Dấu mốc quan trọng trong 2 năm Covid-19 hoành hành

Nhân viên y tế Malaysia. (Ảnh: Getty Images)

Nhân viên y tế Malaysia. (Ảnh: Getty Images)

Ngày cuối cùng của năm 2021 sẽ đánh dấu 2 năm kể từ khi ca mắc Covid-19 đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Theo thống kê của Worldometers, đến nay thế giới đã ghi nhận tổng cộng hơn 276 triệu ca mắc Covid-19, trong đó hơn 5 triệu bệnh nhân đã qua đời.

Để chiến đấu với cuộc khủng hoảng y tế chưa có tiền lệ, các quốc gia trên thế giới đã triển khai tiêm chủng hơn 8,5 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 và các hãng dược đang chạy đua với thời gian để phát triển phương pháp điều trị mới.

NĂM 2019

Ngày 31/12: Các trường hợp viêm phổi được phát hiện ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, lần đầu được báo cáo WHO. Vào thời điểm này, chủng virus gây bệnh vẫn là ẩn số. Theo Ủy ban Sức khỏe và Y tế thành phố Vũ Hán, các ca bệnh xuất hiện từ ngày 12 đến 29/12.

NĂM 2020

THÁNG 1

Ngày 1/1: Trung Quốc đóng cửa chợ hải sản đầu mối tại Vũ Hán sau khi phát hiện động vật hoang dã được bán tại đây có thể là nguồn lây nhiễm.

Ngày 5/1: Trung Quốc thông báo các trường hợp mắc bệnh phổi chưa rõ nguyên nhân tại Vũ Hán không phải do SARS hay MERS.

Ngày 7/1: Trung Quốc xác nhận virus gây bệnh là virus corona chủng mới. WHO bước đầu đặt tên virus này là 2019-nCoV.

Ngày 11/1: Ủy ban Sức khỏe và Y tế thành phố Vũ Hán thông báo ca tử vong đầu tiên do chủng virus corona mới này. Đó là một người đàn ông 61 tuổi, nhiễm virus tại chợ hải sản và qua đời vào ngày 9/1 sau khi bị suy hô hấp do viêm phổi nặng.

Ngày 20/1: Báo cáo đầu tiên về tình hình dịch bệnh của WHO xác nhận ca bệnh xuất hiện ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan.

Ngày 21/1: Bang Washington xác nhận ca bệnh đầu tiên trên đất Mỹ.

Ngày 23/1: Vũ Hán chính thức bị phong tỏa.

Ngày 28/1: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại Bắc Kinh. Hai nhà lãnh đạo nhất trí cử nhóm chuyên gia quốc tế tới Trung Quốc để điều tra đợt bùng phát virus corona chủng mới.

Ngày 30/1: WHO ban bố tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế.

THÁNG 2

Ngày 2/2: Một người tại Philippines tử vong do virus corona chủng mới. Đây là ca tử vong đầu tiên được ghi nhận bên ngoài Trung Quốc đại lục kể từ khi dịch bệnh bùng phát.

Ngày 4/2: Bộ Y tế Nhật Bản cho biết 10 người trong tổng số hơn 3.700 người trên du thuyền Diamond Princess neo đậu ở cảng Yokohama đã nhiễm virus corona.

Ngày 11/2: WHO đặt tên cho chủng virus corona mới là SARS-CoV-2 và bệnh do virus này gây ra là Covid-19.

Ngày 26/2: Lần đầu tiên số ca nhiễm mới bên ngoài Trung Quốc vượt con số này tại Trung Quốc. Italy và Iran trở thành tâm dịch mới.

THÁNG 3

Ngày 9/3: Thủ tướng Italy Giuseppe Conte thông báo phong tỏa toàn quốc. Vùng Lombardy trở thành điểm nóng dịch bệnh ghi nhận nhiều ca tử vong nhất trên thế giới, với hơn 3.000 người không qua khỏi sau khi mắc Covid-19.

Hình ảnh mô phỏng virus 2019-nCoV do Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ công bố. (Ảnh: CDC Mỹ)

Hình ảnh mô phỏng virus 2019-nCoV do Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ công bố. (Ảnh: CDC Mỹ)

Ngày 11/3: WHO tuyên bố sự bùng phát của Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra là đại dịch toàn cầu.

Ngày 13/3: Tổng thống Mỹ Donald Trump ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, qua đó huy động 50 tỷ USD trong nguồn lực liên bang để ứng phó Covid-19.

Ngày 23/3: Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi lập tức thực hiện ngừng bắn trên phạm vi toàn cầu để tập trung chiến đấu với "kẻ thù chung".

Ngày 24/3: Ấn Độ thông báo phong tỏa toàn quốc. Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) thông báo lùi Đại hội thể thao thế giới mùa hè Olympic Tokyo 2020 sang năm 2021.

Ngày 27/3: Thủ tướng Anh Boris Johnson dương tính với Covid-19.

THÁNG 4

Ngày 8/4: Thành phố Vũ Hán mở cửa trở lại sau 76 ngày phong tỏa.

THÁNG 5

Ngày 4/5: Trong cuộc họp trực tuyến do Liên minh châu Âu (EU) đồng tổ chức, các nhà lãnh đạo thế giới cam kết tổng cộng 8 tỷ USD để phát triển và triển khai các phương pháp chẩn đoán, điều trị và tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Ngày 13/5: Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của WHO, cảnh báo virus SARS-CoV-2 có thể không bao giờ biến mất và trở thành một trong những loại virus cướp đi tính mạng của nhiều người trên thế giới hằng năm.

THÁNG 6

Ngày 2/6: Vũ Hán thông báo hoàn tất xét nghiệm Covid-19 cho 9,9 triệu dân và không phát hiện ca nhiễm mới.

Ngày 26/6: WHO thông báo kế hoạch phân phối 2 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19, trong đó 1 tỷ liều dành cho các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.

THÁNG 7

Ngày 1/7: Sau một vài tháng đóng cửa biên giới để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, EU thông báo cho phép du khách đến từ 14 quốc gia bên ngoài khối này tới các nước EU.

Ngày 7/7: Chính quyền của Tổng thống Donald Trump thông báo Quốc hội Mỹ và Liên hợp quốc quyết định đưa Mỹ rời khỏi WHO. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 6/7.

Ngày 7/7: Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro thông báo ông có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.

Ngày 15/7: COVAX, cơ chế bảo đảm khả năng tiếp cận vaccine nhanh chóng, công bằng và bình đẳng, đã thu hút sự tham gia của hơn 150 quốc gia, chiếm hơn 60% dân số thế giới.

Bờ Biển Ngà nhận lô vaccine đầu tiên từ cơ chế COVAX. (Ảnh: Reuters)

Bờ Biển Ngà nhận lô vaccine đầu tiên từ cơ chế COVAX. (Ảnh: Reuters)

Ngày 21/7: Các nhà lãnh đạo châu Âu nhất trí lập quỹ phục hồi trị giá 858 tỷ USD để khôi phục nền kinh tế EU.

THÁNG 8

Ngày 15/8: Hãng thông tấn TASS đưa tin, Nga bắt đầu sản xuất vaccine ngừa Covid-19 của Sputnik-V.

THÁNG 10

Ngày 2/10: Tổng thống Trump thông báo ông và Đệ nhất phu nhân Melania Trump dương tính với Covid-19.

THÁNG 12

Anh phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer-BioNTech và trở thành nước đầu tiên triển khai tiêm chủng đại trà.

Biến thể mới đã được phát hiện tại Anh, Nam Phi và Ấn Độ. WHO xếp biến thể được phát hiện tại Anh và Nam Phi là biến thể đáng lo ngại, đặt tên cho chúng là Alpha và Beta.

Ngày 8/12/2020, cụ Margaret Keenan (90 tuổi, người Anh) đã trở thành người đầu tiên trên thế giới được tiêm vaccine phòng Covid-19 do hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ và hãng dược phẩm BioNTech của Đức bào chế. (Ảnh: Reuters)

Ngày 8/12/2020, cụ Margaret Keenan (90 tuổi, người Anh) đã trở thành người đầu tiên trên thế giới được tiêm vaccine phòng Covid-19 do hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ và hãng dược phẩm BioNTech của Đức bào chế. (Ảnh: Reuters)

NĂM 2021

THÁNG 1

Ngày 14/1: Nhóm chuyên gia quốc tế của WHO, phụ trách điều tra nguồn gốc của đại dịch Covid-19, đã đến thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

Ngày 20/1: Tổng thống Mỹ Joe Biden dừng tiến trình rút Mỹ khỏi WHO.

WHO xếp biến thể P.1 (được phát hiện lần đầu tại Brazil tháng 11/2020) là biến thể đáng lo ngại sau khi số ca mắc mới và tử vong tăng vọt tại quốc gia Nam Mỹ này. WHO đặt tên cho biến thể mới này là Gamma.

THÁNG 5

WHO công bố biến thể B.1.617.2 (được phát hiện lần đầu tại Ấn Độ) là biến thể đáng lo ngại trên phạm vi toàn cầu và gọi biến thể này là Delta. Delta là nguyên nhân gây ra làn sóng lây nhiễm thứ hai tại Ấn Độ, làm tê liệt hệ thống chăm sóc sức khỏe của quốc gia Nam Á này.

Mẫu bệnh phẩm dương tính với Covid-19. (Ảnh: Reuters)

Mẫu bệnh phẩm dương tính với Covid-19. (Ảnh: Reuters)

Ấn Độ tập trung đẩy nhanh tiêm chủng để sớm kiểm soát dịch bệnh. (Ảnh: Reuters)

Ấn Độ tập trung đẩy nhanh tiêm chủng để sớm kiểm soát dịch bệnh. (Ảnh: Reuters)

Hỏa táng nạn nhân của Covid-19 tại New Delhi, Ấn Độ, tháng 4/2021. (Ảnh: Reuters)

Hỏa táng nạn nhân của Covid-19 tại New Delhi, Ấn Độ, tháng 4/2021. (Ảnh: Reuters)

Ấn Độ đối mặt với tình trạng thiếu oxy trầm trọng khi ứng phó "làn sóng Delta". (Ảnh: Reuters)

Ấn Độ đối mặt với tình trạng thiếu oxy trầm trọng khi ứng phó "làn sóng Delta". (Ảnh: Reuters)

Item 1 of 4

Mẫu bệnh phẩm dương tính với Covid-19. (Ảnh: Reuters)

Mẫu bệnh phẩm dương tính với Covid-19. (Ảnh: Reuters)

Ấn Độ tập trung đẩy nhanh tiêm chủng để sớm kiểm soát dịch bệnh. (Ảnh: Reuters)

Ấn Độ tập trung đẩy nhanh tiêm chủng để sớm kiểm soát dịch bệnh. (Ảnh: Reuters)

Hỏa táng nạn nhân của Covid-19 tại New Delhi, Ấn Độ, tháng 4/2021. (Ảnh: Reuters)

Hỏa táng nạn nhân của Covid-19 tại New Delhi, Ấn Độ, tháng 4/2021. (Ảnh: Reuters)

Ấn Độ đối mặt với tình trạng thiếu oxy trầm trọng khi ứng phó "làn sóng Delta". (Ảnh: Reuters)

Ấn Độ đối mặt với tình trạng thiếu oxy trầm trọng khi ứng phó "làn sóng Delta". (Ảnh: Reuters)

THÁNG 6

Số ca tử vong liên quan Covid-19 trên toàn cầu vượt mốc 4 triệu. Delta trở thành biến thể chủ đạo trên thế giới.

THÁNG 7

Israel là quốc gia đầu tiên trên thế giới đẩy mạnh nỗ lực ngăn chặn biến thể Delta lây lan bằng cách tiêm liều vaccine ngừa Covid-19 tăng cường của Pfizer-BioNTech cho người từ 60 tuổi trở lên.

Tháng 10

Hơn 5 triệu người tử vong do Covid-19.

Tình nguyện viên Ardi Novriansyah (41 tuổi) tranh thủ chợp mắt trong lúc đưa thi thể nạn nhân vừa qua đời do biến chứng liên quan đến Covid-19 ra khỏi nhà tại tỉnh Tây Java, Indonesia, ngày 8/7. (Ảnh: Reuters)

Tình nguyện viên Ardi Novriansyah (41 tuổi) tranh thủ chợp mắt trong lúc đưa thi thể nạn nhân vừa qua đời do biến chứng liên quan đến Covid-19 ra khỏi nhà tại tỉnh Tây Java, Indonesia, ngày 8/7. (Ảnh: Reuters)

THÁNG 11

Ngày 4/11: Anh phê duyệt sử dụng thuốc viên có tên molnupiravir, do hãng dược phẩm Merck và đối tác Ridgeback Biotherapeutics của Mỹ phối hợp phát triển, để điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Anh là nước đầu tiên phê chuẩn loại thuốc mang tính bước ngoặt trong điều trị căn bệnh nguy hiểm này.

Ngày 26/11: WHO xếp biến thể B.1.1.529 vừa được phát hiện tại Nam Phi là biến thể đáng lo ngại và đặt tên cho nó là Omicron.

THÁNG 12

Ngày 12/12: Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa dương tính với Covid-19.

Năm 2022 phải là năm chúng ta kết thúc đại dịch.
- Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus

Ngày 20/12: WHO tuyên bố biến thể Omicron lây lan nhanh hơn biến thể Delta và đang gây bệnh cho những người đã tiêm vaccine hoặc đã hồi phục sau khi mắc Covid-19.

Xem thêm: [Ảnh] Mong manh sự sống và cái chết giữa đại dịch Covid-19


Ngày xuất bản: 23/12/2021
Chỉ đạo thực hiện: TRƯỜNG SƠN
Nội dung và trình bày: HOÀNG HÀ
Nguồn tư liệu và ảnh: WHO, Reuters, CNN, Getty Images