Đoàn đại biểu của Việt Nam do Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu tham gia cuộc họp.

Khởi động quá trình đàm phán để gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh

Ngày 2-6, phiên họp Hội đồng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) lần thứ 4 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của Bộ trưởng và Quan chức cấp cao của các nước thành viên gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Nhật Bản, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam để xem xét yêu cầu gia nhập chính thức Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh.

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha.

Thái Lan muốn tham gia Hiệp định CPTPP

Ngày 20-5, tại Diễn đàn quốc tế “Tương lai châu Á” do Nikkei tổ chức, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha tuyên bố, Thái Lan sẵn sàng tham gia các nỗ lực đẩy mạnh sự hợp tác trong khu vực và trên toàn cầu trong một thế giới hậu Covid-19; đồng thời mong muốn tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Nông trao tặng vật tư, trang thiết bị y tế phòng chống dịch Covid-19 cho tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia.

Tặng vật tư y tế chống dịch Covid-19 cho tỉnh Mondulkiri, Campuchia

NDĐT- Ngày 16-4, tại Cửa khẩu Bu Prăng, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid -19 tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh dẫn đầu đoàn công tác đã tổ chức bàn giao vật tư, trang thiết bị y tế phòng chống dịch Covid-19 cho tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia và Hội Việt kiều tại tỉnh Mondulkiri.

(Ảnh: moit.gov.vn)

Bộ Công thương chủ trì Kế hoạch thực hiện CPTPP

NDĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24-1-2019. Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức đại diện doanh nghiệp triển khai thực hiện Kế hoạch.

Thạc sĩ Phùng Thị Lan Phương, Trưởng phòng Hiệp định Tự do Thương mại (FTA), Trung tâm WTO và Hội nhập đơn vị trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nhiều hơn để tận dụng CPTPP

NDĐT - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ 14-1-2019. Để giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được những lợi ích từ CPTPP, phóng viên Nhân Dân điện tử đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Phùng Thị Lan Phương, Trưởng phòng Hiệp định Tự do Thương mại (FTA), Trung tâm WTO và Hội nhập đơn vị trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày Tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn CPTPP và các văn kiện liên quan tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV. (Ảnh: Duy Linh)

Nhiều nhóm hàng Việt Nam được hưởng thuế nhập khẩu 0% từ hôm nay

NDĐT - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực kể từ hôm nay, 14-1-2019. Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên trực thuộc Bộ Công thương, giày dép, thủy sản, gạo, cà-phê, chè, hạt tiêu, hạt điều, đồ gỗ được hưởng ngay mức thuế nhập khẩu 0% vào nhiều nước tham gia CPTPP.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày Tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn CPTPP và các văn kiện liên quan tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV. (Ảnh: Duy Linh)

[Infographic] CPTPP: Cơ hội và thách thức

NDĐT - Theo tờ trình của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, việc thông qua CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) giúp Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đổi mới và hội nhập toàn diện, sâu rộng, khẳng định vai trò và vị thế địa – chính trị của Việt Nam trong khu vực Đông - Nam Á cũng như châu Á – Thái Bình Dương, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khối ASEAN, trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Viết Tiến phát biểu tại hội nghị.

Không chấp nhận lạm dụng dịch vụ y tế, trục lợi quỹ BHYT

NDĐT - Đó là khẳng định của lãnh đạo Bộ Y tế tại Hội nghị CLB giám đốc bệnh viện các tỉnh phía bắc, được tổ chức ngày 25-5, tại Thanh Hóa. Các bệnh viện cần hợp tác với cơ quan Bảo hiểm xã hội nhằm bảo đảm nguồn thu mà vẫn bảo tồn quỹ BHYT. Các bệnh viện cũng cần có phương án bảo đảm chất lượng dịch vụ y tế và an ninh bệnh viện, vì đó là an toàn cho thầy thuốc và cả người bệnh.

Bộ trưởng Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Chính sách Kinh tế Tài chính Nhật Bản Toshimitsu Motegi đồng chủ trì thông cáo kết quả cuộc họp.

Nhất trí một khuôn khổ mới cho TPP

NDĐT- Trưa 11-11, tại Trung tâm Báo chí quốc tế ở thành phố Đà Nẵng, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi, đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tổ chức họp báo chung, thông báo về việc đạt được Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giữa 11 thành viên tham gia TPP.

TPP - Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam

TPP - Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam

NDĐT - Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ra đời năm 2005, do bốn quốc gia đồng sáng lập là New Zealand, Singapore, Chile và Brunei, với mục tiêu ban đầu là cắt giảm thuế quan đối với các nước tham gia Hiệp định. Sau hơn một thập kỷ hình thành và phát triển, cho đến nay, TPP đã có 12 nước thành viên tham gia, gồm: New Zealand, Singapore, Chile, Brunei, Mỹ, Australia, Peru, Malaysia, Mexico, Canada, Nhật Bản và Việt Nam.

Trao 30 xe lăn cho người khuyết tật nghèo ở Ninh Thuận

Trao 30 xe lăn cho người khuyết tật nghèo ở Ninh Thuận

NDĐT- Ngày 21-10, tại TP Phan Rang – Tháp Chàm, Ban biên tập Báo Ninh Thuận cùng lãnh đạo Công ty CP KYM Việt (Hà Nội) tổ chức trao 30 chiếc xe lăn, tổng giá trị gần 100 triệu đồng cho 30 người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn thuộc các huyện Thuận Nam, Ninh Hải và TP Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận).

Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng VPBank.

Dịch vụ tài chính đối mặt với thách thức hội nhập

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không chỉ tập trung vào tự do hóa đối với lĩnh vực thương mại hàng hóa mà còn mở rộng đối với lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, trong đó có các ngành dịch vụ tài chính. Các nước TPP cam kết tuân thủ các nghĩa vụ mở cửa thị trường dịch vụ theo cách tiếp cận chọn bỏ, ngoại trừ những lĩnh vực được đưa vào danh mục bảo lưu có chọn lọc. Việc thực thi Hiệp định này mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức lớn đối với ngành dịch vụ tài chính của Việt Nam.

Bộ trưởng phụ trách thương mại của 12 nước thành viên sau lễ ký (ảnh AFP).

Ký và công bố toàn văn Hiệp định TPP bằng tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha và bản dịch tiếng Việt

NDĐT - Ngày 4-2, Bộ trưởng phụ trách thương mại của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam đã tham dự Lễ ký kết để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Auckland, New Zealand.

Phát huy thế mạnh và bảo vệ lợi ích khi tham gia Hiệp định TPP

Phát huy thế mạnh và bảo vệ lợi ích khi tham gia Hiệp định TPP

LTS - Ngày 5-10-2015, tại A-lan-ta (Mỹ), Bộ trưởng Thương mại của 12 nước tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã ra tuyên bố kết thúc đàm phán. Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) TRẦN HỒNG HÀ (trong ảnh) về những cơ hội, thách thức và những giải pháp của Chính phủ Việt Nam, Bộ TN và MT nhằm đáp ứng yêu cầu mà TPP đề ra trong lĩnh vực TN và MT. Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi.

Hàng hóa phong phú trong các siêu thị tại Việt Nam.

Hội nhập AEC và TPP - từ chuyện nguồn nước đến thương hiệu

NDĐT - Chỉ còn hơn một tháng nữa, cộng đồng kinh tế Đông - Nam Á (AEC) chính thức “mở cửa” cho một không gian kinh tế khu vực rộng lớn hơn. Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng sẽ nối liền 12 nước bên bờ đại dương, trong đó có Việt Nam. Hội nhập toàn cầu không chỉ là sự cạnh tranh sống còn của các doanh nghiệp mà còn là câu chuyện của người tiêu dùng khi phải nhận thức được tính toàn cầu hóa về chất lượng và nhãn hiệu hàng hoá, để tạo ra một thị trường bình đẳng.

Kiểm tra chất lượng thuốc tại Công ty cổ phần công nghệ cao Traphaco.

Hai vấn đề ngành dược quan tâm khi tham gia TPP

Ngành dược được dự báo là một trong những ngành bị ảnh hưởng khá lớn khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, do thuế suất kéo các mặt hàng thuốc xuất nhập khẩu về 0% và nhất là bản quyền thuốc được thực thi nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, TPP cũng mở thêm cơ hội cho ngành sản xuất vắc-xin trong nước.

Doanh nghiệp cần biết được các thông tin về hội nhập để có thể tận dụng cơ hội kinh doanh (Ảnh minh hoạ: Trần Hải).

Phổ biến ngay các thông tin về hội nhập

NDĐT - Theo đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc, trong quá trình hội nhập, các cơ quan của Chính phủ nên phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp, phổ biến ngay những thông tin về hội nhập cho doanh nghiệp. Các thông tin có thể công bố, phổ biến được nên lập tức công khai, để có thể tận dụng tốt các cơ hội rộng mở.

Ngành dầu khí trong bối cảnh Việt Nam tham gia TPP

NDĐT - TPP bao gồm 30 chương, điều chỉnh bao quát 22 lĩnh vực về thương mại và các vấn đề liên quan đến thương mại, từ thương mại hàng hóa đến hải quan và trợ giúp thương mại; biện pháp vệ sinh dịch tễ; rào cản kỹ thuật đối với thương mại; biện pháp phòng vệ thương mại; đầu tư; dịch vụ; thương mại điện tử; mua sắm công; sở hữu trí tuệ; lao động; môi trường; các chương “ngang” nhằm mục đích bảo đảm TPP tận dụng được các tiềm năng về phát triển, năng lực cạnh tranh, và sự toàn diện; giải quyết tranh chấp, các điều khoản ngoại lệ, và điều khoản thi hành.

Cơ hội, thách thức đối với các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước khi  hội nhập quốc tế

Cơ hội, thách thức đối với các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước khi  hội nhập quốc tế

NDĐT - “Dù hội nhập hay không, điều sống còn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là phải tái cơ cấu để hoạt động hiệu quả” - ý kiến của Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng tại Hội nghị chuyên đề “Các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng Khối Doanh nghiệp T.Ư hội nhập quốc tế”, do Đảng ủy Khối Doanh nghiệp T.Ư tổ chức, sáng 18-10, tại Hà Nội.

Để ngành da giày Việt Nam chủ động nắm bắt cơ hội TPP

Để ngành da giày Việt Nam chủ động nắm bắt cơ hội TPP

NDĐT- TPP và các FTA sẽ tạo tác động tích cực đến triển vọng xuất khẩu của ngành da giày; so với các quốc gia khác thì Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh nên có khả năng mở rộng thị trường. Do vậy để có thể khai thác những cơ hội mới thì chúng ta cần thay đổi tư duy và cách làm.

Hội An - điểm đến yêu thích không thể bỏ qua của các du khách quốc tế mỗi lần đến Việt Nam.

Du lịch Việt Nam trước... “cửa ngõ” TPP

NDĐT- Trước tin kết thúc đàm phán TPP tuần qua, trong sự hài lòng và cân bằng lợi ích giữa các bên để mở ra nhiều cơ hội mới cho nhiều ngành và hoạt động kinh doanh của cả 12 nước thành viên TPP. Trong đó ngành du lịch Việt Nam cũng không nằm trong ngoại lệ - đó là cơ hội mới nhưng đan xen không ít thách thức để ngành có thể tiếp tục phát triển.

Kiểm tra việc thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ tại một cửa hàng bán lẻ ở TP Hồ Chí Minh.

Sở hữu trí tuệ khi tham gia TPP

Hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) ở Việt Nam hiện nay còn khá yếu kém, chưa xây dựng được các chế tài, đội ngũ giám định và cách xử lý, giải quyết tranh chấp... Khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nếu doanh nghiệp chưa chuẩn bị sẵn sàng và có một hệ thống thực thi quyền SHTT đầy đủ sẽ khiến doanh nghiệp Việt Nam chịu thiệt thòi.

Việt Nam đủ tự tin tham gia TPP

Chiều 9-10, tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức họp báo cung cấp thông tin kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ Công thương khẳng định, Việt Nam hoàn toàn tự tin tham gia sân chơi mới TPP nhưng không nên quá lạc quan hoặc quá lo lắng, mà quan trọng là nhận thức rõ mọi thời cơ cũng như thách thức.

Nâng cao chất lượng lao động Việt Nam khi tham gia TPP

Nâng cao chất lượng lao động Việt Nam khi tham gia TPP

NDĐT- TPP khi chính thức có hiệu lực sẽ tác động mạnh tới tất cả các hoạt động kinh tế, các doanh nghiệp và người lao động Việt Nam. Đặc biệt, do những nội dung cam kết trong TPP và những đặc điểm nguồn lao động (LĐ) Việt Nam, những thách thức và cơ hội, nhất lả về bảo đảm quyền an sinh và nâng cao chất lượng lao động khi Việt Nam tham gia TPP sẽ là một trong những điểm nhấn quan trọng và lâu dài.

Người chăn nuôi đang đối mặt với nhiều thách thức khi hội nhập.

Ngành chăn nuôi trước thách thức hội nhập

NDĐT - Tháng 5-2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) đã ban hành đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Mục đích chính của đề án này nhằm phát huy lợi thế và khả năng sản xuất vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng để chủ động hội nhập.

Nông nghiệp và “liều thuốc thử TPP”

Việc Việt Nam sắp ký Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái bình Dương (TPP), được đánh giá là một cơ hội lớn để nông nghiệp - ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam - tái cơ cấu một cách toàn diện, triệt để. Đây thật sự là một “liều thuốc thử” đủ mạnh để giúp ngành nông nghiệp tái định vị những giá trị của mình.