” thắng giải Khinh khí cầu vàng tại Liên hoan phim quốc tế Ba châu lục (Nantes, Pháp); là phim Việt đầu tiên tranh giải Liên hoan phim quốc tế Tokyo.

PV: Theo Tiến sĩ, dòng phim nghệ thuật hay phim thương mại sẽ dễ dàng tiếp cận với thị trường điện ảnh nước ngoài hơn? Đặc thù của từng dòng phim khi ra nước ngoài sẽ tiếp cận các thị trường như thế nào?

Nói đến thị trường thì đương nhiên phim thương mại sẽ có khả năng thu hút khán giả hơn, vì thế, nếu phim hấp dẫn thì dễ thành công về doanh thu và đến với khán giả cả trong và ngoài nước rộng rãi hơn. Còn dòng phim nghệ thuật thường nhắm đến các liên hoan phim, vì vậy sẽ hạn chế hơn so với phim thương mại về khán giả, về doanh thu, nhưng nếu đoạt giải cao tại liên hoan phim quốc tế danh giá thì sẽ đem lại vinh dự không chỉ cho các nhà làm phim mà còn cho điện ảnh Việt Nam nói chung, làm nên những “ngọn cờ điện ảnh” để quốc tế chú ý đến điện ảnh Việt, tạo “con đường” để điện ảnh ra thế giới.

Các nền điện ảnh trong khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Iran rồi Philipines và Thái Lan ở Đông Nam Á cũng được chú ý và đi đến thành công bắt đầu từ tên tuổi các đạo diễn thành danh tại những liên hoan phim quốc tế lớn. Tuy nhiên, chúng ta cần cố gắng nhiều để phát triển cả hai dòng phim, cụ thể là mở rộng thị trường quốc tế cho dòng phim thương mại và có các phim nghệ thuật được chọn vào các liên hoan phim quốc tế lớn. Chỉ khi đi vững bằng cả “hai chân” thì điện ảnh mới phát triển.


PV: Điện ảnh Việt Nam có những khó khăn gì khi ra “biển lớn”? Chúng ta có lợi thế nào không và nếu có thì nên tận dụng như thế nào?

Muốn ra “biển lớn”, chỉ nói cụ thể vào dòng phim nghệ thuật, thì phải có cả “trào lưu” những tác phẩm xuất sắc, ghi danh tại các liên hoan phim và giải thưởng uy tín như các liên hoan phim quốc tế hàng đầu Cannes, Berlin, Venice, giải Oscar; gần hơn là tại các liên hoan phim quốc tế Thượng Hải, Tokyo, Busan ở châu Á. Điều này chúng ta đang thiếu, nhiều năm mới có một hai bộ phim lọt vào vòng dự thi thì thực sự chưa thể tạo được ấn tượng điện ảnh Việt. Tuy nhiên, không phải muốn mà có được ngay “trào lưu”, cần sự chắt chiu nhiều năm, ươm trồng từ những sân chơi nhỏ hơn ở trong nước chẳng hạn.

PV: Từ thành công của “Tro tàn rực rỡ”, với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực hợp tác quốc tế điện ảnh, Tiến sĩ có thể đưa ra những kinh nghiệm hoặc lộ trình chung cho các phim Việt muốn ra biển lớn?

Phim được chọn dự thi ở Liên hoan phim uy tín chắc chắn phải hay và mới lạ- nghĩa là có màu sắc riêng. Bản sắc dân tộc Việt Nam khá đậm nét và đa dạng- từ phong tục tập quán, tính cách, quan hệ ứng xử cho đến triết lý sống, tinh thần vượt khó, sức trỗi dậy của con người… - đó là cái “nền”, cái “chất” làm nên những bộ phim hay và lạ. Điều mấu chốt là cách kể những câu chuyện Việt Nam bằng ngôn ngữ điện ảnh ra sao để chinh phục được người xem, nhất là người xem khó tính và “lành nghề” tại các liên hoan phim quốc tế.

Các sự kiện lớn của điện ảnh Việt năm 2022:

- Tháng 2: Chính thức mở cửa trở lại các rạp chiếu phim
- Tháng 6: Thông qua Luật Điện ảnh (sửa đổi)
- Tháng 8: Cuộc thi phim ngắn Màn ảnh xanh
- Tháng 9: Giải thưởng Cánh diều
- Tháng 11: Liên hoan phim quốc tế Hà Nội trở lại sau hai năm vắng bóng vì dịch Covid-19

Các diễn viên trong đêm diễn Memento Mori ở Hội An cuối năm 2018. Trong đó, Phạm Thị Huế (hàng trước, bìa trái) đã mãi mãi ra đi vào ngày 2/4/2019, sau 7 năm chống chọi với ung thư. (Ảnh: Memento Mori Việt Nam)

Các diễn viên trong đêm diễn Memento Mori ở Hội An cuối năm 2018. Trong đó, Phạm Thị Huế (hàng trước, bìa trái) đã mãi mãi ra đi vào ngày 2/4/2019, sau 7 năm chống chọi với ung thư. (Ảnh: Memento Mori Việt Nam)

''Tro tàn rực rỡ'' vừa giành giải thưởng cao nhất Liên hoan phim Ba châu lục tại Pháp. (Ảnh: CGV)

''Tro tàn rực rỡ'' vừa giành giải thưởng cao nhất Liên hoan phim Ba châu lục tại Pháp. (Ảnh: CGV)

Item 1 of 2

Các diễn viên trong đêm diễn Memento Mori ở Hội An cuối năm 2018. Trong đó, Phạm Thị Huế (hàng trước, bìa trái) đã mãi mãi ra đi vào ngày 2/4/2019, sau 7 năm chống chọi với ung thư. (Ảnh: Memento Mori Việt Nam)

Các diễn viên trong đêm diễn Memento Mori ở Hội An cuối năm 2018. Trong đó, Phạm Thị Huế (hàng trước, bìa trái) đã mãi mãi ra đi vào ngày 2/4/2019, sau 7 năm chống chọi với ung thư. (Ảnh: Memento Mori Việt Nam)

''Tro tàn rực rỡ'' vừa giành giải thưởng cao nhất Liên hoan phim Ba châu lục tại Pháp. (Ảnh: CGV)

''Tro tàn rực rỡ'' vừa giành giải thưởng cao nhất Liên hoan phim Ba châu lục tại Pháp. (Ảnh: CGV)

PV: Thưa bà, chúng ta còn cần tìm hiểu thêm những gì về các liên hoan phim quốc tế lớn để có sự chuẩn bị thật tốt?

Muốn đến được với giải thưởng, kỹ năng quan trọng là bên cạnh việc có bộ phim hay, ta phải biết “gu” của từng liên hoan phim, từng giải thưởng. Có liên hoan phim tìm kiếm các phim độc lập “độc và lạ” là chính, nhưng có giải thưởng chú ý nhiều đến tính đại chúng của tác phẩm. Tất nhiên, để có được bộ phim hay, điều quyết định là phải có nhà làm phim tài năng, cho nên việc phát hiện và khích lệ tài năng vô cùng quan trọng. Nếu Nhà nước làm được điều này thì con đường ra biển lớn của điện ảnh Việt sẽ gần hơn, nhanh hơn!

Tuy nhiên. tôi cho rằng đến với các giải thưởng điện ảnh lớn trên thế giới rất quan trọng nhưng không phải là tất cả. Chúng ta nên có cách kéo điện ảnh thế giới lại với mình bằng các liên hoan phim hay giải thưởng điện ảnh tại Việt Nam, đồng thời có kế hoạch để tìm kiếm, bồi dưỡng các tài năng trẻ, giúp họ hiện thực hóa ước mơ đưa các dự án phim hay trên giấy lên màn ảnh.

Hiện nay Hiệp hội Xúc tiến Phát triển Điện ảnh đang triển khai kế hoạch cùng Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức Liên hoan phim châu Á thường niên tại Đà Nẵng, tháng 5/2023 sẽ bắt đầu kỳ đầu tiên. Liên hoan phim sẽ có các hạng mục thi phim châu Á, phim Việt Nam, Workshop “Ươm mầm tài năng”… với sự tham gia của các nhà làm phim nổi tiếng của Việt Nam và quốc tế cùng các chuyên gia điện ảnh hàng đầu. Hy vọng Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng cũng góp một tay để đưa phim Việt ra với “biển lớn”.

PV: Xin cảm ơn Tiến sĩ và chúc bà một năm mới an khang, thịnh vượng.

Ngày xuất bản: 19/1/2023
Tổ chức thực hiện: Việt Anh
Thực hiện phỏng vấn: Tuyết Loan
Trình bày: Ngọc Bích