Từ ngày 8-11, VSD sẽ lưu ký cổ phiếu TMB và trái phiếu BVDB16110

NDO -

NDĐT - Ngày 7-11, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết, từ ngày 8-11, VSD sẽ lưu ký số cổ phiếu của Công ty cổ phần Kinh doanh Than Miền Bắc - Vinacomin và trái phiếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Công ty CP Kinh doanh Than Miền Bắc - Vinacomin nằm trong dây chuyển sản xuất, chế biến và tiêu thụ than của Tập đoàn Vinacomin. (Ảnh minh họa)
Công ty CP Kinh doanh Than Miền Bắc - Vinacomin nằm trong dây chuyển sản xuất, chế biến và tiêu thụ than của Tập đoàn Vinacomin. (Ảnh minh họa)

Mã mới TMB

Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán số 138/2016/GCNCP-VSD ngày 7-11-2016 và cấp mã chứng khoán cho Công ty cổ phần Kinh doanh Than Miền Bắc - Vinacomin, cụ thể:

Tên tổ chức phát hành: Công ty cổ phần Kinh doanh Than Miền Bắc - Vinacomin

Trụ sở chính: Số 5 phố Phan Đình Giót, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Vốn điều lệ: 100.000.000.000 đồng

Tên chứng khoán: Cổ phiếu Công ty cổ phần Kinh doanh Than Miền Bắc - Vinacomin

Mã chứng khoán: TMB

Mã ISIN: VN000000TMB7

Mệnh giá: 10.000 đồng

Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông

Số lượng chứng khoán đăng ký: 10.000.000 cổ phiếu

Giá trị chứng khoán đăng ký: 100.000.000.000 đồng

Hình thức đăng ký: Ghi sổ

Bắt đầu từ ngày 8-11-2016, VSD nhận lưu ký số cổ phiếu đăng ký trên.

Tiền thân của Công ty Cổ phần Kinh doanh Than Miền Bắc – TKV là Tổng công ty quản lý và phân phối than được thành lập ngày 19-12-1974 của Bộ Điện và Than, làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về mặt hàng than và phân phối tiêu thụ than theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, cho các nhu cầu của nền kinh tế quốc dân.

Công ty Cổ phần Kinh doanh Than Miền Bắc - TKV chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần kể từ ngày 2-1-2007. Ngày 1-6-2010, công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Kinh doanh Than Miền Bắc – Vinacomin.

Công ty CPKD Than Miền Bắc - Vinacomin là đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), là một mắt xích nằm trong dây chuyển sản xuất, chế biến và tiêu thụ than của Tập đoàn Vinacomin. Hoạt động chủ yếu của công ty là bán than tại địa bàn các tỉnh phía bắc từ Hà Tĩnh trở ra.

Mã mới BVDB16110

Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán số 104/2016/GCNTP-VSD ngày 7-11-2016 và cấp mã trái phiếu cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam như sau:

Tên tổ chức phát hành: Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Trụ sở chính: 25A-Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội

Đã đăng ký trái phiếu và được cấp mã tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam kể từ ngày 7-11-2016.

Tên chứng khoán: Trái phiếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Mã chứng khoán: BVDB16110

Mã ISIN: VNBVDB161107

Mệnh giá: 100.000 đồng

Loại chứng khoán: TPCPBL

Số lượng chứng khoán đăng ký: 6.000.000 trái phiếu

Giá trị chứng khoán đăng ký: 600.000.000.000 đồng

Hình thức đăng ký: Ghi sổ

Bắt đầu từ ngày 8-11-2016, VSD nhận lưu ký số trái phiếu đăng ký trên.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) được thành lập trên cơ sở Quỹ Hỗ trợ Phát triển theo quyết định 108/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19-5-2006.

Là một đơn vị cho vay chính sách phi lợi nhuận, với số vốn điều lệ lên tới 10 nghìn tỷ đồng. Cùng với Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, VDB có mục tiêu đóng góp vào quá trình xóa đói giảm nghèo thông qua các khoản vay cho các công trình xây dựng thủy lợi và giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho các vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ xuất khẩu.

So với các ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Phát triển có sự khác biệt là tổ chức tài chính thuộc sở hữu 100% của Chính phủ, không nhận tiền gửi từ dân cư. Do hoạt động của ngân hàng không vì mục đích lợi nhuận nên được hưởng một số ưu đãi đặc biệt như không phải dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chịu sự điều tiết của Luật các tổ chức tín dụng, do vậy vẫn phải chấp hành các quy định trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, và quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước.

Hoạt động của VDB bao gồm: Hoạt động huy động vốn; Hoạt động tín dụng; Hoạt động ủy thác và nhận ủy thác; Tham gia thị trường liên ngân hàng; tổ chức thanh toán nội bộ; cung cấp các dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngoại hối và các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng; thực hiện hoạt động ngoại hối; tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.